6 lưu ý cần thiết cho tủ thuốc gia đình
Khá nhiều gia đình chưa ý thức được tầm quan trọng của tủ thuốc trong nhà mình. Vậy làm thế nào để có được một tủ thuốc gia đình đầy đủ và tiện dụng?
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ
Các thuốc và dụng cụ cần có trong tủ thuốc gia đình
- Một số loại thuốc thông thường như thuốc giảm đau hạ sốt (viên đặt hậu môn và dạng uống), thuốc ho, tiêu chảy (si rô cho trẻ em, orésol, smecta)…mà trẻ và những người trong gia đình thường dùng mỗi khi bị cảm cúm, ho, sốt nhẹ,
- Một số loại thuốc dùng bôi ngoài như: Cồn 70 độ, thuốc đỏ, Betadine, oxy già.
- Vài ống hoặc lọ nước muối sinh lý chín phần nghìn.
- Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi thông thường.
- Một ống thuốc xịt khi bị bỏng
- Dầu cao, dầu cù là.
- Kem hoặc gel bôi khi bị muối hoặc côn trùng đốt
Video đang HOT
- Bông, gạc, băng dính, băng dính kháng sinh.
- Một số vật dụng y tế như nhiệt kế, kéo và kẹp bằng I nox.
- Tài liệu hướng dẫn cách xử lý các trường hợp cấp cứu sơ đẳng
- Trên cánh cửa tủ thuốc nên ghi rõ danh mục các loại thuốc và đồ dùng y tế có trong tủ để dễ kiểm soát.
- Cạnh tủ hoặc trong tủ nên để sổ y bạ hoặc sổ để ghi chép theo dõi sức khoẻ của trẻ và các thành viên khác trong gia đình. Nếu có nhiều trẻ hoặc nhiều người thì nên dùng mỗi người một quyển riêng. Trong đó nên ghi tóm tắt về những lần trẻ ốm, thuốc trẻ đã dùng, các kỳ tiêm vắc xin đã thực hiện và những kỳ hẹn tiếp theo…
- Cạnh tủ nên ghi các địa chỉ liên lạc cần thiết như: Bác sĩ, bệnh viện nhi gần nhất, cảnh sát, cấp cứu, hoặc tên và điện thoại của một vài người có thể giúp đỡ được ngay khi cần.
Một số điều cần nhớ khi lập tủ thuốc gia đình:
- Tủ thuốc có thể treo lên tường, chỗ khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu vào.
Phần lớn các trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra là do bất cẩn trong tồn trữ, sử dụng thuốc tại gia đình. Những sự cố này có thể tránh được nếu cất giữ thuốc tốt, không để trẻ con lấy được và khiến người lớn nhầm lẫn. Vì vậy cần đặt tủ ở vị trí như thế nào để trẻ không tìm cách với tới được hoặc nếu trẻ có khả năng với tới thì tủ phải có khóa với chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng những người lớn trong gia đình biết. Việc này rất quan trọng vì trẻ em thường tò mò, có thể tìm và nếm thử thuốc gây ngộ độc rất nguy hiểm. Với trẻ lớn từ 4 tuổi trở lên thì ngoài việc để xa tầm tay cần giải thích cho trẻ hiểu tác hại của việc dùng thuốc vì trẻ ở tuổi này bắt đầu có thể tự tìm chìa khoá hoặc bắc ghế trèo lên tủ để lấy thuốc xem.
- Nếu trong gia đình có thành viên nào bị bệnh mãn tính phải dùng thuốc đặc biệt như thuốc trợ tim, thuốc hạ huyết áp, các loại độc dược như thuốc ngủ, thuốc giảm đau đặc biệt thì cần gói gọn và cất ở chỗ đặc biệt.
- Để tránh nhầm lẫn thuốc, nhầm lẫn số lượng thuốc cần dùng, nếu thuốc có bao bì thì nên giữ trong bao bì kể cả bảng hướng dẫn sử dụng trên mỗi gói thuốc. Nếu là thuốc viên rời thì phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và các chai lọ này đều phải dán nhãn ghi rõ tên thuốc, thuốc đó dùng để chữa bệnh gì, liều tối thiểu bao nhiêu, liều tối đa bao nhiêu, mỗi ngày có thể dùng bao nhiêu lần, những điều cần lưu ý khi dùng …để tất cả thành viên người lớn trong gia đình có thể sử dụng.
- Đối với thuốc dùng để uống thì nên sắp đặt riêng thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn.
- Khi uống thuốc cần chú ý đến hạn sử dụng. Thỉnh thoảng nên dọn tủ để bỏ những thuốc đã quá hạn đi và thay thuốc mới vào.
- Nên có sẵn một đèn pin hoặc nến trong nhà để phòng khi đêm tối mất điện không bị nhầm lẫn tên thuốc.
Theo VNE
Lưu ý khi quan hệ tình dục lúc mang thai
Quan hệ tình dục có thể là điều mà bạn phân vân trong thời gian mang thai. Một số người rất ngại ngùng với những thay đổi cơ thể khi có bầu, một số cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục. Nhưng quan hệ tình dục trong khi mang thai có thể đem lại cho bạn cảm giác vui vẻ và an toàn.
Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác thì bạn cũng cần phải duy trì mối quan hệ vợ chồng với đối tác. Trành đừng để những thay đổi của hormone hay tâm trạng cá nhân tác động tiêu cực lên tình cảm vợ chồng. Chồng bạn cũng cần được chia sẻ và yêu thương. Hãy cùng nhau vượt qua những khó khăn trong thời kỳ mang thai để gia đình được hạnh phúc trọn vẹn hơn.
Quan hệ tình dục trong khi mang thai phụ thuộc vào bạn
Rất nhiều cũng phụ thuộc vào bạn. Điều này có nghĩa là bạn cảm giác về việc mang thai như thế nào, bạn cảm giác về hình ảnh cơ thể ra sao hay thay đổi trong cơ thể của bạn có khiến bạn hạnh phúc không?.
Sang ba tháng thứ hai của giai đoạn bầu bí là thời gian cần phải làm mới mối quan hệ tình dục, trước khi bạn gặp những sự khó chịu do cơ thể trở nên cồng kềnh trong ba tháng cuối và sau khi buồn nôn và mệt mỏi của ba tháng đầu tạm lắng xuống.
Mối quan hệ của bạn trước khi mang thai
Mối quan hệ của bạn trước khi mang thai cũng đóng một phần quan trọng. Làm thế nào, khi nào, ở đâu và tại sao bạn rất thích quan hệ tình dục có thể là có những đáp án khác nhau dù cùng một độ tuổi tuổi.
Những cặp vợ chồng quan hệ tình dục bất hợp pháp đột nhiên nhận thấy rằng quan hệ tình dục "hợp pháp" bỗng nhàm chán sau khi họ đã kết hôn vì lợi ích của đứa con chưa sinh.
Những thách thức khác nhau của quan hệ tình dục trong khi mang thai
Ngực và núm vú
Vuốt ve ngực có thể là màn dạo đầu thú vị - hoặc hết sức khó chịu trong 3 tháng đầu tiên khi phụ nữ có bầu. Vì lúc đó cơ thể phụ nữ đang bị đau. Trong những tháng cuối của thai kỳ thì núm vú của bạn đang căng sữa và rò rỉ sữa non.
Các vị trí quan hệ tình dục
Vị trí cũng cần phải sáng tạo khi bụng của bạn bắt đầu to lên. Điều chỉnh vị trí để quan hệ trong 3 tháng đầu tiên để duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ham muốn tình dục có thể giảm xuống bằng không trong những tháng cuối của thai kỳ, vì vậy ở 3 tháng thứ 2 của thời kỳ mang thai có thể là cơ hội tốt nhất cho bạn.
Dễ bị các bệnh lây nhiễm
Phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, những người lành tính có thể bị mắc bệnh nấm hay viêm bàng quang, cũng không loại trừ các loại bệnh nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong cho em bé. Điều này có nghĩa là bạn cần phải chắc chắn 100% rằng đối tác của bạn chỉ quan hệ tình dục với bạn, và rằng anh ta không bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ, không được điều trị, có thể dẫn đến sinh non và sinh con, và đe dọa sức khỏe của người mẹ.
Theo VNE
Những lợi ích và lưu ý khi ăn cá Cá không chỉ là món ăn ngon quen thuộc mà còn rất tốt với sức khỏe. Vì vậy, mỗi tuần bạn nên ăn từ 2 đến 3 bữa cá. Dưới đây là những lợi ích thiết thực khi ăn ca và những lưu ý cần tránh khi ăn món này. 1. Loại thực phẩm ít chất béo và giàu axít omega - 3...