54 trường ĐH-CĐ xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực
Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 29-3, tại TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Đà Nẵng và Nha Trang.
Theo thông tin mới nhất từ ĐH Quốc gia TP.HCM, đến nay, đã có 54 trường ĐH-CĐ đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH này tổ chức để xét tuyển đầu vào năm 2020 này. Trong đó, có 10 đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM và 44 đơn vị ở ngoài. Số lượng này sẽ tiếp tục thay đổi tùy theo nhu cầu đăng ký của các trường.
Được biết, tính đến hết ngày 10-2, đã có hơn 23.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1, chủ yếu là thí sinh tại TP.HCM.
Theo kế hoạch, thời hạn đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2020 đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sẽ kéo dài đến hết ngày 28-2. Kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 29-3, tại TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Đà Nẵng và Nha Trang.
Đợt hai, thí sinh đăng ký thi từ ngày 15-4 đến 30-5, kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 5-7 tại TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Nha Trang.
Thí sinh có thể tham dự cả 2 đợt thi và sử dụng kết quả của lần thi cao nhất để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ có sử dụng kết quả này để tuyển sinh.
Danh sách các đơn vị sử dụng như sau:
Các đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM:
1. Trường ĐH Bách Khoa;
2. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên;
3. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn;
4. Trường ĐH Kinh tế – Luật;
5. Trường ĐH Công nghệ Thông tin;
6. Trường ĐH Quốc Tế;
7. Trường ĐH An Giang;
8. Khoa Y ĐHQG-HCM;
9. Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre;
10. Viện Đào tạo Quốc Tế.
Các đơn vị ngoài hệ thống:
Video đang HOT
1. Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng;
2. Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng;
3. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng;
4. Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng;
5. Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng;
6. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, ĐH Đà Nẵng;
7. Khoa Y Dược, ĐH Đà Nẵng;
8. Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Đà Nẵng;
9. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum;
10. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM;
11. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM;
12. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM;
13. Trường ĐH Nha Trang;
14. Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM;
15. Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng;
16. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long;
17. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
18. Trường ĐH Lạc Hồng;
19. Trường ĐH Thủ Dầu Một;
20. Trường ĐH Bình Dương;
21. Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM;
22. Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu;
23. Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An;
24. Trường ĐH Yersin Đà Lạt;
25. Trường ĐH Văn Hiến;
26. Trường ĐH Tây Đô;
27. Trường ĐH Nam Cần Thơ;
28. Trường ĐH Công nghệ Miền Đông;
29. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn;
30. Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn;
31. Trường ĐH Văn Lang;
32. Trường ĐH Phan Châu Trinh;
33. Trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ;
34. Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM;
35. Trường ĐH Giao thông Vận tải (CS2);
36. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM;
37. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng;
38. Trường ĐH Đồng Tháp;
39. Trường ĐH Tây Nguyên;
40. Trường ĐH Khánh Hòa;
41. Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng;
42. Trường CĐ Quốc tế TP.HCM;
43. Trường CĐ Viễn Đông;
44. Trường CĐ Sài Gòn Gia Định.
PHẠM ANH
Theo PLO
Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh hơn 100 chương trình đào tạo bằng kép
Năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) dự kiến tuyển 10.000 chỉ tiêu cho các trường, khoa trực thuộc. Cũng trong năm này, ĐHQGHN sẽ thực hiện đào tạo bằng kép cho hơn 100 chương trình.
ĐHQGHN là đơn vị đào tạo chương trình thứ hai (bằng kép) cho sinh viên nhiều nhất tại Việt Nam. Hàng năm, ĐHQGHN tuyển sinh cho hơn 100 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao, tiên tiến, tài năng ĐH ở các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính ngân hàng, Ngoại ngữ, khoa Luật, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Y - Dược và Giáo dục.
Đào tạo bằng kép là cùng một khoảng thời gian, sinh viên hoàn toàn có thể học ngành thứ nhất và chương trình đào tạo chuẩn thứ hai, để nhận được hai bằng tốt nghiệp.
Tất cả sinh viên của ĐHQGHN đều có cơ hội học bằng kép tại các trường, khoa thành viên: trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Ngoại ngữ, trường ĐH Giáo dục, khoa Quốc tế, khoa Luật.
Cụ thể, trường ĐH Kinh tế có 4 chương trình kép, đó là ngành Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển của trường; ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ; ngành Kinh tế phát triển dành cho sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
Năm 2020, ĐHQGHN sẽ thực hiện đào tạo kép hơn 100 chương trình.
Trường ĐH Ngoại ngữ tuyển thí sinh cho chương trình đào tạo bằng kép ngành Ngôn ngữ Anh với đối tượng là sinh viên trường ĐH Kinh tế; trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; khoa Luật và sinh viên hệ chính quy của trường (trừ khoa Sư phạm tiếng Anh)...
Cũng trong năm 2020, trường ĐH Giáo dục mở rộng các chương trình đào tạo ngành kép cho sinh viên. Cụ thể, ngoài các ngành của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường ĐH Ngoại ngữ, sinh viên trường ĐH Giáo dục sẽ được học bằng kép các ngành Quản trị Kinh doanh, Kinh tế Quốc tế, Kinh tế phát triển thuộc trường ĐH Kinh tế; ngành Công nghệ thông tin (trường ĐH Công nghệ), ngành Luật (khoa Luật).
Sinh viên học Ngoại ngữ có thể kết hợp học bằng Kinh tế, bởi các tập đoàn lớn đều đang khát nhân lực vững chuyên môn và giỏi ngoại ngữ...
Theo các lãnh đạo ĐHQGHN, khi học ngành đào tạo thứ nhất và chương trình đào tạo chuẩn thứ hai (bằng kép) trong cùng một khoảng thời gian, sinh viên có tư duy liên ngành hơn nhờ có thêm kiến thức và các hệ lý thuyết, tiếp cận nhiều ngành nghề đào tạo.
Sinh viên được nhận hai bằng cử nhân gần như cùng một thời điểm tốt nghiệp và có nhiều lợi thế để ứng tuyển việc làm sau khi ra trường.
Tuy nhiên, lãnh đạo ĐHQGHN lưu ý, học bằng kép là cơ hội nhưng cũng có thách thức bởi đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ, thật sự nỗ lực, chăm chỉ. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để sinh viên được rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén, quản lý và sắp xếp thời gian hợp lý, làm việc hiệu quả và chịu được áp lực. Đây chính là nền tảng để sinh viên rèn luyện, hoàn thiện bản thân trước khi ra trường hòa nhập vào môi trường làm việc.
Theo kinhtedothi
Trường ĐH Sài Gòn được phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 332/BGDĐT-QLCL về việc đồng ý cho Trường Đại học Sài Gòn (SGU) tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Trường Đại học Sài Gòn (SGU) là đơn vị thứ 11 được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực...