6 điều cần ghi nhớ khi mua thực phẩm để tránh phải nhập viện
Để việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm có kết quả, cần có sự tham gia của toàn xã hội, từ nơi sản xuất đến bàn ăn. Ở vị trí người tiêu dùng, chúng ta có thể làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm?
Vụ ngộ độc độc tố botulinum sau bữa ăn chay có pate chay sau bữa ăn chay trưa ở thị xã Thuận An (Bình Dương) vừa qua đã đặt ra những sự lo ngại vô cùng to lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng, khi những sản phẩm được tiêu thụ có thể có những nguồn gốc, thành phần hết sức phức tạp. Sự mất an toàn có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Một số lưu ý người tiêu dùng trong việc lực chọn và bảo quản thực phẩm để hạn chế nguy cơ đối mặt với các trường hợp ngộ độc thực thực phẩm.
Khi mua thực phẩm
- Chọn các thức ăn được đóng gói trong các bao bì, hộp, hoặc lon trước.
- Không chọn các hộp, lon thức ăn có vỏ bị phồng, lõm hoặc chai, lọ bị nứt, nắp lỏng hoặc phồng.
- Mua các thực phẩm đông lạnh và các thực phẩm dễ ôi thiu sau cùng (như thịt, cá). Luôn để các thực phẩm này trong các túi ny lon riêng biệt để tránh nước thịt, cá lẫn sang các thực phẩm khác.
- Không mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát. Nếu có thể nhìn được qua vỏ bao gói thì xem bên trong có tuyết hoặc băng không. Đây là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hoặc đã bị phá đông, sau đó được làm đông lại.
- Kiểm tra vệ sinh của quầy bán thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá.
Video đang HOT
- Vẫn tiếp tục giữ thực phẩm đông lạnh hoặc loại dễ ôi thiu được đông lạnh từ khi mua đến khi bạn về nhà nếu thời gian này kéo dài hơn 1 giờ.
Bảo quản thực phẩm an toàn
- Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là – 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn chưa chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.
- Thịt cần được bảo quản lạnh giống như khi mua và đựng trong các bao nylon kín trong 1-2 ngày, không để nước thịt chảy ra ngoài.
- Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.
- Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.
- Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.
- Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông, dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh rò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.
- Một dấu hiệu chắc chắn cho thấy bao gói thực phẩm bị rò rỉ là có mốc. Bên cạnh nguy cơ gây ngộ độc, mốc còn làm cho thực phẩm mất ngon. Hầu hết các thực phẩm bị mốc đều cần bỏ đi.
Bảo quản hút chân không và nguy cơ ngộ độc
Theo bà Trần Việt Nga -Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vi khuẩn clostridium botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí.
Vì thế, bất cứ sản phẩm nào đóng hộp (không riêng pate), thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí (thịt, cá ướp…), thực phẩm bảo quản trong môi trường này đều có thể sinh ra vi khuẩn.
Các vụ ngộ độc do botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây xảy ra khá nhiều, liên quan nhiều đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình.
Trào lưu bảo quản thực phẩm “hút chân không”, đóng hộp thực phẩm không đúng cách là nguy cơ nhiễm độc tố chết người botulinum. Hậu quả của ngộ độc botulinum thường rất nặng nề, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Các chuyên gia Cục An toàn thực phẩm lưu ý, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản trong thời gian dài.
Vì những thực phẩm được đóng gói kín không đủ điều kiện công nghệ để tiệt trùng sẽ có nguy cơ sinh ra vi khuẩn yếm khí nguy hiểm.
Tốt nhất người dân nên sử dụng đồ ăn tươi mới, sau khi chế biến xong sử dụng trong 2 tiếng đồng hồ, nếu không ăn hết bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian quy định để bảo đảm thực phẩm an toàn.
Nguyên nhân pate chay dễ gây ngộ độc
Độc tố botulinum trong pate chay có thể xuất hiện khi chế biến, bảo quản thực phẩm không an toàn.
Đây là nhận định của tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong buổi tọa đàm trực tuyến về ngộ độc thực phẩm do botulinum tại Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến thuộc đơn vị này. Bác sĩ Nguyên cho biết thời gian qua xảy ra nhiều vụ ngộ độc botulinum có trong các sản phẩm pate chay. Botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn.
Đây là độc tố do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra, rất độc, có thể gây liệt nặng. Bản chất vi khuẩn Clostridium botulinum là protein, có thể bị hủy hoàn toàn độc tố khi đun sôi 100 độ C trong 10 phút.
Vi khuẩn này không phải là sinh vật hiếm. Nó tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất, nước ngọt, nước biển... Thậm chí, các hạt bụi, ruột, nội tạng động vật đều có thể tìm thấy chúng.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyên nhận định pate chay có thành phần chính là nấm. Phần thân, cuống nấm chứa rất nhiều đất. Nếu trong quá trình chế biến, nấm không được rửa sạch, vi khuẩn này vẫn tồn tại, thậm chí phát triển và sinh độc tố.
Bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Nhật Minh.
Ngoài ra, pate chay cũng chứa nhiều đậu, lạc, những thực phẩm rất giàu protein. Trong khi đó, bản chất của vi khuẩn Clostridium botulinum là protein, vì vậy, chúng sẽ phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Nguyên, môi trường trong pate được chế biến lại ẩm ướt, có sẵn mầm bệnh. Nếu không được xử lý đảm bảo với áp suất lớn, nhiệt độ cao, vi khuẩn càng có điều kiện sinh sôi, bào tử nở ra, sinh độc tố.
Nguyên nhân của loại ngộ độc này thường xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm ở dạng đóng gói kín trong chai, lọ, lon, hộp, túi, không bảo đảm an toàn, dẫn tới sản sinh độc tố botulinum.
Theo bác sĩ Nguyên, vi khuẩn Clostridium botulinum rất kỵ khí, tức là nó có thể phát triển trong môi trường thiếu không khí. Như vậy, các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn này do quy trình sản xuất không bảo đảm vệ sinh, sau đó, lại được đóng gói kín, chúng sẽ phát triển và gây độc.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết một số yếu tố có thể khiến pate chay gây độc như thời gian bảo quản thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm chế biến không đủ mặn, chua hay lạnh, không nấu chín trước ăn...
Thận trọng để tránh ngộ độc thực phẩm Trong những ngày gần đây, ở một số địa phương đã xảy ra một số trường hợp bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc do độc tố Botulinum (được cho là có trong một số sản phẩm pa-tê chay). Ngộ độc do độc tố này là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Một ca...