6 loại nước uống tốt cho người suy thận cấp
Suy thận cấp là hội chứng suy giảm đột ngột một phần hay toàn bộ chức năng thận. Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và trị liệu căn bệnh này.
1. Tại sao bị suy thận cấp?
Chức năng sinh lý cơ bản của thận là lọc máu, tạo ra nước tiểu và bài tiết các chất cặn bã, để duy trì sự cân bằng của môi trường bên trong cơ thể. Thông qua chức năng tạo nước tiểu, thận giúp cơ thể giữ lại nước, các chất điện giải và các chất chuyển hóa quan trọng. Đồng thời đào thải những sản phẩm có hại, như u-rê, creatinin, acid uric…
Khi thận bị tổn thương, chức năng thận suy yếu, khả năng thực hiện các chức năng lọc máu – tạo nước tiểu – đào thải chất độc kém… gây ra những bệnh lý liên quan.
Trong suy thận cấp, chức năng bài tiết của thận bị suy giảm trong thời gian ngắn (vài giờ đến vài tuần), khả năng lọc máu của cầu thận giảm xuống quá 50% mức bình thường, khiến hàm lượng các hợp chất ni-tơ, creatinine trong máu tăng cao, gây rối loạn nước và điện giải, mất cân bằng acid – kiềm, cùng những chứng trạng của bệnh u-rê huyết cấp tính… Tổn thương ở thận nặng dần tiến triển thành suy thận mạn tính.
Nước tía tô dưa hấu, lợi niệu, giảm phù thũng, hỗ trợ điều trị suy thận cấp.
2. Một số loại nước uống hỗ trợ trị suy thận cấp tính
2.1 Nước dưa hấu tía tô tốt cho người suy thận cấp
- Thành phần: Dưa hấu (bỏ vỏ) 500g, tía tô 10 ngọn, hạt mùi 10g, rau cần cạn 30g.
- Cách dùng: Tía tô, hạt mùi, rau cần rửa sạch dưa hấu cho vào máy xay sinh tố nghiền nhỏ, ép lấy nước, chia ra 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn; sử dụng liên tục 7-10 ngày.
- Tác dụng: Lợi niệu, giảm phù thũng, hỗ trợ điều trị suy thận cấp.
Video đang HOT
2.2 Nước măng tre dưa chuột
- Thành phần: Măng tre 200g, dưa chuột 200g, đông qua bì (vỏ bí đao) 150g.
- Cách dùng: Các nguyên liệu rửa sạch, sắc với nước, chia uống trong ngày; sử dụng liên tục 7-10 ngày.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị suy thận cấp.
2.3 Nước rễ cỏ tranh mía lau
- Thành phần: Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 120g, mía lau 250g.
- Cách dùng: Các nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ, sắc với nước, chia uống trong ngày; sử dụng liên tục 7-10 ngày.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, chữa phù, hỗ trợ điều trị suy thận cấp.
2.4 Nước sơn tra lá sen
- Nguyên liệu: Sơn tra 30g, lá sen 12g.
- Cách chế biến và sử dụng: Các nguyên liệu trên rửa sạch, sắc với nước, chia ra uống thay trà trong ngày; sử dụng liên tục 7 ngày.
- Tác dụng: Hỗ trợ điều trị suy thận cấp đối với những người cao huyết áp kèm theo nhức đầu.
Nước sơn tra lá sen hỗ trợ điều trị suy thận cấp kèm theo nhức đầu, huyết áp cao.
2.5 Nước đậu rựa gừng tươi
- Thành phần: Đậu rựa 30g, gừng tươi 3 lát, đường đỏ 20g.
- Cách dùng: Đậu rựa để liền cả vỏ, cùng gừng tươi sắc với 500ml nước, đun còn 200ml, bỏ bã, hòa đường đỏ vào, chia 2-3 lần uống trong ngày; sử dụng liên tục 3 ngày.
- Tác dụng: Giáng khí, chống nôn, nấc; thích hợp với những bệnh nhân suy thận cấp thuộc thể hư hàn.
2.6 Nước rễ sậy trúc nhự
- Thành phần: Lô căn (rễ sậy) 30g, trúc nhự 30g. Trúc nhự là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh của cây tre, sau đó cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng.
- Cách dùng: Các nguyên liệu trên sắc với 500ml nước, đun còn 200ml, chắt lấy nước, chia 2-3 lần uống trong ngày; sử dụng liên tục 3 ngày.
- Tác dụng: Thuận khí, chống nấc; thích hợp với những bệnh nhân suy thận cấp hay bị nấc.
Người đàn ông ngất xỉu khi đang chạy vì sai lầm thường gặp
Đang tham gia giải chạy Maraton phong trào, người đàn ông 37 tuổi bỗng ngất xỉu, khi đưa vào viện cấp cứu thì phát hiện bị suy thận cấp, cần lọc máu.
Bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, mất nước khi đang tham gia một giải chạy phong trào.
Theo đó, bệnh nhân N.M.H (37 tuổi, trú tại Hà Nội) đang chạy thì thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần điểm chạy sau đó chuyển tới Bệnh viện E.
Tại đây, bệnh nhân H. có biểu hiện kích thích vật vã, được đánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ anh bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức, theo dõi tình trạng tiêu cơ vân.
Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK máu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc máu. Hai tuần sau, tình trạng bệnh nhân cải thiện, có nước tiểu.
Bệnh nhân được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E. Ảnh BVCC
Bệnh nhân H. có tiền sử khỏe mạnh, bản thân anh cũng thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải chạy.
Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân và rất nhiều người đang mắc phải đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Phong, mỗi năm khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đều tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Trường hợp như anh H. cũng không phải hiếm gặp.
"Bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong", bác sĩ Phong chia sẻ.
Bác sĩ Phong cũng cho biết, thời gian gần đây có nhiều giải chạy phong trào với sự tham gia đông đảo, thậm chí hàng chục nghìn người.
Bác sĩ Phong cảnh báo chạy thể dục, thể thao tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe của mình, không cố chạy gắng sức để đặt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, bạn cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ càng, nâng dần dần độ khó.
"Khi tập thể lực, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ, người dân cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp", bác sĩ Phong khuyến cáo.
Suy thận do uống cỏ mực, dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân suy thận cấp sau thời gian uống cỏ mực, phải lọc máu để cứu tính mạng. Vậy, dấu hiệu suy thận cấp có biểu hiện như thế nào? Suy thận cấp là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đây là tình trạng giảm mức...