5.000 giáo viên Singapore bỏ việc sau 5 năm
Thời gian làm việc dài, công việc giấy tờ quá nhiều, quy mô lớp học lớn và yêu cầu khắt khe của phụ huynh… là những lý do khiến giáo viên Singapore bỏ việc.
Trả lời Straits Times ngày 3/10, Bộ Giáo dục Singapore cho biết lực lượng giáo viên ở quốc gia này là hơn 33.000 người, tỷ lệ bỏ việc hàng năm khoảng 3%. Năm 2000, trong cuộc tranh luận Budget, Bộ công bố tỷ lệ là 2%, tương đương 400-500 người nghỉ việc mỗi năm. Có khoảng 23.000 giáo viên được đào tạo tính từ thời điểm đó.
Straits Times đã trao đổi với 12 giáo viên bỏ việc và 2/3 trong số đó cho biết vì các công việc hành chính – một vấn đề tồn tại từ lâu và ngày càng thôi thúc Bộ cố gắng giải quyết. Năm 2005, Bộ đã thuê các chuyên gia giáo dục để giúp giáo viên với công việc giấy tờ và nhu cầu tư vấn của học sinh. Đến năm ngoái, có 2.800 chuyên gia được tuyển dụng.
Quy mô lớp học lớn, thời gian làm việc dài là những lý do khiến giáo viên bỏ việc. Ảnh: Straits Times
Video đang HOT
Cựu giáo viên hóa học Lily Sim, 36 tuổi, đã nghỉ việc năm 2014 sau 10 năm gắn bó với trường Trung học quốc gia. Một ngày làm việc của cô kéo dài từ 7h sáng đến 7h tối. Hơn một nửa trong 12 tiếng làm việc là dành cho các nhiệm vụ như tổ chức sự kiện của trường. “Giáo viên không có đủ thời gian để phát triển kỹ năng giảng dạy chuyên sâu do phải làm nhiều công việc khác. Tôi quyết định nghỉ việc vì không thể tập trung vào điều mình đam mê là giảng dạy”, cô Sim nói.
Thầy Bernard Lim, 59 tuổi, đã có khoảng 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, cho biết các công việc giấy tờ ngày càng tăng gấp nhiều lần. Vì điều này, thầy đã hai lần rơi vào tình trạng trầm cảm vào năm 2003 và 2005. “Khi gần hồi phục, tôi nhận ra rằng bệnh sẽ tái diễn nếu còn tiếp tục làm, vì vậy tôi nghỉ việc”, thầy Lim cho biết đã nghĩ việc vào cuối năm 2005 và đang làm gia sư.
Một số cựu giáo viên cho biết thời gian làm việc dài, quy mô lớp học lớn và yêu cầu quá khắt khe của phụ huynh là những lý do khiến họ bỏ việc.
Nghị sĩ Denise Phua, người đứng đầu Ủy ban Quốc hội Chính phủ về giáo dục, cho biết, tỷ lệ nghỉ việc hàng năm của giáo viên không quá đáng báo động nếu so với những ngành khác. Nhưng mỗi giáo viên bỏ công việc giảng dạy lại là tổn thất to lớn. Bà cũng nói thêm rằng Bộ Giáo dục cần tìm cách giảm tình trạng này.
Bộ đã có một số cải tiến trong những năm gần đây. Tháng 8/2015, đã có tới 30.000 giáo viên được tăng 4-9% lương để theo kịp với thị trường chung. Ông Clarence Tng, trưởng khoa ở trường trung học cơ sở Tanjong Katong cho biết, Bộ Giáo dục và các trường đang tìm cách để giúp giáo viên, ví dụ thầy cô được hỗ trợ bởi các chuyên gia giáo dục và đội ngũ quản lý.
Ông cũng nói thêm một nhà giáo dục cần đặt quyền lợi của học sinh lên đầu: “Đây là điểm đặc biệt của nghề. Đôi khi, chúng tôi hy sinh lợi ích của mình để cuộc sống của học trò có thể tốt hơn”.
Theo VNE
Thủ tướng Singapore đi xe buýt về khách sạn khi công du Ấn Độ
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chọn đi xe buýt thay vì đoàn xe VIP để về khách sạn khi ông tới thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vẫy chào khi ngồi trên xe buýt ở sân bay New Delhi. Ảnh: PTI.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tới thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tối 3/10, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày. Khi đến sân bay New Delhi, ông Lý Hiển Long lên một chiếc xe buýt thuê để về khách sạn thay vì lên ôtô VIP đi cùng đoàn xe hộ tống, theo NDTV.
Trong chuyến thăm, ông Lý Hiển Long sẽ hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về nhiều vấn đề, bao gồm an ninh, thương mại và đầu tư.
Lần gần đây nhất ông Lý Hiển Long đến Ấn Độ là tháng 12/2012 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ.
Như Tâm
Theo VNE
Tàu hải cảnh Trung Quốc có thể gây xung đột biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đã cảnh báo xung đột ở biển Đông không xuất phát từ tàu quân sự, mà có thể từ đội tàu hải cảnh dày đặc có trang bị vũ khí của Trung Quốc. Hãng tin Bloomberg ngày 3-10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu: "Rắc rối có thể phát sinh từ tàu...