6 loài hoa đẹp nhưng có mùi kinh khủng nhất thế giới
Mùi hương của loài hoa này được mô tả là sự kết hợp giữa ‘mùi thối rữa của xác động vật’ và ‘mùi phân’.
1. Hoa xác thối (Titan Arum)
Hoa xác thối (Titan Arum) được mệnh danh là ‘loài hoa có mùi tồi tệ nhất trên thế giới’, với mùi hương giống mùi xác chết thối rữa. Côn trùng thụ phấn cho cây chủ yếu là ruồi và bọ cánh cứng, những loài thích đẻ trứng trên sinh vật chết. Cánh hoa màu tím như một chiếc váy bên ngoài gọi là mo, đầu nhọn ở giữa gọi là bông mo. Thời gian hoa nở là từ 24 đến 48 tiếng, và khoảng 4 đến 6 năm cây mới nở hoa một lần.
2. Hoa sao biển thối (Stapelia gigantea)
Những bông hoa này có mùi thối đặc trưng của thực vật thối rữa. Hoa có nhiều màu sắc cũng khác nhau, hoa màu da được bao phủ bởi các sợi lông nhỏ màu trắng có tác dụng thu hút ruồi và thụ phấn.
3. Hoa A.Perrieri
Video đang HOT
A. Perrieri được Wahlert thu thập từ hai hòn đảo xa thuộc phía tây bắc Madagascar trong năm 2006 và 2007. Bên cạnh đặc điểm hình dạng kì dị, các loài trong nhóm Amorphophallus đều tiết ra một thứ mùi kinh khủng thu hút ruồi và các loại côn trùng khác.
4. Hoa Jicaro có tên khoa học là Crescentia alata
Loài hoa này có đặc điểm hoa mọc từ thân già chứ không phải nhành non như các loài cây khác. Hoa này có mọc tại Côn Đảo của Việt Nam và nó hình dáng gần giống hoa núc nác. Hoa này có mùi vô cùng khó chịu.
5. Bắp cải chồn hôi
Loài hoa này mọc tự nhiên tại các vùng đất ngập nước phía đông khu vực Bắc Mỹ. Hoa của chúng có mùi chồn hôi, ‘lôi cuốn’ ruồi và sâu bọ đến thụ phấn. Cây hoa có khả năng tự tạo ra nội nhiệt. Nhiệt độ bên trong cao hơn không chỉ giúp bông hoa mọc xuyên qua lớp tuyết, mà còn thu hút côn trùng bằng cách bắt chước nhiệt độ tạo ra từ một xác chết tươi sống.
6. Hoa Rafflesia arnoldii
Đây là loài cây có bông hoa đơn lẻ lớn nhất thế giới. Đường kính bông hoa vào khoảng 0,9 m. Nó sinh sống tại nhiều khu rừng nhiệt đới ở Indonesia. Mùi hương giống như mùi xác chết thối rữa sẽ thu hút ruồi đến thụ phấn.
Theo Đất Việt
Ngắm loài hoa nở trên cát kỳ lạ nhất châu Mỹ
Đây là một trong số những loài hoa dại lạ lùng nhất của Bắc Mỹ.
Loại sinh vật này có tên khoa học là Pholisma sonorae, thường được biết đến với cái tên "thức ăn cát". Mọc lên từ những đụn cát, loài hoa này có phần rễ có thể vươn sâu xuống 2m dưới mặt đất, phần bụi hoa mọc ở trên có dạng hình cầu nhỏ và dẹt.
Cây Pholisma sonorae không những mọc hoa trên cát, chúng còn có hình dạng khá đặc biệt.
Những bông hoa tím sọc trắng này chỉ nhỏ cỡ 1-2 cm.
Nếu phần cát dưới gốc bị thổi đi mất, phần chóp của rễ sẽ lộ ra và trông chúng không khác gì nấm cả. Trong suốt thời kì đầu mùa xuân, phần chóp tròn trịa này sẽ có những bông hoa nhỏ xíu cỡ 1 - 2cm, màu hồng hoặc tím sọc trắng.
Pholisma sonorae thiếu chất diệp lục nên để tồn tại chúng phải bám vào rễ nhiều loại cây trên sa mạc để hút lấy dưỡng chất. Thật đáng ngạc nhiên, những cây bị loài hoa này bám vào không hề tỏ ra bị héo mòn trước sự "bòn rút" này, mặc dù có một vài trường hợp hoa Pholisma sonorae còn to nặng hơn cả cây làm vật chủ.
Khi phần cát bên dưới thổi đi mất, phần cây và hoa còn lại trông rất giống cây nấm.
Một điều kì lạ nữa là những cây non còn có khả năng tìm ra rễ cây thích hợp để sống kí sinh kể cả khi phần rễ đã ăn sâu xuống lớp cát. Để làm được điều này, chúng sẽ mọc ra những cái rễ "trinh sát" mọc sâu khoảng 0,6m dưới bề mặt cát. Khi chúng vươn tới vùng có rễ cây vật chủ, những rễ "trinh sát" sẽ mọc ra các rễ có giác mút mà kết nối với rễ cây vật chủ. Sau khi đâm xuyên qua rễ cây vật chủ, các rễ giác mút sẽ hút chất tinh bột và amino axit đã được cây vật chủ tổng hợp từ quá trình quang hợp.
Phần rễ của Pholisma sonorae có thể đâm sâu xuống 2 mét.
Loài cây này còn có thể được trợ giúp bằng các yếu tố khác để tồn tại, ví dụ như việc các đụn cát liên tục bị gió thổi cuốn đi là các hạt giống có thể chu du sâu xuống lòng đất, hoặc chúng có thể bám vào cơ thể loài kiến hoặc các loài gặm nhấm mà thường xuyên đào sâu làm tổ bên dưới cây bụi.
Cận cảnh những bông hoa quý giá của sa mạc.
Pholisma sonorae chỉ có thể được tìm thấy ở một vài địa điểm như Algodones Dunes, phía đông nam California, và gần Arizona, Mỹ, cũng như các cồn cát ở El Gran Desierto tại Sonora, Mê-xi-cô. Những bộ tộc thổ dân châu Mỹ bản địa có thời sử dụng rễ của loài cây này làm thức ăn, họ ăn sống hoặc hơ nướng trên lửa.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Điểm danh các loài hoa đẹp nhưng nguy hiểm Những loài thực vật nhìn bề ngoài có vẻ hiền lành và vô hại, thậm chí còn rất rực rỡ và thu hút nhưng chúng có thể mang đến cái chết đau đớn cho bất kỳ sinh vật nào. Giống như động vật, một số loài thực vật cũng có các cơ chế tự vệ. Hầu hết các loài thực vật đều sản...