6 loại rau củ được coi là “tổ” của ký sinh trùng, không được chế biến sạch sẽ trước khi ăn có thể rước bệnh vào người
Rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số loại rau lại chứa nhiều ký sinh trùng, tiêu thụ chúng khi chưa được vệ sinh sạch sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Hiện nay rất nhiều người lựa chọn chế độ ăn uống giảm lượng thịt, tăng lượng rau. Họ cho rằng ăn nhiều rau sẽ giúp giảm cân, giữ gìn vóc dáng cơ thể, ăn càng nhiều thì càng có lợi. Điều này không đúng hoàn toàn với tất cả các loại rau. Vì có một số loại rau củ có thể chứa nhiều ký sinh trùng, tiêu thụ khi chúng chưa được sơ chế sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
1. Súp lơ
Súp lơ là loại rau ăn rất ngon, dinh dưỡng phong phú, được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vì bề mặt của súp lơ không phẳng mà có nhiều đường lồi lõm nên rất khó rửa sạch, đó cũng có thể là nơi cư trú của vô số chất bẩn và vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể con người. Nếu chế biến không kĩ, rất có thể những cặn bẩn bám, ký sinh trùng li ti không được rửa sạch sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, khi ăn súp lơ, chúng ta nên chần trong nước sôi để khử vi khuẩn, vi trùng còn sót lại trước khi ăn. Tốt nhất nên ngâm nó với nước một lúc, sau đó đun sôi để làm giảm tác hại của vi khuẩn, vi trùng gây ra cho cơ thể.
2. Xà lách
Loại rau này cũng thường chứa những loại trứng côn trùng mà mắt thường không nhìn thấy. Nhưng hầu hết mọi người khi ăn xà lách chỉ tráng qua nước, vi khuẩn có hại trên bề mặt rau không được làm sạch, nếu chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do đó, khi sơ chế xà lách, bạn nên tách từng lá rau ra và rửa sạch từng lá một, tránh rửa cả cây “qua hàng nước”, như vậy sẽ vừa không làm sạch được đất cát bám lại giữa các bẹ lá vừa không loại bỏ được hết trứng côn trùng lên lá rau.
3. Măng tây
Măng tây cũng là loại rau chứa nhiều trứng ký sinh trùng. Nếu bạn thường xuyên ăn mà không rửa thật sạch, thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên gấp bội. Điều này là bởi vi khuẩn trong măng tây có liên quan mật thiết đến môi trường sinh trường của nó, măng tây mới lớn luôn luôn được “bao phủ” trong lớp bùn đất.
Vì vậy, trước khi ăn măng tây, chúng ta cần ngâm, chần qua nước để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây hại cho cơ thể còn sót lại.
4. Bắp cải tím
Trên bề mặt bắp cải có nhiều đường vân vì thế đây là địa điểm lý tưởng để các ký sinh trùng nhỏ bé ẩn mình. Đặc biệt là bắp cải tím, thường được dùng để chế biến các món salad. Nhưng đa số mọi người lại không chú ý rửa sạch chúng trước khi chế biến.
Có người nhìn bề ngoài bắp cải màu sáng, tươi, cảm giác rất sạch, không cần phải rửa kỹ nhưng thực chất phần giữa của bắp cải tím khá bẩn. Khi ăn bắp cải không rửa sạch vào cơ thể, những ký sinh trùng đó sẽ được dịp tác oai tác quái, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Do đó, cũng giống như với xà lách, hãy tách và rửa từng lá rau một là tốt nhất.
5. Rau muống
Rau muống rất giàu chất sắt, thường được dùng cho phụ nữ thiếu máu, khí huyết kém, ăn vào rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau muống có khả năng thích nghi kém với môi trường sinh trưởng, dễ bị sâu bệnh.
Vì vậy, nhiều người trồng rau thường sử dụng thuốc trừ sâu. Nên khi mua rau muống, mọi người nên quan sát kỹ, có thể rau có nhiều lỗ sâu sẽ đảm bảo vệ sinh hơn rau không có lỗ sâu. Dù vậy, rau muống, đặc biệt là rau muống nước rất dễ trở thành “tổ” của các loại ký sinh trùng, do đó, hãy nhớ rửa thật sạch trước khi chế biến và tiêu thụ.
6. Củ sen
Video đang HOT
Củ sen là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp làm đẹp da, sạch phổi. Nhưng đây là loại mọc dưới nước giống như rau xuống nước nên củ sen có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nếu không làm sạch các lỗ trên củ sen trước khi ăn thì các ký sinh trùng sẽ tồn đọng trong đó xâm nhập vào cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt những người thích ăn củ sen trộn với rau, cần phải luộc củ sen, rửa thật sạch trước khi trộn để loại bỏ hoàn toàn các cặn bẩn hay ký sinh trùng.
Uống nước dừa có tác dụng gì?
Nước dừa tươi là một loại loại nước uống giải khát tự nhiên, phổ biến và được rất nhiều người ưa thích. Bên cạnh công dụng giải khát, nước dừa còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Nước dừa là nguồn cung cấp nhiều năng lượng tốt cho cơ thể, giúp bổ sung các khoáng chất, vitamin và các loại dưỡng chất khác. Nước dừa có hàm lượng đường và natri thấp hơn các loại đồ uống thể thao, trong khi lại chứa nhiều canxi, kali và clorua hơn.
1. Giá trị dinh dưỡng trong nước dừa
Nước dừa là loại nước uống chứa ít calo và chất béo, tuy nhiên lại rất giàu vitamin và các loại khoáng chất như canxi, magie, kali, sắt, axit lauric, phốt pho, clorua,... Thực tế, hàm lượng kali trong nước dừa tươi cao gần gấp đôi hàm lượng kali trong chuối. Trong nước dừa chứa nhiều loại khoáng chất nên còn có thể dùng làm nước điện giải trong trường hợp mất nước.
Nước dừa là loại nước uống tự nhiên có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. (Ảnh: Internet)
Mỗi 240g nước dừa tươi cung cấp 46 calo và các dưỡng chất sau:
Protein: 2 g
Chất xơ: 3 g
Protein: 2 g
Magiê: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
Canxi: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
Natri: 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
Vitamin C: 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
Mangan: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
2. Uống nước dừa có tác dụng gì?
2.1. Giảm nguy cơ mất nước
Một trong những tác dụng của nước dừa là làm giảm thiểu các vấn đề về tiết niệu. Hàm lượng khoáng chất và kali trong nước dừa giúp bổ sung nước cho cơ thể và điều hòa dịch nội bộ. Do đó, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước và cân bằng điện giải khi bạn bị tiêu chảy, kiết lỵ hoặc tả.
Khi cơ thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc nhiệt miệng, bạn có thể uống một cốc nước dừa/ngày để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
2.2. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Trong nước dừa có chứa axit lauric, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành monolaurin - đây là chất kháng khuẩn, kháng virus, chống ký sinh trùng, giun đường ruột và các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em và người lớn.
Không chỉ vậy, thành phần trong nước dừa còn đóng vai trò như một loại kháng sinh và là một loại thuốc tự nhiên để chữa các bệnh về đường ruột. Bạn có thể trộn 1 cốc nước dừa với 1 thìa cà phê oliu và uống hàng ngày (3 lần/tuần) sẽ giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột.
Nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy, bạn có thể uống 2 cốc nước dừa/ngày, chia làm 2 lần.
Nước dừa có lợi cho hệ tiêu hóa. (Ảnh: Internet)
2.3. Giảm thiểu các vấn đề về tiết niệu
Một công dụng khác của nước dừa là có thể làm giảm các triệu chứng về tiết niệu như tiểu rắt, tiểu buốt,... Bởi nước dừa có tính lợi tiểu tự nhiên, uống nhiều nước dừa sẽ hỗ trợ thanh lọc đường tiết niệu, vi khuẩn ở đường tiết niệu sẽ theo dòng chảy của nước tiểu ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên mà không gây ra bất cứ triệu chứng nào.
2.4. Làm đẹp da
Nước dừa cũng được sử dụng để làm đẹp da. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong nước dừa có cytokinin - một chất giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào da. Ngoài ra, trong nước dừa còn có acid lauric, giúp cân bằng độ pH, ngăn chặn sự lão hóa của tế bào da, làm ẩm da và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ.
Để sử dụng, bạn chỉ cần thoa nước dừa lên vùng da cần chăm sóc mỗi tối trước khi đi ngủ. Cách này sẽ làm hạn chế các vết rạn, ngứa da, nếp nhăn, trứng cá và eczema.
Nước dừa còn được sử dụng để làm đẹp da - Ảnh: Internet
2.5. Tốt cho tim mạch
Những người bị huyết áp cao thường có nồng độ kali trong máu thấp. Do đó, uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp người bệnh điều hòa nồng độ kali và axit lauric.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nước dừa là một thứ nước tự nhiên có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, giúp điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.
Nước dừa tốt cho tim mạch - Ảnh: Internet
2.6. Tăng cường năng lượng
Nước dừa là loại nước uống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin hơn hẳn các loại thức uống khác. Hàm lượng các chất canxi, kali, chloride trong nước dừa giúp nâng cao mức năng lượng, cho cơ thể của bạn.
2.7. Giúp giảm cân
Giảm cân bằng nước dừa là một trong những phương pháp giảm cân tự nhiên, an toàn mà nhiều chị em đang áp dụng. Các chất dinh dưỡng trong nước dừa có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, một quá trình trao đổi chất phù hợp sẽ giúp điều hòa lượng đường trong máu, qua đó giúp bạn kiểm soát các cơn thèm ăn không đáng có.
Kết hợp nước dừa vào chế độ ăn kiêng còn giúp bạn giảm các chất béo nguy hiểm trong khoang bụng, giúp bạn có một cơ thể khỏe và đẹp hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống 200ml nước dừa mỗi ngày có thể giúp bạn giảm chỉ số chu vi vòng eo và cân nặng trong vòng 12 tuần.
2.8. Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là loại nước vô trùng, ít calo và chất béo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các loại khoáng chất khác. Vì vậy, nước dừa cũng được xem là nguồn thức uống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của con người hơn cả sữa động vật. Uống nước dừa thường xuyên sẽ cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng, stress và không còn cảm giác nôn nao.
2.9. Tốt cho tóc
Nước dừa còn được sử dụng để điều trị tóc rụng, ngăn ngừa tóc rụng và giảm thiểu tình trạng tóc mọc không đều, cho bạn một mái tóc luôn suôn và mềm mượt. Tính kháng khuẩn trong nước dừa còn có tác dụng bảo vệ da đầu, giảm tình trạng ngứa, chấy, gàu và nhiễm trùng da đầu.
Nước dừa còn được sử dụng để điều trị tóc rụng, ngăn ngừa tóc rụng và giảm thiểu tình trạng tóc mọc không đều - Ảnh: Internet
2.10. Ngăn ngừa sỏi thận
Ngăn ngừa sỏi thận cũng là một đáp án cho câu hỏi "Nước dừa có tác dụng gì?". Nước dừa có khả năng ngăn ngừa các tinh thể kết dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu. Do đó, uống nước dừa thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ sỏi đường tiết niệu và nguy cơ sỏi thận.
2.11. Phòng chống ung thư
Phòng chống ung thư cũng là một công dụng của nước dừa mà bạn không thể bọn qua. Các chất trong nước dừa có đặc tính chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư ruột kết. Hàm lượng lipid trong nước dừa còn có tác dụng cung cấp độ ẩm và ngăn ngừa ung thư da.
3. Một số lưu ý khi sử dụng nước dừa
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì sẽ gây đầy bụng.
- Không nên lạm dụng, uống quá nhiều nước dừa: uống hơn 3-4 trái/ngày và liên tục trong nhiều ngày.
- Khi thi đấu thể thao, không nên uống nhiều nước dừa vì sẽ làm cơ thể giảm sức dẻo dai, giảm phản xạ nhanh lẹ và làm tay chân bị rũ nước.
- Sau khi đi ngoài trời nắng về, bạn nên uống nước dừa từ từ, không nên uống quá nhiều vì sẽ gây đầy bụng, ớn lạnh, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
- Nên uống nước dừa nguyên chất, không nên pha kèm với đá hoặc các loại hóa chất khác.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Những ai không nên uống nước dừa?
- Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Những người có thể tạng thuộc âm: ít khát nước, ăn ít, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, bắp thịt mềm nhão, da xanh tái, tay chân lạnh, ăn uống khó tiêu, chậm chạp,.. cũng không nên uống nước dừa.
- Những người thận yếu, hay đi tiểu về đêm cũng không nên uống quá nhiều nước dừa vì gây lợi tiểu, ảnh hưởng tới sức khỏe hàng ngày, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ.
- Những người bị đau bụng kinh: trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung của phụ nữ cần cảm giác ấm áp trong khi nước dừa lại đem lại cảm giác mát lạnh, do đó người bị đau bụng kinh không nên uống nước dừa vào thời điểm này.
- Những người đang bị hen suyễn, cảm lạnh: những người đang bị cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc có các triệu chứng của cảm lạnh cũng không nên uống nước dừa vì dừa có tính mát, sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
4.2. Uống nước dừa vào buổi sáng có tốt không?
Uống nước dừa vào buổi sáng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Có lợi ích cho sức khỏe tim mạch, tốt cho thận, tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và giảm sự mệt mỏi, giúp bạn duy trì tập trung tinh thần cả ngày.
Những sai lầm khi sử dụng rau củ Rau xanh là loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, cách sử dụng, chế biến các loại rau để giữ lại được tối đa các vi chất cần thiết cho cơ thể thì không phải ai cũng biết. Thực tế, tiêu thụ rau xanh hàng ngày sẽ giúp tăng cường thị lực, kiểm soát cân nặng, ngăn...