6 cặp thực phẩm khi kết hợp sẽ gây hại cho sức khỏe, ngạc nhiên nhất là cặp số 5 – nhiều người vẫn mắc phải mà không hay biết
Khi ăn bất cứ thứ gì, mỗi thực phẩm đều có môi trường tiêu hóa riêng biệt. Theo một nghiên cứu, khoảng 50% số người đổ bệnh do kết hợp sai các thực phẩm trong bữa ăn của mình.
Combo sữa và chuối sẽ khiến bạn bị nặng bụng và thậm chí còn ảnh hưởng đến tư duy. Nếu vẫn thích uống sữa kèm ăn chuối, hãy đảm bảo rằng chuối đã chín hẳn và thêm thảo quả hoặc nhục đậu khấu để kích thích tiêu hóa.
Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có thể hoạt động trên đường có trong trái cây. Sự kết hợp này có thể dẫn đến độc tố, cảm lạnh hoặc dị ứng. Bạn có thể dùng sữa đông nguyên chất và trộn với mật ong, quế hoặc nho khô thay vì hoa quả tươi.
Dùng trà/cà phê sau bữa ăn
Video đang HOT
Lá chè có tính axit và có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Axit này sẽ làm đông đặc phần protein, do đó dẫn đến triệu chứng khó tiêu hóa. Uống trà sau bữa ăn cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê sau bữa ăn nhiều chất béo có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, tới mức gây hại.
Sự kết hợp giữa cải bó xôi và cà chua sẽ dễ gây ra sỏi trong thận.
Thịt và khoai tây
Một trong những lưu ý lớn nhất là không nên kết hợp thịt với thực phẩm có nhiều tinh bột như khoai tây. Protein và tinh bột cần môi trường axit và bazơ tương ứng để tiêu hóa. Nếu tiêu thụ cùng nhau, chúng sẽ trung hòa môi trường tiêu hóa, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như khó tiêu, tăng cân,…
Sữa với củ cải
Bạn không nên uống sữa sau khi ăn củ cải, vì có thể gây ra các bệnh ngoài da. 2 thực phẩm này có bản chất trái ngược nhau, giữa tính hàn và tính nóng. Rộng hơn, để tốt cho sức khỏe, hãy tránh uống sữa ngay sau khi ăn tỏi, củ cải hoặc húng quế.
Thực phẩm bạn không nên để trong tủ lạnh kẻo mất hết dinh dưỡng
Nhiều người nghĩ rằng bảo quản thực phẩm trong môi trường lạnh giúp chúng tươi hơn. Nhưng có một số loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên để vào tủ lạnh sau đây:
Cà phê
Bạn đừng bao giờ để cà phê trong tủ lạnh bởi nó có thể lấy đi hương vị của những loại thực phẩm khác, đồng thời cũng mất đi mùi vị đặc trưng. Bạn nên bảo quản cà phê ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Dưa hấu và trái cây
Nếu dưa hấu còn nguyên quả, tốt hơn hết hãy bảo quản ở nhiệt độ phòng. Điều này sẽ giúp dưa hấu giữ được chất chất chống oxy hóa. Cất giữ loại thực phẩm này sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Tuy nhiên, sau khi đã được cắt dưa thành các phần, bạn nên cất chúng trong tủ lạnh và bọc kín để dưa không bị nhiễm mùi của các loại thực phẩm khác.
Trái cây nhiệt đới sẽ nhanh hỏng hơn thậm chí gây hại cho sức khỏe người dùng nếu bảo quản trong tủ lạnh. Bạn nên bọc chúng trong giấy và bảo quản ở những nơi khô thoáng.
Khoai tây
Giữ khoai tây ở nhiệt độ dưới 7 sẽ làm mất đi vị ngọt tự nhiên. Thay vì để khoai tây trong tủ lạnh, hãy bảo quản chúng trong một túi giấy ở nơi mát mẻ (nhưng không lạnh).
Bí ngô
Khi được bảo quản trong tủ lạnh, bí ngô sẽ tích tụ độ ẩm cao hơn và dễ bị thối. Điều quan trọng là giữ bí ngô ở nơi thoáng mát song cũng cần phải khô thoáng. Để giữ được bí ngô lâu hơn, hãy đặt chúng lên trên những miếng bìa cứng và để trong góc bếp hoặc tầng hầm.
Cà chua
Cất giữ cà chua trong tủ lạnh sẽ làm hỏng lớp màng bên trong của quả cà chua làm thay đổi hương vị. Thông thường, cà chua để lạnh sẽ bị nhạt và không chín đều. Chính vì vậy, hãy để chúng ở nơi khô mát, khi cà chua chín, hương vị của nó cũng sẽ tăng lên.
Bà Akech nói thêm: "Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ khiến cà chua mất đi các chất dinh dưỡng và hương vị, khiến chúng không còn giữ được giá trị dinh dưỡng ban đầu".
4 Mẹo đơn giản để tránh thiếu sắt Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) gần đây đã đề xuất một số mẹo hữu ích để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Thiếu sắt trong cơ thể có thể dẫn đến lượng hồng cầu thấp bất thường vì sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu. Nếu không có...