6 loại tai nạn dễ xảy ra trong nhà vệ sinh
Theo Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới, mỗi người mất gần 3 năm trong đời để ở trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những khu vực nguy hiểm, thường xuyên xảy ra các tai nạn nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người.
Các nghiên cứu thống kê cho thấy mỗi người đi vệ sinh từ 6-8 lần mỗi ngày, tức 2500 lần mỗi năm và tương đương với chúng ta dành ra 3 năm cuộc đời chỉ để đi vệ sinh, theo Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới ( World Toilet Organization). Nhưng đồng thời, nhà vệ sinh cũng là một trong những khu vực nguy hiểm trong ngôi nhà, thường xuyên xảy ra các tai nạn.
Mới vài hôm trước, ngày 7/9, Sina thông tin Chung Hân Đồng gặp tai nạn trong nhà vệ sinh là một ví dụ. Theo đó, khi bước vào nhà vệ sinh, cô nàng bỗng nhiên bị chóng mặt và ngã đập đầu xuống sàn tạo thành vết rách trên trán khá dài, khoảng 6cm phải khâu hàng chục mũi. Hiện tại, tình hình sức khỏe của Chung Hân Đồng đã ổn định.
Thông tin đăng tải trên Sina cho thấy ngày 7/9 Chung Hân Đồng phải nhập viện khâu hàng chục mũi trên trán vì bị ngã đập đầu xuống sàn trong nhà vệ sinh (Ảnh: Weibo).
Gặp nạn trong nhà vệ sinh giống như Chung Hân Đồng không phải hiếm gặp, thực tế, theo dữ liệu nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 235.000 người ở nước này nhập viện cấp cứu mỗi năm do tai nạn trong nhà vệ sinh, và gần 14% trong số đó phải nhập viện với tình trạng nặng.
Dưới đây là 6 loại tai nạn dễ xảy ra trong chính nhà vệ sinh của gia đình, tìm hiểu ngay để không gặp phải tình trạng này.
1. Đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi vệ sinh lâu sẽ gây chóng mặt
Nếu ngồi trên bồn cầu quá lâu và đứng dậy nhanh sau khi đại tiện sẽ dễ gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt và dễ té ngã.
Ngoài ra, huyết áp của bệnh nhân cao huyết áp sẽ cao hơn vào buổi sáng, nhiều người có thói quen đại tiện sau khi ngủ dậy, những đối tượng này sẽ dễ gặp tai nạn khi đi vệ sinh.
2. Nhịn đại tiện trong thời gian dài rồi mới đi
Theo bác sĩ Yang Hongxia, Phó Khoa Tim mạch, Bệnh viện An Huy thuộc Đại học Y Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, việc cố nhịn đại tiện là một yếu tố rất nguy hiểm gây nhồi máu cơ tim, đặc biệt là đối với bệnh nhân bệnh tim.
Sau thời gian dài nhịn đại tiện, khi đại tiện, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều phải chịu áp lực rất lớn, đặc biệt là vùng bụng, sẽ dẫn đến tăng áp lực ổ bụng, làm tăng lượng máu hồi về tim, huyết áp và tiêu thụ oxy của cơ tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, đau thắt ngực hoặc rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và thậm chí đột tử.
Với bệnh nhân động mạch vành nặng, việc làm này cũng sẽ gây ra vỡ các mảng xơ vữa động mạch, gây hình thành huyết khối trong lòng mạch vành, gây nhồi máu cơ tim cấp. Những bệnh nhân mắc bệnh mạch máu não và huyết áp cao có thể bị đột quỵ khi cố gắng đại tiện sau thời gian nhịn đại tiện.
3. Dễ bị ngất khi đi tiểu sau khi nhịn tiểu
Video đang HOT
Bác sĩ Cao Giang, Phó Khoa Tim mạch, Bệnh viện trực thuộc Đại học Quân y Hải quân Trung Quốc, chỉ ra rằng đột ngột đi tiểu sau khi nhịn tiểu quá lâu cũng có thể nguy hiểm.
Lúc này dây thần kinh phế vị rất hưng phấn, bàng quang làm rỗng quá nhanh sẽ làm tụt huyết áp, nhịp tim chậm lại, máu não cung cấp không đủ, gây ngất xỉu, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4. Nhiệt độ thay đổi lớn làm huyết áp không ổn định
Nếu ngay lập tức bước ngay từ nhà vệ sinh có nhiệt độ thường (nhiệt độ phòng) ra phòng có nhiệt độ thấp do mở điều hòa, điều này tạo ra sự chênh lệch nhiệt lớn giữa 2 môi trường khiến cơ thể không kịp thích nghi làm quen, làm huyết áp của bạn có thể thay đổi một cách đột ngột và không hề tốt cho sức khỏe.
Do đó, tốt nhất bạn nên làm ấm cơ thể sau khi tắm và đứng ở vị trí “giao thoa” giữa 2 môi trường nhiệt khác nhau một lúc trước khi bước vào phòng có nhiệt độ thấp do mở điều hòa.
5. Trơn trượt gây ra những va đập
Nhà vệ sinh thường là nơi dễ trơn trượt nhất trong nhà do nước bắn ra sau khi tắm, giặt có thể khiến mọi người ngã bất ngờ, đặc biệt là khi bước ra khỏi buồng tắm.
Với những người cao tuổi, việc bị ngã trong nhà vệ sinh có thể gây ra gãy xương, những người có vấn đề về tim như bệnh mạch vành tim có thể bị đau thắt ngực do ngã bất ngờ và cần được sơ cứu ngay lập tức.
6. Nguy cơ giật điện
Một số hộ gia đình thường lắp đặt máy giặt, bình nóng lạnh và các thiết bị điện khác trong nhà vệ sinh, nếu không được đảm bảo các biện pháp an toàn về điện và bảo trì thường xuyên thì rất dễ gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn.
Các vấn đề như thấm nước trong máy giặt và sự “lão hóa” của bình nóng lạnh là phổ biến nhất, nó có thể gây ra tai nạn rò rỉ điện và điện giật.
5 sự thật về những hạt nhựa: Đeo bám con người ở khắp nơi, bám vào cơ thể và gây hại
Hạt nhựa li ti có mặt ở khắp mọi nơi, nó đeo bám ta khi ăn uống, khi giặt giũ khi đi xe tới cơ quan, thậm chí cả khi ta vào buồng vệ sinh.
Những hạt nhựa lớn nhất không quá 5 mm, thường nhỏ hơn nhiều
Hạt nhựa li ti có mặt ở khắp mọi nơi, nó đeo bám ta khi ăn uống, khi giặt dũ khi đi xe tới cơ quan, thậm chí cả khi ta vào buồng vệ sinh. Chúng tích tụ chỗ nào trong cơ thể chúng ta và chúng làm gì ở đó? Có năm điều mà bạn chưa biết về mikroplastik.
Một ngày làm việc hoàn toàn bình thường: sáng thức dậy, vệ sinh trong buồng tắm. Đi bộ đến cơ quan. Trưa tạm nghỉ, mua một cái Sandwich và một tách trà; hết giờ làm việc một chị bạn cho đi nhờ xe ô tô về nhà. Về nhà, tống quần áo bẩn vào máy giặt. Hỏi: ở công việc hay hành động nào bạn tạo ra hạt nhựa li ti - hoặc cơ thể hấp thụ chúng lúc nào? Trả lời: có lẽ mọi lúc mọi nơi.
Những mảnh nhựa bé nhỏ đường kính không quá 5 mm hình thành không phải do can nhựa, chai lọ, lốp xe hay túi ni lông phân rã tự nhiên ngoài môi trường ở dạng rác thải. Chúng có mặt trong các loại mỹ phẩm, bột giặt, chúng tan ra từ quần áo khi giặt giũ, thoát ra từ túi trà lọc, khi lốp xe, đế giày miết trên mặt đường nhựa. Chúng hình thành trong nhà máy, trên công trường xây dựng, có thể nói hầu như không có lĩnh vực nào trong cuộc sống không đào thải hạt nhựa.
Chúng thân nhập vào cơ thể chúng ta qua thức ăn, đồ uống, không khí hít thở. Theo tính toán của Viện-Fraunhofer về công nghệ môi trường, an toàn và năng lượng mỗi năm bình quân mỗi người Đức có 5,4 kg mikroplastik.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu những hạt nhựa li ti này tác động vào các cơ quan trong cơ thể và vào môi trường như thế nào. Một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy khái quát những gì mà các nhà khoa học đã phát hiện.
Sự thật 1: hạt nhựa xuất phát từ túi trà lọc
Trong một tách trà có thể có tới 11,6 tỷ hạt nhựa li ti. Ngoài ra còn có 3,1 tỷ hạt nanoplastik, nhỏ hơn một phần mười nghìn millimet. Những con số này do các nhà nghiên cứu người Kanada tại Đại học - McGill mới công bố. Họ đã pha trà bằng nước nóng 95 độ, trà để trong túi lọc bằng nylon hoặc PET.
Tại Đức hầu như không có trà túi đóng gói bằng các chất liệu này mà thường bằng giấy hoặc nhựa sinh học. Nghiên cứu này không phân tích hai chất liệu này. Tuy nhiên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho tạp chí-NDR Markt cho thấy, trong tách trà ở Đức cũng có thể có mikroplastik: nếu ấm đun nước bằng nhựa.
Mikroplastik đối mặt với con người hầu như từng ngày. Nó có mặt trong nước biển, trong thực phẩm và cả trong nước khoáng. Đã đến lúc phải chấn chỉnh tình trạng này.
Sự thật 2: nó có cả trong chất bài tiết
Năm ngoái lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Đại học Viên đã chứng minh mikroplastik có cả trong phân người.
Trong khuôn khổ nghiên cứu với sự tham gia chỉ có 8 người, người ta đều phát hiện trong phân của họ đều có mikroplastik, bình quân có 20 hạt trong 10 gram. Điều này chứng tỏ mikroplastik thâm nhập qua đường tiêu hóa và bài tiết ra ngoài. Điều chưa rõ là liệu có phải tất cả các hạt đều như vậy hay không.
Trong thí nghiệm ở các loài động vật có thấy một lượng nhỏ microplastik phân bổ trong một số cơ quan khác nhau. Hạt càng nhỏ thì có khả năng thâm nhập vào máu càng nhiều hơn. Qua thí nghiệm thì thấy tế bào người khi tiếp xúc với hạt nhựa dễ bị viêm nhiễm hơn. Tuy nhiên điều này là không thể tránh: mỗi bữa ăn bình quân mỗi người hấp thụ trên 100 hạt plastik, theo tính toán của các nhà khoa học ở Edinburgh.
Sự thật 3: mikroplastik làm chết tế bào miễn dịch ở người
Khi tế bào thực bào trong hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện một ca lây nhiễm chúng bao vây vi khuẩn hoặc siêu vi trùng rồi "nuốt" và tiêu diệt chúng. Các tế bào miễn dịch cũng hành động như vậy khi chúng phát hiện mikroplastik trong máu.
Chúng đối xử với những microplastik như với mầm bệnh và tìm cách ăn tươi nuốt sống chúng. Có điều bản thân các tế bào miễn dịch này cũng sẽ chết.
Bà Nienke Vrisekoop, chuyên gia về y sinh học và đồng nghiệp tại bệnh viện trường đại học Utrecht (UMC) đã phát hiện cơ chế này.
Nienke Vrisekoop đã cho vào máu người ở trong phòng thí nghiệm các hạt mikroplastik có kích cỡ khác nhau và theo giõi điều gì sẽ xẩy ra sau đó. Thí nghiệm trước đó ở chuột cho thấy khi chuột ăn mikroplastik thì sau đó hạt nhựa sẽ xuất hiện trong thận, gan và lá lách. "Điều đó cho thấy, điều tương tự cũng có thể diễn ra ở người", Vrisekoop nói.
Bà Vrisekoop đã sử dụng những hạt nhựa polystyrol cực nhỏ hình cầu để làm thí nghiệm, kích cỡ đường kính từ 1 đến 10 micromet. Dự đoán các hạt plastik có kích thước tương đương một tế bào, tức tới khoảng 20 micromet, có thể qua mạch máu tới mô.
Để thí nghiệm sát với điều kiện thực tế nhất nhà nghiên cứu đã phủ huyết tương lên các hạt này. Vrisekoop giả định, những hạt này thâm nhập vào cơ thể trong điều kiện không sạch sẽ. Bám theo chúng còn có các chất khác, trong đó có cả các chất có hại, nhưng có cả huyết tương. Thực tế cho thấy, các "chất bẩn" này đã thu hút tế bào miễn dịch.
Những loại hạt sạch hoàn toàn không bị phát hiện do đó cũng không bị tấn công. Những hạt có lớp bao phủ thì bị tiêu diệt tuy nhiên tế bào thực bào cũng phải cố gắng rất lớn để làm việc này.
Trong khi những hạt nhựa nhỏ chỉ khoảng 1 micromet được bao bọc trong tế bào và không có hậu quả gì thì tế bào thực bào hầu như không đủ sức để vây quanh các hạt có kích thước khoảng 10 micromet, tương đương kích thước của bản thân chúng.
Nếu chúng cố làm thì sau đó không lâu sẽ chết - nghĩa là chúng chết nhanh hơn nhiều so với tế bào chưa tiếp xúc với hạt nhựa. Sau một ngày khoảng 60% tế bào có microplastik đã chết, số tế bào còn lại chỉ khoảng 20%.
"Tuy nhiên đây mới là thí nghiệm trong phòng", Nienke Vrisekoop nói. "Chúng tôi không biết quá trình diễn ra trong cơ thể con người có như thế hay không. Đây là điều cần sớm làm rõ." Các nhà khoa học tại UMC Utrecht dự kiến nay mai sẽ tiến hành thí nghiệm với hạt có kích thước và hình dạng và chất liệu khác. Họ cho các hạt này tiếp xúc với ánh sáng cực tím và nước biển để mô phỏng sự phong hóa trong biển và đất.
Cuối cùng họ muốn gây mê những con chuột đã cho ăn hạt nhựa, phẫu thuật chúng để quan sát phản ứng miễn dịch dưới kính hiển vi - họ muốn làm rõ, các tế bào miễn dịch chết đi khi ở trong một cơ thể sống hay không .
Đến năm 2050 trong biển sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn là cá.
Vrisekoop nói, bà sẽ thích hơn nếu mikroplastik không gây chết tế bào ở trong phòng thí nghiệm. Nếu thế thì giờ đây chúng ta đỡ lo lắng hơn. Vì cũng có thể tế bào miễn dịch trong cơ thể chết sớm hơn khi chúng tiếp xúc với hạt nhựa. Điều đó sẽ dẫn đến việc các tế bào miễn dịch khác bị huy động tới từ đó gây viêm nhiễm.
Sự thật 4: hạt nhựa tách ra trong quá trình giặt nhẹ nhàng
Mikroplastik hình thành do cọ sát sợi vào nhau - khi giặt, quần áo ở trong máy giặt làm thoát ra nước những hạt sợi tổng hợp nhỏ li ti. Ai muốn tránh điều này mà giặt tay thì tình hình càng tồi tệ hơn.
Các nhà nghiên cứu đại học Newcastle của Anh đã phát hiện ra điều bất ngờ này. Giặt áo phông bằng polyester theo chương trình nhẹ nhàng thì lượng hạt thoát ra bình quân mỗi lần giặt là 800.000 hạt nhựa, nhiều hơn so với giặt đồ có mầu theo chương trình thời gian ngắn, điều này được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology.
Các nhà khoa học chỉ có thể giải thích giặt tay sử dụng nhiều nước hơn do đó có thể nhiều sợi bị thoát ra khỏi quần áo giặt hơn.
Sự thật 5: Microplastik hình thành khi khởi động cho xe chạy và phanh xe
Ở Đức. Lượng microplastik chủ yếu phát sinh qua giao thông. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện-Fraunhofer về Công nghệ môi trường, an toàn và năng lượng. Bình quân đầu người mỗi năm ở Đức tạo ra trên 1,2 kilo hạt do ma xát lốp xe ô tô, chủ yếu ô tô con, tạo ra 1 kg.
Khi bắt đầu cho xe lăn bánh và khi phanh cũng như khi xe chạy bình thường đều tạo ra hạt nhựa cao su. Sau bốn năm vỏ xe ô tô mỗi chiếc giảm tới 1,5 kg trọng lượng. Những hạt mịn này bay vào không khí và xà xuống nước.
Dấu hiệu bệnh rối loạn tuần hoàn não Khác với rối loạn tiền đình (chỉ là biểu hiện), rối loạn tuần hoàn não còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Rối loạn tuần hoàn não mạn tính ở người già gây ra nhức đầu, chóng mặt và sa sút trí tuệ. Tăng cường thể thao đúng cách. Ảnh:...