6 lưu ý khi tắm vào mùa đông để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe
Mùa đông, thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Vậy, làm thế nào để tắm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe khi thời tiết lạnh giá?
Lợi ích của việc tắm hằng ngày
Tắm hằng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch, làm đẹp da, tăng cường sự tuần hoàn máu, mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe.
Làm dịu cơ thể. Khi tắm, nhiệt lượng trong cơ thể sẽ được giải tỏa, làm dịu mát cơ thể
Giúp mở các lỗ chân lông, loại bỏ bụi và vi sinh vật không tốt cho da.
Tắm thư giãn cũng là một cách để giải tỏa căng thẳng. Việc ngâm mình trong nước để tận hưởng cảm giác sảng khoái có nhiều tác động tích cực về tâm lý.
Mang lại làn da đẹp và mái tóc khỏe mạnh.
Giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Giải pháp tốt nhất cho vấn đề về giấc ngủ
Tắm hằng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch, làm đẹp da, tăng cường sự tuần hoàn máu, mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Ảnh minh họa
Những lưu ý khi tắm vào mùa đông
- Không nên tắm thường xuyên
Việc tắm quá thường xuyên sẽ gây tổn thương lớp biểu bì của da, làm cho sức đề kháng da yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và chất gây dị ứng xâm nhập, gây ra tình trạng nhiễm trùng da. Ngoài ra, tắm nhiều trong mùa đông còn khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, mạch máu co lại cản trở quá trình lưu thông máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Không tắm nước lạnh hoặc nước quá nóng
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nếu tắm nước lạnh sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa cơ thể và môi trường, gây tụt huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong. Ngược lại, nhiều người lại cảm thấy thực sự thư giãn khi tắm nước nóng. Tuy nhiên, nếu nước quá nóng sẽ kích thích hệ thần kinh và gây giãn mạch dẫn đến tụt huyết áp – yếu tố nguy hiểm có thể dẫn tới đột quỵ tim. Không chỉ vậy, tất cả các mạch máu trên da đều phải giãn nở hết cỡ, gây thiếu oxy cung cấp đến tim. Hệ quả là bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu.
- Nên tắm vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày
Video đang HOT
Mùa lạnh, tốt nhất nên tắm trong khoảng thời gian 9h30-10h30 phút và 13h-16h. Đây là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, khi tắm sẽ giúp cơ thể thích ứng nhanh chóng, giảm nguy cơ hạ thân nhiệt đột ngột gây tụt huyết áp, đột quỵ tim.
- Không nên tắm ngay sau khi ăn, uống rượu bia
Vì lúc này, các mạch máu vừa phải dồn xuống dạ dày để tiêu hóa thức ăn, vừa hoạt động hết công suất để gồng mình chống chọi với nhiệt độ lạnh. Khả năng đột quỵ tim lúc này rất cao. Cũng không nên tắm lúc đói vì sẽ khiến lượng đường trong máu giảm, gây choáng váng, chóng mặt và ngất xỉu. Chỉ nên tắm trước khi ăn khoảng 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để an toàn cho sức khỏe tim mạch.
Không nên tắm sau khi uống rượu vì thức uống có cồn sẽ gây tăng huyết áp, khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và tăng nguy cơ vỡ mạch máu.
Nếu bạn tắm dưới vòi hoa sen và để đầu tiếp xúc với nước đầu tiên, lưu lượng máu lên não sẽ được đẩy nhanh hết mức để bù đắp cho sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Điều này làm tăng nguy cơ rách các mao mạch, động mạch cung cấp máu cho các cơ quan khác, trong đó có tim, gây nhồi máu cơ tim cấp.
Hãy bắt đầu bằng việc làm ướt bàn chân trước, sau đó đến toàn bộ chi dưới, lên dần đến vai và cuối cùng mới là đầu.
Tắm đêm vào mùa đông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau chân tay. Nặng hơn có thể dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ và tử vong. Ngoài ra, tắm đêm còn dễ dẫn đến việc nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi. Thế nên, để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bạn nên tắm từ lúc 18h – 20h tối và cần nghỉ ngơi trong vòng 2 tiếng trước khi ngủ. Những người đang bệnh, trẻ em, phụ nữ đang mang thai, những người đang say tuyệt đối không nên tắm sau 22h.
Tắm đêm vào mùa đông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau chân tay.
Để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh trong và sau khi tắm, bạn cần:
Tắm ở phòng kín gió, sau đó lau khô người, mặc đủ ấm trước khi ra khỏi phòng tắm.
Uống một tách trà gừng nóng sau khi tắm.
Không tắm lúc sáng sớm và đặc biệt là ban đêm, nhiệt độ xuống thấp nhất.
Uống nước trước và sau khi tắm sẽ giúp cân bằng lượng nước, đảm bảo huyết áp ổn định.
Sấy tóc ngay sau khi tắm xong để tránh nhiễm lạnh.
Chọn sữa tắm có hàm lượng dưỡng ẩm cao, bôi kem downgx da ngay sau khi tắm.
Dùng khăn mềm lau khô người sau khi tắm.
Nghẹt mũi do dùng thuốc thông mũi điều trị thế nào?
Khi thời tiết lạnh, nhiều người bị nghẹt mũi, nhất là người bị viêm mũi dị ứng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh tự ý mua thuốc có tác dụng thông mũi về dùng mà không biết rằng lạm dụng thuốc sẽ khiến mũi bị nghẹt hơn.
Nguyên nhân do đâu và xử trí thế nào?
1. Vì sao thuốc thông mũi lại gây nghẹt mũi
Nghẹt mũi là do tình trạng co giãn quá mức các mạch máu ở mũi dẫn đến tắc nghẽn lưu thông đường thở. Mạch máu trong mũi sung huyết, giãn ra thường do các tình trạng: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang... Khi mạch máu co lại sẽ có nhiều khoảng trống trong đường dẫn khí nên giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Các thuốc thông mũi là do có tác dụng co mạch, chống sung huyết với thành phần chính là pseudoephedrine, oxymetazoline, phenylephrine, naphazoline... Thuốc được bào chế dưới 2 dạng chính là nhỏ và xịt với tác dụng chính là làm co mạch ở mũi để giảm sổ mũi, nghẹt mũi.
Dạng uống thường ít khi được sử dụng.
Nghẹt mũi là do tình trạng co giãn quá mức các mạch máu ở mũi dẫn đến tắc nghẽn lưu thông đường thở.
Khi bị nghẹt mũi do các tình trạng nêu trên, dùng thuốc xịt hoặc nhỏ mũi này sẽ khiến các mạch máu co lại. Từ đó giúp làm giảm nghẹt mũi vì đường dẫn khí trong mũi có thêm nhiều khoảng trống hơn. Nhưng thuốc thường chỉ định dùng từ 3-5 ngày, nếu dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược, khiến mũi có thể bị tắc nghẽn nhiều hơn.
Đến nay, mặc dù đã có những giải thích cho nguyên nhân gây nghẹt mũi do thuốc thông mũi, nhưng những hiểu biết về nó chưa đầy đủ. Chỉ biết rằng trong thực tế lâm sàng, bệnh nhân có thể sẽ cảm giác nghẹt mũi nhiều sau khi sử dụng thuốc kéo dài, tạo nên một vòng xoắn bệnh lý.
Tuy nhiên, có thể điểm đến các nguyên nhân gây tắc nghẹt mũi gia tăng khi lạm dụng thuốc như sau:
- Sử dụng thuốc co mạch lâu dài dẫn đến thiếu máu nuôi vùng đó, dẫn đến phù nề niêm mạc mũi.
- Nhờn thuốc do số lượng thụ thể đáp ứng thuốc bị suy giảm và dẫn đến nghẹt mũi.
- Sau khi thuốc co mạch hết tác dụng sẽ gây ra hiện tượng giãn mạch bù trừ.
- Khả năng co mạch có thể bị mất và giãn mạch có thể xảy ra khi dùng thuốc liên tục trong thời gian dài.
Khi bị nghẹt mũi do thuốc, bệnh nhân thường có dấu hiệu sung huyết mà không kèm chảy mũi hay hắt hơi; có thể đau đầu, lo lắng và cảm giác bồn chồn.
Nghẹt mũi do thuốc xảy ra khi thuốc co mạch không giải quyết được nguyên nhân mạch máu. Ví dụ, khi sử dụng oxymetazoline thường xuyên để điều trị cảm cúm sẽ giúp giảm hắt hơi nhưng lại làm tăng nghẹt mũi.
Nếu nghẹt mũi do thuốc không được điều trị sẽ dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm xoang mạn tính, viêm mũi teo và phì đại cuốn mũi. Viêm mũi do thuốc còn gây ra các triệu chứng như ngáy hoặc ngưng thở lúc ngủ, gây nguy hiểm đối với sức khỏe.
2. Điều trị nghẹt mũi do thuốc thông mũi như thế nào?
Để điều trị các tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi do thuốc nhỏ mũi đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì. Quá trình điều trị phải theo từng bước chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Lạm dụng thuốc co mạch nhỏ mũi không chỉ gây viêm mũi, nghẹt mũi mà còn có thể gây "nghiện". Ngoài việc dùng thuốc để điều trị tình trạng này, có thể bệnh nhân sẽ phải theo lộ trình giảm dần thuốc nhỏ/xịt mũi để thích ứng dần. Bởi vì khi ngừng thuốc đột ngột thì tình trạng nghẹt mũi có thể trở nên nặng hơn.
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc thay thế như thuốc xịt mũi có chứa corticoid liều giảm dần dùng trong thời gian ngắn. Một số trường hợp nghẹt mũi do thuốc xịt mũi nặng có thể cần kết hợp dùng thuốc trị nghẹt mũi đường uống. Nhưng thuốc đường uống lại có tác dụng phụ nguy hiểm hơn, đặc biệt là gây tăng huyết áp. Ngoài ra tác dụng phụ khác như đau đầu, nghẹt mũi trong tuần đầu tiên sử dụng cũng rất thường gặp. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng.
Chỉ dùng thuốc xịt/nhỏ mũi gây co mạch theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Quá trình điều trị nghẹt mũi do thuốc thông mũi còn phức tạp hơn nghẹt mũi do các nguyên nhân bệnh lý gây giãn mạch tại mũi. Do đó bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc đúng theo hướng dẫn cho đến khi "cai" được thuốc.
3. Lưu ý khi dùng thuốc thông mũi
Dùng thuốc co mạch mũi (thông mũi) đúng cách sẽ giúp bệnh nhân giải quyết sự khó chịu khi bị tắc nghẽn mũi và không gây hại cho sức khỏe, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi loại thuốc nhỏ/xịt mũi lại phù hợp với bệnh lý gây tắc nghẽn mũi khác nhau. Do đó không nên sử dụng thuốc co mạch bừa bãi mà chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
- Khi được chỉ định thuốc nhỏ/xịt mũi, sau 4 - 5 ngày dùng thuốc mà triệu chứng không thuyên giảm, nên đi khám. Không nên dùng thuốc quá 7 ngày.
- Các trường hợp mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, đái tháo đường không dùng thuốc co mạch, vì các loại thuốc này có tác dụng phụ nguy hiểm hơn đối với những bệnh nhân này.
- Hạn chế dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi. Trường hợp buộc phải dùng, cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng, loại thuốc, lứa tuổi, tình trạng bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc nhỏ/xịt mũi, có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên để làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi như sau:
- Uống nước ấm đầy đủ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, đẩy chất lỏng ra khỏi mũi và giảm áp lực trong xoang, cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm, làm tăng độ ẩm trong phòng giúp giảm tình trạng nghẹt mũi.
- Xông hơi mũi bằng nước ấm giúp mũi thông thoáng hơn.
Tắm đêm có làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim? Theo TS.BS Đoàn Đức Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, thực tế khi khám chữa bệnh về tim mạch, ông đã gặp bệnh nhân tắm xong bị nhồi máu cơ tim. Theo TS Dũng, đây là câu hỏi rất phổ biến, là sự quan tâm của rất nhiều người. "Đến thời điểm...