6 nguồn năng lượng sạch mới của tương lai
Năng lượng sạch là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt.
Ngoài những nguồn năng lượng sạch truyền thống, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng nhiều nguồn năng lượng mới có thể là xu hướng trong tương lai.
1. Khí metan hydrate
Khí metan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”. Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.
2. Khí metan lạnh
Đây là một nguồn năng lượng sạch từ các phân tử khí metan được lưu trữ ở nhiệt độ thấp có thể trở thành nguồn năng lượng sạch dồi dào nhất trên Trái đất. Là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lưu trữ khí metan lạnh.
3. Năng lượng từ tia laser trong không gian
Trong không gian, mặt trời sẽ không bị che khuất bởi các đám mây. Điều đó có nghĩa là những tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hứng trọn nguồn năng lượng này mà không chịu sự cản trở của khí quyển. Ý tưởng nguồn năng lượng sạch này được đề xuất từ những năm 70 của thế kỷ XX và những người quan tâm đến vũ trụ cho biết gần đây, NASA đang cân nhắc ý tưởng này.
(Ảnh minh họa)
4. Năng lượng từ tuyết
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng, tuyết là một nguồn năng lượng tuyệt vời mà không phải mất tiền. Họ cho biết, tuyết có thể được đốt cháy, bởi tại các thành phố công nghiệp lượng metan được hấp thụ từ không khí có trong tuyết lên tới 70%. Vào mùa đông, tuyết hấp thụ bụi và khí độc hại từ trong không khí, nhưng tới mùa xuân khi tuyết tan thì các thành phần độc hại này sẽ quay trở lại bầu không khí.
Hiện tại, ở Nhật người ta đang ứng dụng công nghệ lấy khí metan từ tuyết, từ 1 tấn tuyết có thể cho 100 lít metan. Lượng khí này được sử dụng làm nhiên liệu, còn lượng tuyết đã tinh chế được ứng dụng trong các hệ thống máy điều hòa và để làm lạnh các kho hàng.
5. Năng lượng từ sự lên men sinh học
Các nhà khoa học Anh đã biến đổi gen của vi khuẩn để sản xuất ra phân tử hydro carbon giống như dầu khí. Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí metan. Khí đốt này sẽ làm cho động cơ hoạt động từ đó sản sinh ra điện năng. Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.
6. Năng lượng từ tụ điện
Tụ điện sẽ là giải pháp thay thế cho pin và cung cấp năng lượng lớn hơn. Tụ điện sẽ hỗ trợ hoàn hảo cho các thiết bị chạy bằng pin hiện tại như điện thoại, xe điện. Tụ điện cũng là giải pháp hoàn hảo vì nó ổn định hơn so với năng lượng mặt trời và gió.
Nước biển dâng tới 8m do băng tan từ cách đây 14.000 năm
Theo kết quả nghiên cứu, việc toàn bộ lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu tan chảy trong vài thế kỷ đã khiến lượng nước biển dâng thêm hằng năm tăng 4cm lên thành 4,5-7,9m.
Băng tan tại Greenland. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Kết quả của công trình nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho biết sự tan chảy của lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu từ 14.000 năm trước đã làm mực nước biển trên toàn cầu khi đó dâng thêm khoảng 8m.
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu - do nhà khoa học Jo Brendryen thuộc Đại học Bergen (Na Uy) đứng đầu, đã tiến hành phân tích các lõi trầm tích từ đáy Biển Na Uy, nằm giữa Biển Bắc và Biển Greenland.
Kết quả cho thấy việc toàn bộ lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu tan chảy trong vài thế kỷ đã khiến lượng nước biển dâng thêm hằng năm tăng 4cm lên thành 4,5-7,9m.
Việc lớp băng này sụp đổ cũng đã góp phần gây ra sự kiện tan băng Meltwater 1A, trong đó chứng kiến mực nước biển trên toàn cầu dâng tới 25m trong khoảng thời gian từ cách đây 13.500 đến 14.700 năm.
Trưởng nhóm nghiên cứu Brendryen cho rằng khoảng thời gian mà lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu tan chảy trùng hợp với thời gian ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ rõ rệt ở khu vực này.
Theo ông Brendryen, kết quả phân tích các lõi băng ở lớp băng Greenland cho thấy, ở thời điểm đó, nhiệt độ ở Greenland đã tăng thêm tới 14 độ C trong một vài thập kỷ. Các nhà nghiên cứu cho rằng nền nhiệt tăng là nguyên nhân chính khiến lớp băng này sụp đổ.
Cũng theo nghiên cứu trên, thời kỳ Cực đại Băng hà cuối cùng (Glacial Maximum) trong lịch sử khí hậu của Trái Đất bắt đầu vào khoảng 33.000 năm trước, khi các lớp băng dày vĩnh cửu bao phủ phần lớn Bắc bán cầu.
Ở thời kỳ này, lớp băng ở lục địa Á Âu bao phủ hầu như toàn bộ khu vực Bắc Âu và chứa khối lượng nước nhiều gấp 3 lần so với lượng nước của lớp băng Greenland ngày nay. Tuy nhiên, nhiệt độ gia tăng nhanh trong khu vực đã khiến lớp băng này sụp đổ trong khoảng thời gian chỉ 500 năm.
Trong khi đó, lớp băng ở Greenland - hiện chứa lượng nước đủ để khiến mực nước biển toàn cầu dâng thêm 6m, đang tan chảy với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay.
Riêng trong năm 2019, lớp băng này đã mất đi hơn 560 tỷ tấn nước. Hiện tốc độ tan băng ở nhiều khu vực ở Greenland và Nam cực nhanh gấp 6 lần so với thời điểm năm 1990./.
Phan An
Những ý tưởng năng lượng lấy cảm hứng từ thiên nhiên Thiên nhiên kỳ diệu là cơ sở để các nhà khoa học có những sáng tạo năng lượng độc đáo và hiệu quả đối với cuộc sống. Rong biển là một trong những sáng tạo của thiên nhiên mà từ đó các kỹ sư lấy ý tưởng khi họ tìm cách thiết kế các hệ thống năng lượng sạch hơn và hiệu quả...