6 lời khuyên ‘vàng’ để ngăn ngừa, giảm nhẹ rủi ro tử vong sớm do bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch đi theo người bệnh suốt đời và để lại tác hại vô cùng lớn. Do đó khi mắc phải, bạn cần chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt.
Bệnh tim mạch là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh là hiện tượng thiếu máu cục bộ ở tim, não và các bộ phận khác do một số bệnh lý bên trong cơ thể gây ra. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.
Khi mắc phải bệnh tim mạch, người bệnh thường có các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, đau tức ngực, tê bì chân tay…, thậm chí có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh tim mạch đi theo người bệnh suốt đời và để lại tác hại vô cùng lớn. Do đó khi mắc phải, bạn cần chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt, có như vậy mới kiểm soát tốt được bệnh tình.
1. Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo
Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch tốt nhất không nên ăn các thực phẩm giàu chất béo hoặc cholesterol cao, để không tạo gánh nặng cho cơ thể và làm bệnh tình trầm trọng thêm. Người bệnh có thể ăn nhiều thịt cá, ăn ít trứng, mỗi ngày chỉ nên ăn một quả trứng.
2. Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, lời khuyên dành cho bạn là nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, vì chúng chứa nhiều carbohydrate phức hợp và chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, có tác dụng tốt trong việc kiểm soát bệnh tình. Bệnh nhân tim mạch cũng có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt thay cho các thực phẩm thiết yếu.
3. Chú ý ăn kết hợp giữa thịt và rau
Bệnh nhân tim mạch nên chú ý đến chế độ ăn uống kết hợp giữa thịt và rau, để đảm bảo đáp ứng các chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách toàn diện. Nên tăng cường ăn chay, ăn ít thịt, hạn chế ăn thịt mỡ, thỉnh thoảng có thể ăn một ít cá để bổ sung dinh dưỡng. Cách ăn này rất có lợi cho sức khỏe.
Video đang HOT
4. Bổ sung vitamin kịp thời
Người mắc bệnh tim mạch nên ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi như dưa hấu, nho, cà chua, táo, bắp cải, kiwi, v.v… Những loại trái cây và rau củ này rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác nhau, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời giúp đào thải các chất thải trong mạch máu ra khỏi cơ thể.
5. Ăn nhiều trái cây và hạt sấy khô
Trong cuộc sống hàng ngày, người mắc bệnh tim mạch nên ăn thêm các loại trái cây và hạt sấy khô như hạt dưa, óc chó, táo gai,… Những thực phẩm này có thể thỏa mãn cơn thèm ăn và không gây tác hại cho cơ thể.
6. Xây dựng những thói quen tốt, lành mạnh
Việc xây dựng những thói quen tốt là điều tối quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch. Thông thường, cần nuôi dưỡng các thói quen như đi ngủ sớm và dậy sớm, tập thể dục điều độ, không ăn quá no, không hút thuốc lá và uống rượu bia… Nếu có được những việc này này, sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn.
Nhìn chung, người mắc bệnh tim mạch nên chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt từ 6 khía cạnh trên. Cũng cần lưu ý rằng, hầu hết bệnh nhân tim mạch đều ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Vì khả năng miễn dịch và sức đề kháng ở độ tuổi này tương đối thấp, nên phải luôn luôn chú ý đến các chỉ số khác nhau của cơ thể.
Hãy thăm khám sức khỏe thường xuyên để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể của mình, từ đó có cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh tim mạch hiệu quả hơn.
Nếu bạn muốn bảo vệ trái tim, hãy đi ngủ giờ này!
Đối với nhiều người, hễ khi nào cảm thấy buồn ngủ thì đi ngủ. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết thực sự có giờ đi ngủ lý tưởng tốt cho sức khỏe tim mạch nhất, theo Healthline.
Theo một nghiên cứu mới từ Anh, nếu bạn muốn bảo vệ trái tim của mình, hãy đi ngủ từ 22 - 23 giờ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm tối ưu để đi ngủ là vào một giờ nhất định trong chu kỳ 24 giờ của cơ thể và lệch khỏi giờ này có thể gây hại cho sức khỏe, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ David Plans, giảng viên cao cấp về khoa học thần kinh tại Đại học Exeter (Anh), cho biết.
Nếu bạn muốn bảo vệ trái tim, hãy đi ngủ từ 22 - 23 giờ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu bao gồm hơn 88.000 người từ 43 đến 79 tuổi, được theo dõi trong khoảng thời gian hơn 5 năm để chẩn đoán bệnh tim mạch, như đau tim, suy tim, thiếu máu cơ tim mạn tính, đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua.
Với 3% đã phát triển bệnh tim mạch.
Kết quả đã cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở những người đi ngủ vào lúc nửa đêm hoặc muộn hơn, và thấp nhất ở những người đi ngủ từ 22 - 23 giờ đêm.
So với người đi ngủ trong giờ vàng từ 22 - 23 giờ: Người đi ngủ từ 24 giờ trở đi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 25%; Người đi ngủ từ 23 - 24 giờ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 12%; Và điều nghịch lý là người đi ngủ trước 22 giờ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 24%. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tác động này cao ở phụ nữ.
Tiến sĩ Plans cho biết: Có thể có sự khác biệt trong phản ứng của hệ thống nội tiết giữa phụ nữ và nam giới đối với sự gián đoạn trong nhịp sinh học. Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Giờ ngủ có hại nhất là sau nửa đêm, có thể là vì nó có thể kéo dài đến quá buổi sáng, từ đó có thể làm xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể.
Nhịp sinh học giúp điều chỉnh hoạt động thể chất và tinh thần, tiến sĩ Plans giải thích. Đi ngủ sớm hoặc muộn có nhiều khả năng làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và gây ra những hậu quả bất lợi cho sức khỏe tim mạch.
Đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều có hại cho tim mạch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Thomas Kilkenny, giám đốc y học về giấc ngủ tại Bệnh viện Đại học Staten Island (Mỹ), cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ kém vì bất kỳ lý do gì sẽ rút ngắn tuổi thọ, theo Healthline.
Nghiên cứu này thậm chí còn tiến thêm một bước - chỉ ra rằng giờ đi ngủ cũng có thể góp phần thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt và đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều có hại cho tim mạch.
Giờ ngủ quan trọng hơn thời lượng giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ cao hơn.
Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, bên cạnh chất lượng giấc ngủ, thì giờ ngủ cũng góp phần quan trọng vào sức khỏe tim mạch, tiến sĩ Harly Greenberg, trưởng bộ phận y học giấc ngủ tại hệ thống y tế Northwell Health (Mỹ), cho biết.
Quan trọng là các tác động xấu đến sức khỏe có thể xảy ra khi lịch trình ngủ thường xuyên lệch với nhịp sinh học, ông cho biết.
Tuy nhiên, tiến sĩ Greenburg lưu ý rằng giờ đi ngủ lý tưởng từ 22 - 23 giờ có thể không áp dụng cho tất cả mọi người. Mà giờ ngủ tối ưu theo chu kỳ sinh học có thể khác ở một số người, đặc biệt là những người có thói quen thức khuya hoặc dậy sớm.
Tỉ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp đôi trong 6 năm Kết quả điều tra mới nhất của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan chuyên môn cho thấy tỉ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi ở Việt Nam tăng gấp 2 lần trong 6 năm. Minh họa: LAP Sáng 25-4, Bộ Y tế, Tổ...