6 loại trà giúp ‘giải rượu’
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của rượu bia, nhiều người lựa chọn sử dụng các loại trà thảo dược giúp ‘ giải rượu’.
Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ, sum vầy, giao lưu và chúc tụng, trong đó rượu bia thường là một phần không thể thiếu kèm theo những bữa tiệc vui vẻ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rượu bia quá nhiều trong các bữa tiệc Tết có thể gây mệt mỏi, nhức đầu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số loại trà thảo dược đơn giản ‘giải rượu’:
1. Trà gạo lứt giúp ‘giải rượu’
Trà gạo lứt được biết đến như một loại trà thảo mộc giàu dưỡng chất, giúp thải độc, thanh lọc gan và giải rượu hiệu quả. Loại trà này giàu vitamin B, hỗ trợ bổ sung năng lượng sau khi uống rượu.
Theo Y học cổ truyền, rượu có tính nhiệt độc rất cao, khi sử dụng nhiều có thể gây tổn thương Tỳ, Vị, trà gạo lứt có tác dụng dưỡng Vị, giúp phục hồi Tỳ Vị bị tổn thương do sử dụng rượu gây ra.
Cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều rượu bia trong các bữa tiệc tết.
Cách sử dụng:
- Rang 100g gạo lứt đến khi chuyển màu vàng nhẹ và tỏa hương thơm.
- Đun gạo với 1 lít nước trong 10 – 15 phút.
- Lọc bã lấy nước, uống lúc trà còn ấm nóng để đạt hiệu quả tối đa.
Trà gạo lứt có tác dụng dưỡng vị.
2. Trà gừng
Gừng là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong Đông y để điều trị chứng đầy hơi, buồn nôn và giải độc rượu. Trong Y học cổ truyền, gừng là vị thuố.c có tác dụng điều hòa sự thăng giáng của Vị khí, làm cho Vị khí không bị nghịch lên, từ đó giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn sau khi uống rượu; đồng thời tính nóng của gừng còn giúp kích thích tuần hoàn má.u, lưu thông khí huyết toàn thân, giảm cảm giác nhức đầu, mệt mỏi.
Cách pha chế:
- Dùng 10g gừng tươi, gọt vỏ, thái lát mỏng.
Video đang HOT
- Cho gừng vào đun với 500ml nước trong 10 phút.
- Thêm 1-2 thìa cà phê mật ong để tăng thêm hương vị của trà và làm cho tách trà thơm ngon, dễ uống hơn.
Trà gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn sau khi uống rượu.
3. Trà atisô
Atiso là một loại thảo dược tự nhiên nổi tiếng với khả năng hỗ trợ giải rượu hiệu quả. Các thành phần hoạt chất trong atiso như cynarin và silymarin, giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan – cơ quan đảm bảo trách nhiệm chính trong việc xử lý các chất độc do rượu tích tụ.
Uống trà atiso sau khi uống rượu không chỉ giúp gan thải độc nhanh hơn mà còn giảm cảm giác buồn nôn, đau đầu và khó chịu do say rượu. Ngoài ra, trà atiso còn giúp lợi tiểu, hỗ trợ cơ thể loại bỏ rượu qua đường nước tiểu nhanh chóng và mang lại cảm giác sảng khoái, thư thái hơn.
Cách pha chế:
- Sử dụng 10g hoa atisô khô hoặc 2 túi lọc trà atisô.
- Cho vào ấm trà, đổ 500ml nước sôi, đậy nắp trong 10 phút.
- Có thể uống nóng hoặc nguội tùy sở thích.
Trà atiso giúp gan thải độc nhanh hơn.
4. Trà cà gai leo
Cà gai leo là một trong những thảo dược nổi bật giúp ‘giải rượu’. Cà gai leo được biết đến với chức năng hỗ trợ hoạt động thải độc của gan. Thành phần chính trong cà gai leo như alkaloid, flavonoid và saponin có khả năng giải độc, bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương do rượu gây ra, giúp quá trình chuyển hóa và đào thải các chất độc từ rượu nhanh hơn.
Uống trà cà gai leo sau khi uống rượu có thể giúp giảm triệu chứng say, buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu, đồng thời làm dịu cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng
Cách sử dụng:
- Sử dụng 50g cà gai leo khô.
- Cho vào ấm trà, đổ 500ml nước sôi, đậy nắp trong 10 phút.
- Uống đến khi người say tỉnh rượu.
Trà xanh giúp ‘giải rượu’.
5. Trà xanh
Trà xanh có nhiều lợi ích trong việc ‘giải rượu’ nhờ các chất chống oxy hóa như catechin và polyphenol. Các thành phần này giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do rượu gây ra, đồng thời giúp cho quá trình thải độc và làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng.
Trà xanh còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu khi uống rượu. Uống trà xanh sau khi sử dụng rượu không chỉ giúp ‘giải rượu’ mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể và giải độc do rượu gây ra.
Cách sử dụng:
- Sử dụng 5g lá trà xanh tươi hoặc 3g trà xanh khô.
- Đun với 500ml nước sôi trong 5 – 7 phút.
- Uống đến khi người say tỉnh rượu.
6. Trà cam thảo
Cam thảo có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc gan và giảm tác hại của rượu bia. Trà cam thảo cũng giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu sau khi uống rượu.
Ngoài ra, cam thảo còn có tác dụng tăng sức mạnh đề kháng, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và giảm mệt mỏi sau khi uống rượu.
Cách sử dụng:
- Lấy 5g cam thảo khô, rửa sạch.
- Đun cam thảo với 500ml nước trong 10 – 15 phút.
- Uống nóng sau bữa tiệc.
3 cách đán.h bay mệt mỏi do uống rượu ngày Tết
Sau khi uống rượu bia trong dịp Tết Nguyên đán, bạn chỉ cần dùng một số thực phẩm đơn giản có sẵn tại nhà giúp giải rượu, không phải sử dụng thuố.c.
Cả gia đình tôi thường xuyên ăn uống, tiếp khách từ trước Tết. Tới mùng 2 Tết, mọi người đều mệt mỏi vì uống nhiều rượu. Xin bác sĩ hướng dẫn có thể sử dụng những cách giải rượu nào hiệu quả, không sử dụng thuố.c? (Lê Hằng - TPHCM).
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược TPHCM tư vấn:
Tình trạng uống rượu quá chén trong dịp Tết Nguyên đán khá phổ biến. Việc sử dụng các mẹo giải rượu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm mệt mỏi, đau đầu.
Một người uống quá nhiều sẽ có triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, giảm chú ý, dễ lo lắng, xúc động, buồn ngủ, da nóng đỏ hoặc tái nhợt, hơi thở nặng mùi cồn, nhịp tim nhanh, đau mỏi toàn thân, nôn ói. Một số người có dấu hiệu tiết đờm dãi, rối loạn hành vi hoặc sợ ánh sáng, gió.
Các dấu hiệu say thường tự biến mất khi bạn nghỉ ngơi, không cần biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, có những người đào thải cồn chậm hơn, sau say sẽ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách đán.h tan nhanh cơn say, nhanh tỉnh táo hơn.
Thứ nhất, dùng trái cây an toàn, dễ thực hiện. Bạn có thể dùng một quả chanh tươi vắt lấy nước uống hoặc thái mỏng pha vào nước nêm thêm muối.
Quả quýt là trái cây đầu bảng tốt cho người say rượu. Sau bữa nhậu, bạn nên ăn 2-3 quả hoặc ép nước uống.
Dưa hấu cũng là trái cây tốt giải cơn say. Bạn có thể ăn trực tiếp phần ruột đỏ.
Thứ hai, dùng rau má. Trước đây, người dân đã dùng rau má để giải nhiệt, giã rượu. Bạn có thể dùng 100g rau má tươi giã nhỏ vắt lấy nước, cho thêm muối, vắt chanh uống. Mỗi lần nên uống khoảng 200-300ml.
Thứ ba, ăn cháo trắng - đây là món dễ làm, thanh đạm. Món ăn này giúp bạn giảm tình trạng khát nước khi say, cân bằng điện giải. Tinh bột trong cháo giúp bạn nhanh phục hồi hơn. Bạn có thể thêm gia vị như muối, hành.
Ngoài cháo gạo trắng, bạn có thể nấu cháo đỗ xanh, cháo trứng gà tùy vào sở thích ăn uống của mỗi người. Nên ăn khi cháo còn ấm nóng.
Người say rượu cần nhớ các lưu ý sau:
- Uống nhiều nước: Rượu khiến cơ thể tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước. Uống nước giúp cơ thể giữ nước và giảm triệu chứng khô miệng, đau đầu và mệt mỏi.
- Ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi và ngủ sâu là biện pháp giúp khôi phục cơ thể và giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu của say rượu.
- Ăn uống đầy đủ: Rượu khiến lượng đường trong má.u giảm vì vậy những người sử dụng rượu cần ăn uống đủ để phòng tránh biến chứng hạ đường huyết. Ăn nhẹ và dễ tiêu hóa giúp cung cấp năng lượng và giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, lớp thức ăn lót dạ dày này còn bảo vệ niêm mạc, tránh kích ứng và giảm tốc độ hấp thu rượu vào cơ thể.
Trong trường hợp người uống thấy mệt mỏi kéo dài, khó thở hoặc rối loạn nhịp thở, da, môi nhợt nhạt, ý thức lơ mơ hoặc hôn mê, gọi hỏi không trả lời đúng, co giật, động kinh, nôn ói nhiều lần, nhìn mờ cần đến ngay bệnh viện để loại trừ nguy cơ ngộ độ cồn công nghiệp methanol và các bệnh lý khác.
Những người đang sử dụng thuố.c aspirin không nên uống rượu bởi có thể gây chả.y má.u dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong má.u sẽ tăng nhanh.
Cách nấu canh đậu xanh tía tô giải độc gan ngày Tết Ngày Tết không thể tránh khỏi bia rượu hoặc ăn nhiều món ăn không tốt cho gan, bạn có thể tham khảo cách nấu canh đậu xanh tía tô giải độc gan ngày Tết dưới đây. Tác dụng của đậu xanh trong việc giải độc, thanh nhiệt Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ Lê Thị Thúy Hằng (Bệnh viện Đại học Y...