6 dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu tiền sai cách
Bạn có thể đang kiếm đủ để trang trải chi phí của mình, thậm chí là thừa. Song vấn đề nằm ở việc bạn đang không sống trong khả năng của mình. Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được, bạn sẽ không thể tiết kiệm để đạt được mục tiêu.
Nếu hàng tháng bạn đều thanh toán các hóa đơn đúng hạn, bạn có thể nghĩ rằng mình đang chi tiêu hợp lý. Nhưng vấn đề là bạn có đang sử dụng số tiền còn lại (sau khi trừ các chi phí bắt buộc) theo cách tốt nhất có thể không? Dưới đây là 6 dấu hiệu chắc chắn cho thấy bạn đang tiêu tiền sai cách dù có thể chính bạn cũng không nghĩ vậy.
1. Bạn biết mình kiếm được nhiều hơn những gì cần để trang trải chi phí cơ bản nhưng cuối tháng luôn nhẵn ví
Nếu bạn không cẩn thận trong việc chi tiêu, rất có thể bạn sẽ mắc nợ. Đừng chủ quan bởi điều đó có thể đến ngay cả khi bạn tưởng sẽ không vậy.
Bạn có thể đang kiếm đủ để trang trải chi phí của mình, thậm chí là thừa. Song vấn đề nằm ở việc bạn đang không sống trong khả năng của mình. Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được, bạn sẽ không thể tiết kiệm để đạt được mục tiêu. Bạn sẽ sớm lâm vào nợ nần nếu mãi giữ lối sống đó và nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao sẽ khiến bạn gặp khó khăn về tiền bạc sau này.
2. Bạn không biết tiền của mình đi đâu
Nếu bạn không chắc tiền của mình đang đi đâu, khả năng cao là nó đang không đến đúng nơi.
Cho dù mục tiêu tiết kiệm của bạn là để một kỳ nghỉ hay chiếc xe mới hay món quà tặng cha mẹ, việc chi tiêu cho những thứ xứng đáng, cần thiết sẽ giúp bạn biết chính xác mình đã chi tiêu vào những khoản nào. Mua những món đồ không cần thiết, trông hay hay nhưng chẳng để làm gì sẽ khiến bạn dễ quên hơn.
Hãy ghi chép chi tiêu để biết được những đồng tiền của mình đang đi đâu, về đâu. Việc này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về bức tranh tài chính của bản thân. Bạn sẽ biết được đâu là nơi mình chi tiêu nhiều nhất và khi cần thay đổi, bạn cũng sẽ nhanh chóng tìm ra nơi có thể cắt giảm và nơi nên đầu tư thêm.
3. Bạn không đạt được tiến bộ khi tiến tới mục tiêu
Thanh toán các hóa đơn, chi trả chi phí hàng tháng là điều quan trọng, nhưng các mục tiêu tương lai của bạn cũng vậy. Dù bạn muốn nghỉ hưu, mua nhà hay thoát khỏi nợ nần, bạn đều cần phải hướng tới những mục tiêu này để đạt được chúng.
Video đang HOT
Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bội chi khiến tiết kiệm cho các mục tiêu là không thể thì có một cách khắc phục nhanh chóng chính là tiết kiệm tự động. Hãy tiết lập chuyển khoản định kỳ từ tài khoản của bạn sang tài khoản tiết kiệm với một tỷ lệ nhất định ngay khi thu nhập phát sinh. Đó có thể là tỷ lệ tiết kiệm 20%, 30% hoặc bất kỳ con số nào khác phù hợp với bạn. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được lâu dài hơn, hiệu quả hơn và tránh việc bạn nghĩ ngợi xem nên tiêu gì mỗi khi phát sinh thu nhập.
4. Bạn cảm thấy như mình đang chìm trong đống hỗn độn nhưng các gói hàng vẫn tiếp tục đến
Nếu mua sắm trực tuyến là vấn đề khó khăn bạn gặp phải, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bội chi.
Nhà văn Jamie Friedlander, một người từng nghiện mua sắm trực tuyến đã thay đổi được thói quen xấu này và rủng rỉnh hơn trong tiền bạc. Thay vì lang thang trên mạng để mua thứ gì đó thiết yếu rồi nhặt thêm thứ này thứ kia không cần thiết nhưng trông hay ho, cô đã thay đổi thói quen của mình.
Sau khi tạm dừng mua sắm trực tuyến trong 2 tháng, cô đã giảm được một số tiền đáng kể trong chi tiêu hàng tháng. “Mỗi lần nhìn thấy thứ mình muốn, tôi lại tự nhủ: “Đây có phải là thứ mình thực sự cần trong cuộc đời không? Và tất nhiên, câu trả lời luôn là không”, cô chia sẻ. Cô đã hướng cho mình thói quen chi tiêu cho những thứ cần thiết thay vì phù phiếm, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu và giá trị của mình.
5. Bạn không có mục tiêu tiền bạc
Nếu bạn chỉ chi tiêu không có mục đích, có lẽ bạn đang không chi tiêu vào những thứ phù hợp.
Các mục tiêu tiền bạc sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính tốt hơn và nó không chỉ là số tiền trong ngân sách. Mục tiêu chi tiêu có thể chỉ đơn giản là đủ khả năng chi tiêu cho một kỳ nghỉ mà bạn hằng mơ ước được món quà ý nghĩa nào đó dành cho người thân của bạn. Bạn nên đặt mục tiêu chi tiêu cho những việc quan trọng đối với mình.
Thiết lập mục tiêu chi tiêu cũng giống như thiết lập ngân sách vậy, nhưng mục tiêu chi tiêu của bạn nên cụ thể hơn. Hãy tìm cách để hướng số tiền bạn chi vào những mục tiêu lớn hơn này, thay vì dàn trải cho những thứ ít quan trọng hơn, mang lại ít ý nghĩa hơn.
6. Bạn không quan tâm chi tiêu của mình gần đây
Nếu bạn không quan tâm đến chi tiêu của mình, rất có thể bạn đang chi tiêu quá nhiều. Nếu bạn là người thường xuyên dùng thẻ, bảng sao kê mỗi tháng có thể giúp ích rất nhiều. Nhìn vào đó, bạn sẽ thấy được thực tế mình đã chi tiêu thế nào.
Có những khoản chi tưởng chừng chẳng đáng bao nhưng khi cộng trong 1 tháng lại ngốn của bạn kha khá. Có những dịch vụ bạn vẫn hàng tháng trả tiền đều đặn mà không sử dụng hoặc không sử dụng hết. Việc cắt bỏ hoặc giảm quy mô những khoản này sẽ giúp bạn giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
4 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang nghĩ về tiền bạc, tiết kiệm sai cách
Bạn sẽ là một người tiết kiệm thành công hơn, có thể đạt được những mục tiêu lớn hơn, sớm rủng rỉnh tiền bạc khi từ bỏ những suy nghĩ sai lầm này.
Dù muốn hoàn thành hầu hết bất kỳ mục tiêu tài chính quan trọng nào thì quá trình đó thường đều bắt đầu bằng việc tiết kiệm tiền. Suy cho cùng thì bạn không thể làm những việc như mua nhà, đầu tư cho hưu trí hay xây dựng quỹ khẩn cấp mà không tiết kiệm tiền.
Vẫn biết vậy nhưng sự thật là nhiều người đang tiết kiệm quá ít. Rất có thể là bởi họ đang có những quan điểm, suy nghĩ không đúng về tiền và tiết kiệm tiền. Để biết liệu có phải những suy nghĩ không đúng về tiền đang cản trở bạn tiết kiệm, hãy tìm 4 dấu hiệu sau đây.
1. Bạn coi tiết kiệm là việc phải làm, không phải việc bạn muốn làm
Tiết kiệm cũng giống như ăn kiêng vậy. Nếu bạn coi nó như một hình thức tước đoạt của bản thân thứ bạn mà bạn muốn, bạn sẽ không bao giờ thành công về lâu về dài.
Nhưng tiết kiệm không nên là điều bạn buộc phải làm bởi suy nghĩ đó sẽ ngăn cản bạn dùng tiền của mình cho những việc vui vẻ. Tiết kiệm tiền nên là điều khiến bạn hào hứng vì nó cho phép bạn đạt được những điều thực sự tuyệt vời.
Dù bạn đang tiết kiệm để nghỉ hưu hay để trả bớt tiền mua nhà hay cho một kỳ nghỉ, hãy hào hứng với việc tiết kiệm tiền và về những điều tuyệt vời mà tiền sẽ đem lại cho bạn. Đó có thể là thoải mái trang trí ngôi nhà theo phong cách của riêng mình, biến phòng mình thành không gian sống mơ ước hoặc tận hưởng cuộc sống mà không phải lo lắng về tiền bạc.
Khi bạn thay đổi tư duy của mình và tiết kiệm trở thành điều khiến bạn hứng thú, bạn sẽ sẵn sàng bám sát vào ngân sách của mình hơn và háo hức hơn để tìm ra những cách mới giúp việc tiết kiệm tiền trở nên hiệu quả hơn nữa, nhanh chóng tiến đến mục tiêu.
2. Bạn không có mục tiêu tiết kiệm cụ thể và có thể đo lường được
Nghiên cứu cho thấy những người đặt mục tiêu có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn. Nhưng không phải mục tiêu nào cũng được mà bạn cần đặt ra mục tiêu một cách cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời gian hoàn thành. Nói cách khác, bạn không nên mơ hồ về việc đặt mục tiêu tiết kiệm và cần đảm bảo rằng bạn có một mốc thời gian chi tiết để có thể đo lường tiến trình của mình.
"Tiết kiệm để nghỉ hưu" không phải là một mục tiêu tốt vì nó không nói rõ bạn nên tiết kiệm bao nhiêu, thời hạn trong bao lâu hoặc cách để bạn biết liệu mình có đang đi đúng hướng. Thay vào đó, mục tiêu tốt hơn sẽ là: "Tiết kiệm 443 đô la mỗi tháng cho việc nghỉ hưu bắt đầu từ tuổi 25 để có thể kiếm được 1 triệu đô la vào năm 63 tuổi."
Bạn cần đảm bảo rằng mục tiêu bạn đặt ra là thứ bạn thực sự có thể đạt được. Cách đặt ra mục tiêu theo cách thứ 2 sẽ tốt hơn bởi khi đó bạn biết số tiền cụ thể mình cần tiết kiệm và thời gian thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem mình có đạt được mục tiêu tiết kiệm 443 đô la mỗi tháng hay không.
Khi bạn đặt mục tiêu tiết kiệm cụ thể, bạn có thể tích lũy số tiền cần thiết vào ngân sách của mình. Làm như vậy, bạn có nhiều khả năng thực sự tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với việc bạn chỉ có một kế hoạch mơ hồ để làm.
3. Bạn chỉ gửi tất cả tiền tiết kiệm của mình vào một tài khoản
Nếu tất cả số tiền bạn tiết kiệm được chỉ được chuyển vào một tài khoản tiết kiệm hoặc tệ hơn là để vậy trong tài khoản thông thường của bạn thì bạn đang làm cho việc tiết kiệm trở nên khó khăn hơn.
Đó là bởi bạn sẽ không thể dễ dàng theo dõi các mục tiêu tiết kiệm khác nhau của mình khi bạn không có các tài khoản riêng cho từng mục tiêu. Bên cạnh đó, khi có một tài khoản dành riêng cho một mục đích cụ thể, chẳng hạn như quỹ căn nhà mơ ước, bạn sẽ hạn chế được tâm lý muốn động vào đó để tiêu so với việc để tất cả trong một tài khoản chung.
Các ngân hàng đều cho phép bạn mở nhiều tài khoản tiết kiệm mà bạn có thể liên kết, vì vậy hãy làm điều đó cho từng mục tiêu của bạn. Đặt tên cho chúng bởi chính mục tiêu mà bạn hướng đến, bạn sẽ thấy có động lực hơn trong việc tiết kiệm tiền.
4. Bạn luôn tiết kiệm những đồng tiền còn sót lại
Nếu bạn dự định tiết kiệm những gì còn sót lại sau khi đã chi tiêu xong xuôi trong tháng, rất có thể bạn sẽ không có gì để tiết kiệm.
Thay vì đặt tất cả các nhu cầu và mong muốn khác lên trên mục tiêu tiết kiệm, hãy lập ngân sách ưu tiên tiết kiệm lên trước. Trước tiên, ngân sách của bạn nên tính đến những nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như chi phí nhà ở, thực phẩm, phương tiện đi lại và bảo hiểm. Điều tiếp theo trong danh sách của bạn (trước khi muốn chi tiêu) phải là tiết kiệm. Tiết kiệm tiền quan trọng hơn bất kỳ khoản mua sắm không cần thiết nào mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ.
Khi bạn đã tích lũy được khoản tiết kiệm vào ngân sách của mình, hãy phân phối phần tiền còn lại của bạn cho các khoản chi tiêu không cần thiết như ăn uống và giải trí. Nếu bạn không có đủ để tiết kiệm và trang trải các chi phí khác, hãy tìm cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thu nhập.
Sau khi đã thay đổi tư duy về ưu tiên tiết kiệm, hãy thực hiện tự động hóa quy trình, chuyển một tỷ lệ nhất định vào tài khoản tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh. Cách làm này chính là để bạn luôn trả tiền cho mình trước. Làm điều này, bạn sẽ bất ngờ bởi số tiền mình tiết kiệm được nhiều hơn so với tiết kiệm những đồng còn lại sau khi đã chi tiêu.
Và giờ thì bạn đã phát hiện ra liệu có điều gì mình cần điều chỉnh trong cách suy nghĩ về tiền bạc. Hãy điều chỉnh những gì cần thiết với ngân sách và tư duy của mình để tiết kiệm trở thành một ưu tiên thực sự. Bạn sẽ là một người tiết kiệm thành công hơn, có thể đạt được những mục tiêu lớn hơn, sớm rủng rỉnh tiền bạc.
5 thói quen mà đại đa số những người giỏi tiết kiệm đều có: Nếu bạn cũng sở hữu thì "hũ vàng" đầu tiên nằm ngay trong tầm tay Dù thu nhập tăng hay giảm, cứ đến cuối tháng bạn lại rơi vào cảnh chật vật về chi tiêu? Đầu tháng ăn hàng xa xỉ, cuối tháng úp mì tôm qua ngày? Đó là vì bạn chưa biết tới 5 thói quen của người giỏi tiết kiệm sau đây. 1. Trước khi bắt đầu chi tiêu những khoản xa xỉ, hãy dành...