6 lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận của tía tô
Lá tía tô luôn đóng vai trò không thể thiếu trong căn bếp. Đặc biệt sau COVID-19, chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe.
Tía tô đã được sử dụng từ lâu để điều trị viêm vết thương và chứng đau bụng. (Ảnh: ITN)
Có thể dùng trong cả món ngọt và món mặn, lá tía tô được xem là nguyên liệu có hương vị tổng hợp: một chút bạc hà, một chút hồi và một chút thì là.
Đặc điểm này khiến chúng trở nên hoàn hảo để thêm hương vị cho các món xào, súp và món hầm. Lá tía tô thường được dùng để gói sushi hoặc thịt nướng.
Trong đồ uống, tía tô có thể thay thế bạc hà, hoặc chế biến thành sirô cho các loại cocktail đầy sáng tạo.
Trong các nhà bếp Nhật Bản, tía tô tạo thêm vị cay cho các món ăn. Cho dù đó là lá tía tô xanh của Nhật Bản hay lá màu đỏ tím, mỗi loại đều mang đặc điểm riêng biệt trên bàn ăn.
Loại tía tô màu tím thường được sử dụng làm màu thực phẩm tự nhiên do màu sắc rực rỡ của nó. Khi được sử dụng trong món tráng miệng, lá tía tô sẽ tạo màu hoa oải hương tuyệt đẹp.
Ngoài công dụng trong ẩm thực, tía tô còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá tía tô giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, khiến chúng có hiệu quả trong việc điều trị mọi thứ, từ dị ứng đến khó tiêu.
Đặc tính chống viêm
Tía tô đã được sử dụng từ lâu để điều trị viêm vết thương và chứng đau bụng. Điều này là do cây có một chất hoạt động gọi là luteolin.
Hóa chất này chống lại chứng viêm và làm giảm các dấu hiệu cũng như triệu chứng bằng cách khiến cơ thể tạo ra nhiều chất hóa học gọi là corticosterone. Corticosterone là chất dẫn truyền thần kinh mà cơ thể tạo ra khi chúng ta bị căng thẳng.
Theo greg.app, tía tô là vệ sĩ thực vật chống lại stress oxy hóa. Nó chứa nhiều hợp chất như axit rosmarinic, có tác dụng gây chiến với các gốc tự do.
Ngoài ra, đặc tính chống viêm của lá tía tô cũng giúp làm dịu các tình trạng như hen suyễn và dị ứng.
Video đang HOT
Đầy đủ axit béo omega-3 và omega-6
Tía tô là nguồn cung cấp axit béo omega tuyệt vời cho những người ăn chay. (Ảnh: ITN)
Tía tô là nguồn cung cấp axit béo omega tuyệt vời cho những người ăn chay. So với các loại dầu thực vật khác, dầu tía tô có tỷ lệ chất béo không bão hòa đa và không bão hòa lành mạnh cao hơn.
Axit béo omega cần thiết để não hoạt động tốt và để cơ thể tăng trưởng cũng như phát triển một cách khỏe mạnh.
Giúp giảm đau dạ dày
Flavonoid có trong lá tía tô có tác dụng giảm đau dạ dày, thậm chí giúp bạn bớt khó chịu khi ăn quá no, bị ốm và đầy hơi. Dầu Flavonoid có trong tía tô cũng giúp giảm viêm ở dạ dày, giúp tiêu hóa tốt hơn và làm chứng khó tiêu bớt đau hơn.
Tốt cho làn da
Dầu từ lá tía tô rất tốt trong việc điều trị làn da đang lão hóa theo thời gian, giữ cho hàng rào bảo vệ da của bạn luôn đủ nước, giúp bạn ít bị mất nước hơn. Dầu từ lá tía tô cũng có đặc tính chống viêm giúp điều trị làn da có nhiều vấn đề.
Vai trò của tía tô đối với sức khỏe hô hấp
Đối với những người mắc chứng thở hổn hển trong mùa dị ứng, tía tô mang đến cho họ một luồng gió mới. Được làm giàu với axit rosmarinic, nó đã được chứng minh là có tác dụng hạn chế chứng sổ mũi và hắt hơi do viêm mũi dị ứng.
Lá và hạt tía tô là đồng minh trong cuộc chiến chống lại các bệnh về đường hô hấp, thậm chí nó đóng vai trò như một loại thảo dược giúp chữa bệnh phổi.
Cải thiện tâm trạng
Tía tô có hai chất hóa học gọi là Axit Rosmarinic và Axit Caffeic. Cả hai đều là thuốc chống trầm cảm, vì vậy chúng có thể giúp bạn bớt lo lắng.
Liệu pháp mùi hương cũng sử dụng loại thảo mộc này để giúp mọi người thư giãn và giải tỏa mọi căng thẳng mà họ đang phải chịu đựng.
Nhìn chung, phẩm chất thơm của lá tía tô không chỉ để trưng, chúng là tấm vé giúp bạn đi đến sự yên tĩnh. Là một tác nhân trị liệu bằng hương thơm, tinh chất tía tô làm dịu tâm trí. Tác dụng của nó tương đương với việc bạn dành một ngày để đi spa mà không cần trả tiền.
Uống nước tía tô hàng ngày có tốt không?
Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, trong y học cổ truyền tía tô được xem là một dược liệu an toàn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
Nhiều người cũng thường lấy lá tía tô đun uống thay nước hàng này. Việc làm này liệu có tốt không và cần phải lưu ý gì?
Tía tô còn gọi là tử tô, tô diệp, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoi, thuộc họ hoa môi (Labiatae). Tía tô được trồng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam người dân dùng tía tô như một loại gia vị và làm thuốc.
Theo tài liệu cổ tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, giải uất, hóa đờm , an thai giải độc của cua cá. Thông thường dùng lá tía tô (tô diệp) có tác dụng làm cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hóa, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cá cua.
Cành tía tô (tô ngạnh) có tác dụng an thai. Quả tía tô (Tử tô tử) có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp. Liều dùng hàng này: lá và hạt ngày uống 5 - 15g, cành ngày uống 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc. Ngoài ra ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản dùng dầu hạt tía tô trong kỹ nghệ vecni, kỹ nghệ vẽ trên đồ sứ, thực phẩm.
Có nhiều người quan điểm chỉ uống là tía tô thay nước để nâng cao sức khỏe, uống thay nước trắng, vậy điều này có tốt không?. Giống như mọi loại thực phẩm khác, khi sử dụng quá nhiều trong thời gian dài hoặc sử dụng không đúng cách, bạn có thể vô tình tạo ra những tác hại khôn lường, chưa kể một số người không nên dùng lá tía tô. Do đó dưới góc nhìn của y học cổ truyền, thì không nên dùng tía tô trong thời gian kéo dài.
Tía tô là một thảo dược chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe
Trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa gây ra đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. Do đó, mỗi người hàng ngày chỉ nên dùng khoảng 2 ly nước lá tía tô , chia nhỏ từng lần uống. Vẫn sử dụng nước lọc để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
Mặt khác, thi thoảng nếu thấy uống nước trắng mà cảm thấy chán, nhạt miệng có thể dùng lá tía tô đun với đường phèn để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Vì trong hai loại này có chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.
Vì tía tô có thể khiến các tình trạng bệnh lý sau trở nặng hơn: sẽ khiến ra nhiều mồ hôi hơn, ra nhiều mồ hôi trộm không kiểm soát, đại tiện lỏng kéo dài... dẫn đến rối loạn điện giải và mất cân bằng của cơ thề. Ngoài ra trong lá tía tô có chứa nhiều acid oxalic. Nếu dùng nhiều cơ thể sẽ tích tụ acid oxalic ở tuyến thượng thận có thể gây suy thận, sỏi thận.
Như đã nói, tía tô là thảo dược có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp một mình nó không thể trở thành thuốc chữa bệnh mà cần phải được kết hợp gia giảm với các vị thuốc khác
Dưới đây là những bài thuốc dùng với lá tía tô
Sâm tô ẩm: chữa cảm mão, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương: lá tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, can khương, tiền hồ mỗi vị 5g, nước 800ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uốn trong ngày
Tử tô giải độc thang:chữa trúng độc đau bụng do ăn phải cua cá: lá tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uốn trong ngày, uống thuốc khi còn nóng.
Chữa sung vú: tía tô 10g sắc lấy nước uống, bã đắp vào vú.
Giải độc, giải cảm: giã lá tía tô tươi vắt lấy nước hoặc sắc lá khô (10g khô) uống nóng.
Tốt cho sức khỏe tim mạch: Nước tía tô là loại nước rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ.
Cải thiện tiêu hóa: Ăn tía tô thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn ăn uống rất hiệu quả. Không chỉ vậy, do chất xơ có trong tía tô cũng rất phong phú nên đặc biệt thích hợp với những người hay bị khó tiêu .
Chống ung thư:Về tác dụng chống ung thư của tía tô đã có một số nghiên cứu chỉ ra là trong tía tô có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp. Chính vì điều này nên nhiều người hay truyền tai nhau là lá tía tô có thể phòng và chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều này cần có thêm các nghiên cứu và xác thực từ bằng chứng khoa học.
Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, thì không nên dùng tía tô trong thời gian kéo dài vì nó có thể gây ra những hệ lụy cho sức khỏe.
Như đã nói, bên cạnh những tác dụng có lợi của lá tía tô một số những trường hợp sau đây không nên uống tía tô dài ngày và những lưu ý khi dùng tía tô để uống.
Phụ nữ đang mang thai: theo kinh nghiệm của người xưa thì khuyên uống nhiều nước lá tía tô để quá trình sinh sản dễ dàng hơn. Tuy nhiên theo những nghiên cứu gần đây thì các bác sĩ đã cảnh báo vì chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ. Phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ trị cảm cúm, tuy nhiên cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.
Người đang bị cảm nóng : Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng hơn vì dùng tía tô khiến cho cơ thể thêm bức bối, khó chịu.
Người bị dị ứng với tía tô : Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó cần phải cận thận khi dùng tía tô. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất để giữ an toàn cho sức khỏe.
Bệnh nhân cao huyết áp: Không lạm dụng lá tía tô vì có thể gây tăng cao huyết áp, tổn hại hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng khiến cơ thể bị đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ khác. Vì vậy nên uống liều lượng vừa phải.
Không đun sôi lá tía tô quá 15 phút: vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi làm giảm tác dụng của nước lá tía tô.
Lá tía tô và lá kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe? Tía tô và kinh giới là hai loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, vậy lá tía tô và lá kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe? Lá tía tô và lá kinh giới không chỉ là loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là vị thuốc quen thuộc trong y...