6 chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe có trong hóa mỹ phẩm
Từ son phấn tới thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da đều có thể chứa những chất tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe và để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.
BHA (butylated hydroxyanisole) và BHT (butylated hydroxytoluene) là chất bảo quản gia tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm có chứa dầu, đặc biệt trong kem dưỡng ẩm có thành phần tinh dầu. BHA và BHT có thể gây ra phản ứng dị ứng, như phát ban ngứa nhẹ.
Các nghiên cứu tại châu Âu về nội tiết đã phân loại BHA như một loại 1 chất có ảnh hưởng đến chức năng nội tiết tố. BHT thậm chí nguy hiểm hơn, nó chứa một thành phần nội tiết tố dẫn đến tác dụng phụ sinh sản và trong những tình huống nhất định BHT đã được chứng minh là có thể thúc đẩy sự phát triển của các khối u.
2. Triclosan
Triclosan được thêm vào một số sản phẩm có tác dụng giảm hoặc ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Nó thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân bao gồm xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng, thanh lăn khử mùi, ngăn tiết mồ hôi hoặc các sản phẩm chăm sóc da mụn.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Triclosan có thể không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Thử nghiệm cho thấy rằng các thành phần trong chất này phá vỡ nội tiết tố ở động vật, các nhà khoa học đều khuyến cao thận trọng với việc dùng các sản phầm chứa Triclosan.
3. Dibutyl phthalate
Dibutyl phthalate là một chất thường được sử dụng để bảo tồn hương thơm trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm bao gồm cả nước hoa. Nó có thể được hấp thụ thông qua da, làm tăng khả năng của các hóa chất khác gây nguy hiểm cho sức khỏe như đột biến gen di truyền.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho thấy nó các tác dụng phụ, bao gồm việc gây ra các khuyết tật phát triển, giảm số lượng tinh trùng, và sự gián đoạn của hệ thống nội tiết…
Dibutyl phthalate gây trở ngại cho chức năng hormone và có thể làm giảm khả năng sinh sản. Nó cũng có thể gây hại cho bào thai, hoặc gây ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực bao gồm suy gan và suy thận ở trẻ em.
Ảnh minh họa
4. Paraben
Paraben là chất bảo quản được sử dụng rộng rãi nhất trong mỹ phẩm. Ước tính có khoảng 75- 90% mỹ phẩm có chứa paraben (thường ở mức rất thấp). Paraben dễ dàng xâm nhập vào da và rất nhiều nghiên cứu tại châu Âu đã liệt kê paraben như một loại chất có khả năng can thiệp vào chức năng nội tiết tố.
Paraben có thể bắt chước estrogen, hormone giới tính nữ. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy một liên kết giữa paraben trong mỹ phẩm và các bệnh ung thư. Paraben cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới.
5. Các hợp chất DEA
DEA ( Diethanolamine) và các hợp chất DEA được sử dụng trong mỹ phẩm dạng kem hoặc có xà bông. DEA cũng hoạt động như một chất điều chỉnh độ pH. DEA chủ yếu được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
DEA và các hợp chất của nó gây ra kích ứng da nhẹ và kích ứng mắt từ nhẹ đến trung bình. Trong phòng thí nghiệm, việc tiếp xúc với liều lượng cao của các hóa chất này đã được chứng minh là gây ra bệnh ung thư gan và những thay đổi tiền ung thư da và tuyến giáp.
6. PEGs
PEG s (polyethylen glycol) là những hợp chất dầu mỏ được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm như chất làm đặc, dung môi, chất làm mềm và ẩm da. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư phân loại PEGs là một chất gây ung thư. Nó cũng có thể gây hại cho hệ thống thần kinh của con người nếu tiếp xúc về lâu dài.
Theo Alobacsi
Dùng chỉ nha khoa đúng cách
Chỉ nha khoa là "phương tiện" hữu hiệu để vệ sinh răng miệng. tuy nhiên, việc dùng chỉ không đúng cách có thể dẫn tới viêm lợi, sâu răng...
Những sai lầm
Chỉ nha khoa thường có hai loại chính: loại gắn cố định trên cung nhựa nhỏ giống như cung tên (floss-toothpick) và loại chỉ cuộn trong hộp. Trong chỉ có tẩm các chất kháng vi sinh vật, chất ức chế sự lên men (anti-yeast), triclosan, chlorexidine... Nhờ vậy, ngoài nhiệm vụ lấy thức ăn thừa, chỉ nha khoa còn giúp "quét sạch" mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng trước khi các thành phần này "cấu kết" với nhau để hình thành vôi răng.
Việc sử dụng chỉ nha khoa tưởng chừng đơn giản, nhưng phần lớn người sử dụng lại mắc một số sai lầm sau:
- Dùng tiết kiệm: Sai lầm lớn nhất khi dùng chỉ nha khoa mà chỉ lấy ra một đoạn khoảng 10cm sau đó dùng đoạn chỉ này "làm sạch" từ từ từng răng một. Cách này thoạt đầu có vẻ "ổn" nhưng về lâu dài, "đương sự" sẽ bị bệnh răng miệng vì sợi chỉ dùng đi dùng lại vừa không sạch răng, vừa làm lây lan bệnh từ răng này sang răng khác.
- Dùng mạnh tay: Do không có thói quen dùng chỉ nên cường độ nhấn chỉ xuống nướu thường quá đà, dẫn đến viêm nướu, chảy máu...
- Chỉ cứng và to so với răng: Trên thị trường có nhiều loại chỉ nha khoa. Có loại mềm, mịn, nhưng cũng có loại sợi to, xơ cứng, khi xỉa sẽ nghe thấy tiếng động của sợi chỉ cọ xát trên răng. Dùng loại chỉ này tác hại không khác gì dùng tăm, vì cũng gây tổn thương men răng, nướu răng.
- Răng thưa, khít không đều: Đó là trường hợp của những người từng xỉa răng bằng tăm. Do thói quen dùng tăm xỏ vào kẽ răng để làm sạch thức ăn nên phần chân răng ngày càng rộng dù phần trên răng vẫn khít. Khi dùng chỉ, phải dùng lực ấn mạnh thì chỉ mới xuống dưới và khi xuống dưới, đà ấn của tay thường làm sợi chỉ đi quá nhanh, cắt vào phần nướu, gây tổn thương nướu.
- Không dùng cho trẻ em: Nhiều người nghĩ, việc sử dụng chỉ tơ nha khoa chỉ dành cho người lớn, còn trẻ em thì không cần thiết. Thực tế không đúng như vậy, việc tập cho trẻ từ năm-sáu tuổi biết cách tự làm sạch răng bằng chỉ nha khoa tốt cho các bé. Thói quen này giúp bé có hàm răng chắc và đẹp trong những năm tháng sau này.
Dùng đúng
TS Ngô Đồng Khanh - Chủ tịch Hội Răng hàm mặt TP.HCM hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa như sau:
- Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.
- Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Đưa chỉ nhẹ nhàng tới gần nướu rồi kéo lên. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái và hoàn toàn không tác động vào nướu.
Dùng chỉ nha khoa là biện pháp vệ sinh răng bổ sung, bên cạnh chải răng. Nên dùng kem đánh răng có chứa fluor (đây là chất có công dụng ngừa sâu răng, viêm lợi...) hoặc kem có chứa hydroxyapatite và fluor (giúp bảo vệ men răng). Khi chải răng, cần lưu ý bề mặt của răng cối trong cùng vì nơi này thường bị "bỏ rơi". Ngoài chải răng, cần súc miệng diệt khuẩn vì 70% diện tích vùng má, lưỡi là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Hơi thở nặng mùi làm mất tự tin trong giao tiếp còn do lưỡi gây ra. Thức ăn đọng lại cùng vi khuẩn nằm sẵn trong mảng bám răng tạo hơi thở hôi. Cần nạo lưỡi hai lần/ngày bằng cây nạo lưỡi để có hơi thở thơm và sự tự tin.
Theo PNO
Tránh xa các chất có hại trong mỹ phẩm Một số chất có hại trong mỹ phẩm làm đẹp có thể gây ra những ảnh hưởng to lớn đối với vẻ đẹp và sức khỏe của bạn. Các loại đồ dưỡng da, làm sạch da như sữa rửa mặt, mặt nạ, nước hoa hồng, serum tinh chất nếu không phải đồ organic 100% đã được kiểm định thì đều có khả năng...