6 loại thực phẩm có thể giúp giảm buồn nôn
Buồn nôn là triệu chứng phổ biến và khi cảm giác buồn nôn ập đến, rất khó có thể tập trung vào bất cứ điều gì khác.
Tham khảo một số loại thực phẩm có thể giúp thoát khỏi cảm giác khó chịu này.
1. Uống trà gừng giúp giảm buồn nôn
Gừng đã được khoa học chứng minh là có tác dụng giúp giảm các triệu chứng buồn nôn. Đối với người bị ốm nghén khi mang thai thì gừng là thực phẩm hữu hiệu giúp giảm buồn nôn. Phụ nữ mang thai bị ốm nghén nên uống nước ấm thêm chút gừng rất tốt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, đặc tính chống viêm của gừng giúp giảm sản xuất acid dạ dày, giảm tình trạng kích ứng đường tiêu hóa và làm dịu cơn buồn nôn. Ngoài ra, gừng cũng thường được dùng như một loại thuốc tự nhiên giúp giảm buồn nôn cho người bệnh ung thư gặp phải tác dụng phụ của hóa trị.
Cách dùng gừng để giảm buồn nôn phổ biến nhất là trà gừng. Uống trà gừng kích thích tiêu hóa, giảm buồn nôn và là một cách hiệu quả để giảm triệu chứng khó chịu khi mắc cảm cúm, cảm lạnh.
Để chế biến trà gừng, mọi người chỉ cần chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch, đập giập, thêm nước đun sôi hoặc cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi pha hãm trong 10 phút là uống được.
Theo ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên, thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam, với trường hợp buồn nôn hoặc nôn do tác dụng phụ của thuốc sau hóa trị ung thư, người bệnh nên dùng thức ăn khô, ít có mùi, tránh món ăn chiên xào, chia nhỏ bữa ăn, không nằm sau ăn… Uống nước gừng ấm hay ăn kẹo bạc hà giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Uống trà gừng giúp giảm buồn nôn hiệu quả.
2. Uống trà bạc hà
Bạc hà là một loại thảo dược có thể giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu chứng buồn nôn vì chỉ riêng mùi thơm tươi mát của tinh dầu bạc hà cũng đủ khiến mọi người cảm thấy dễ chịu hơn.
Uống trà bạc hà là một trong những cách phổ biến nhất để giảm buồn nôn. Trà bạc hà đá có thể mang lại lợi ích bổ sung vì thực phẩm lạnh cũng thường làm giảm buồn nôn.
3. Ăn thực phẩm giàu protein như sữa chua
Protein là chất dinh dưỡng đa lượng, ngoài cung cấp năng lượng cho cơ thể nó còn giúp tạo ra các enzyme tiêu hóa thức ăn và làm giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả.
Video đang HOT
Một số thực phẩm giàu protein lành mạnh giúp làm dịu triệu chứng buồn nôn khó chịu bao gồm sữa, sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp…
4. Ăn táo
Táo là trái cây dễ ăn và được dung nạp tốt, nhất là trong thời gian ốm nghén. Ngoài ra, nó cũng được chứng minh giúp giảm buồn nôn cho người bệnh ung thư.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám Ung bướu Huyết học thuộc Đại học Y khoa Mazandaran, Sari, Iran cho thấy, việc bổ sung siro táo giúp giảm buồn nôn ở những người đang điều trị ung thư. Các tác giả tin rằng chất chống oxy hóa trong táo giúp giảm phản xạ nôn trong cơ thể.
Ăn táo dễ dung nạp khi buồn nôn.
5. Uống đồ uống chứa điện giải
Nôn mửa có thể khiến cơ thể mất nước, dẫn đến cảm giác nôn nao và mệt mỏi trầm trọng. Đồ uống tự nhiên giàu chất điện giải như nước dừa giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi nôn.
Trong y học cổ truyền, nước dừa là vị thuốc có vị ngọt mát, tính bình, thường dùng chữa say nắng, say nóng, sốt khát nước, tiêu chảy, suy nhược, nôn mất nước…
6. Ăn bánh quy, bánh mỳ
Khi buồn nôn, chúng ta thường không muốn ăn. Nhưng để tình trạng bụng đói càng làm tăng cảm thấy buồn nôn hơn. Khi đó thực phẩm khô như bánh quy hoặc bánh mỳ là lựa chọn phù hợp.
Mọi người có thể nhấm nháp bánh quy mặn hoặc bánh mì để hạn chế cảm giác buồn nôn khi khó chịu dạ dày hoặc đói vì chúng có nhiều tinh bột, giúp hấp thụ acid trong dạ dày và kiềm chế cơn đói (vì cơn đói quá mức có thể khiến chúng ta buồn nôn).
Cách luyện tập và những thực phẩm ngừa rối loạn tiền đình
Hội chứng rối loạn chức năng tiền đình gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay, chứng bệnh rối loạn tiền đình còn tấn công nhiều vào nhóm người lao động trí óc, làm việc văn phòng.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương.
Có 2 loại rối loạn tiền đình: Rối loạn tiền đình ngoại biên: Người bệnh chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng tỉnh táo di chuyển do tai trong, dây thần kinh tiền đình bị tổn thương hoặc có bị tắc mạch máu vùng sau cổ. Phần lớn, người bệnh bị rối loạn tiền đình ngoại biên.
Rối loạn tiền đình trung ương: Người bệnh thường choáng váng và cả khó đi lại khi thay đổi tư thế. Đôi khi kèm theo mất phối hợp động tác, nhìn đôi, nói khó do tổn thương đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não và thân não.
Người mắc tiền đình có các dấu hiệu sau:
Khi người bệnh tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn.
Người lao đao, choáng váng, mất thăng bằng.
Đi dễ bị ngã, cũng có trường hợp bị sang chấn.
Khi thay đổi tư thế như nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại là chóng mặt, buồn nôn. Nhẹ thì thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và nôn.
Hội chứng rối loạn chức năng tiền đình gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Cách tập luyện phòng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng điều hòa và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính.
Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh cần lưu ý:
Tránh ngồi lâu trong phòng lạnh, chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy.
Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.
Nên tập luyện vùng cổ vai gáy.
Bài tập chữa rối loạn tiền đình toàn thân sẽ giúp người bệnh thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để giữ thăng bằng cơ thể. Từ đó, bạn có thể di chuyển vững vàng mà không còn hoa mắt, đau đầu hay chóng mặt nữa. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp những động tác chuyển động đầu với bài tập giữ trạng thái cơ thể cân bằng để tránh bị chóng mặt.
Mỗi người nên luyện tập dần dần từ động tác này sang động tác khác, từ dễ đến nâng cao. Trong vài ngày đầu luyện tập, có khả năng tình trạng đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn rồi mới bắt đầu thuyên giảm nên đừng quá lo lắng.
Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: Tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.
Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng điều hòa và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính
Chế độ ăn giảm thiểu triệu chứng tiền đình
Một chế độ ăn khoa học, phù hợp có thể phòng chống và cải thiện các dấu hiệu của bệnh tiền đình:
Tăng cường các loại rau xanh cho cơ thể như rau cải cúc, cải xoong, rau ngót, các loại đỗ, đậu... các sản phẩm từ sữa.
Bổ sung hoa quả tươi chứa các loại vitamin có trong táo, cam, lê, chuối... tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, muối cao, các đồ ăn nhanh.
Không sử dụng các thực phẩm và đồ uống có chứa chất kích thích cafein (cafein khiến tình trạng ù tai tăng lên).
Hạn chế rượu, bia (bia tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra các cơn đau đầu).
Uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày (bù lượng nước cơ thể bị mất).
Không hút thuốc lá.
Có nên bóc sẵn vỏ tỏi rồi cất tủ lạnh dùng dần? Để tiết kiệm thời gian, nhiều người có thói quen bóc sẵn thật nhiều tỏi rồi cất trong tủ lạnh dùng dần, cách làm này có thực sự an toàn và hiệu quả? Tỏi gần như được sử dụng hằng ngày, thậm chí là trong mọi bữa ăn. Nó được dùng để khử mùi, làm cân bằng hoặc tăng thêm hương vị cho...