6 đen cảnh báo bệnh tiểu đường
Xuất hiện mảng da màu đen ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể là dấu hiệu của tình trạng béo phì hoặc bệnh tiểu đường.
Bạn đã bao giờ thấy các mảng đen ở cổ và nách chưa? Bác sĩ da liễu Vương Hữu Tân (Trung Quốc) cho rằng không phải bạn vệ sinh cơ thể không đúng cách mà có thể bị tình trạng gai đen.
Theo Aboluowang, dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng gai đen là đổi màu da ở các vùng nếp gấp như cổ, nách, háng, khuỷu tay, đầu gối và đốt ngón tay. Lúc đầu, da có thể xam xám, nhìn như dính bẩn, sau đó sẽ đen dần lên, có cảm giác thô ráp. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có mùi hôi.
Tình trạng gai đen cảnh báo bệnh tiểu đường. Ảnh: Bvquyhoa
Nguyên nhân của bệnh gai đen thường do nồng độ insulin quá cao hoặc bất thường về nội tiết khiến tế bào sừng, tế bào sợi trong da tăng sinh bất thường khiến da thô ráp, sẫm màu. Các nguyên nhân khác như u nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận. Một số loại thuốc và chất bổ sung (niacin liều cao, thuốc ngừa thai, prednisone và thuốc corticosteroid) cũng dẫn tới gai đen. Tình trạng này còn có thể do di truyền.
Video đang HOT
Rối loạn trên phổ biến ở những người béo phì và kháng insulin, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Phòng và điều trị
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị các tình trạng tiềm ẩn có thể hồi phục màu sắc và kết cấu bình thường cho vùng da bị ảnh hưởng. Do đó, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi tại vùng da bị ảnh hưởng kết hợp điều trị các bất ổn sức khỏe hiện có.
Thể lành tính: Bệnh tiến triển chậm, tổn thương giảm dần nếu tình trạng béo phì được cải thiện. Người bệnh cần giảm trọng lượng cơ thể về mức khỏe mạnh với chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.
Thể liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc u ác tính: Khi kiểm soát được bệnh tiểu đường, cắt bỏ u, tình trạng gai đen se thuyên giảm.
Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Để phòng ngừa gai đen, chúng ta có thể điều trị và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh như đảm bảo cân nặng phù hợp, tránh tình trạng béo phì; phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường nhất là thể kháng insulin; hạn chế sử dụng các loại thuốc, chất bổ sung có thể làm nặng tình trạng bệnh hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh; điều trị triệt để các u.
Giảm 59% nguy cơ mắc tiểu đường nhờ thói quen buổi sáng
Ai cũng có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ thói quen ăn sáng.
Một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế cho thấy, thời điểm của bữa ăn quan trọng nhất trong ngày có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe. Đặc biệt, mối liên hệ giữa việc ăn sáng sớm và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 59%.
Những phát hiện này giúp mọi người hiểu về những ảnh hưởng của thói quen hàng ngày đến kết quả sức khỏe. Đó không chỉ là những gì chúng ta ăn mà cả thời điểm ăn.
Ảnh minh họa
Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã quan sát 963 trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường loại 2 và xác định rằng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể ở những người tham gia thường xuyên ăn sáng sau 9 giờ sáng so với những người ăn sáng trước 8 giờ sáng. Những phát hiện này thách thức quan niệm thông thường về thói quen ăn sáng và các xu hướng ăn kiêng khác như nhịn ăn gián đoạn.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn bữa tối muộn sau 10 giờ tối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong khi ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong ngày có liên quan đến nguy cơ thấp hơn. Hơn nữa, thời gian nhịn ăn kéo dài chỉ có lợi nếu được thực hiện bằng bữa sáng và bữa tối sớm.
Ảnh minh họa
Nếu ăn sau 9 giờ sáng, bạn có thể cân nhắc việc chuyển bữa ăn của mình sớm hơn và ăn bữa tối sớm hơn.
Ăn sáng trước 8 giờ sáng có thể giảm 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn tối trước 7 giờ tối cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cần chú ý đến thời điểm ăn chứ không chỉ đơn giản là thực đơn.
Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết. Người bệnh tiểu đường ăn ổi có tốt không? Ổi từ lâu luôn nằm trong danh sách những loại trái...