50 tips tiết kiệm TỶ PHÚ chưa chắc đã biết, nhưng bạn phải HỌC THUỘC chứ tiền đâu ra mà xài
Bộ bí kíp này sẽ giúp con gái và việc tiết kiệm trở nên “hòa đồng” hơn.
Con gái có một câu mà ngay cả khi họ nói ra với vẻ mặt kiên định nhất thì cũng chẳng mấy ai dám tin. Đó chính là: “Tôi phải giảm cân!”. Tuy nhiên, thực tế thì con gái không phải chỉ có mỗi câu đó mang tính đáng tin cực thấp, bởi lẽ khi con gái hô hào: “Tôi muốn tiết kiệm tiền!”, mọi việc cũng diễn ra y chang.
Nghĩ cũng khổ lắm cơ, ai kêu con gái sinh ra đã là phái đẹp, phải sắm sanh đủ thứ để lúc nào bản thân trông cũng xinh xắn, nổi bật. Chưa hết, họ còn là những thành viên tích cực nhất của hội thích ăn cả thế giới. Thành ra cái vòng tuần hoàn “có tiền – tiêu hết – than hết tiền – có tiền – tiêu tiền – than hết tiền…” của con gái cứ lặp đi lặp lại tưởng chừng tới vô tận luôn.
Vậy giải pháp giúp con gái có thể biến cái việc tiết kiệm tiền thành nhiệm vụ khả thi là gì?
Nghe hợp lý và rất hấp dẫn không? Nhưng đó chưa phải là tất cả! Bạn có cả một bí kíp dài tận 50 tips tiết kiệm tiền dưới đây nữa nhé, nhắc nhẹ bỏ lỡ điều nào sẽ tiếc hùi hụi điều nấy đó nên gắng đọc cho hết nha!!!!!
01. Không dùng thẻ tín dụng và hạn chế các khoản vay thấu chi để tránh lãi suất quá hạn cao.
02. Theo chân các bà, các mẹ mỗi khi đi chợ. Sau khi họ mặc cả xong, bạn chỉ cần nói: “Cho tôi một cân/ một phần như thế”, đảm bảo không chịu thiệt. Thừa nhận đi, các bà các mẹ giỏi mặc cả hơn mấy cô gái trẻ nhiều.
03. Cố gắng dùng tiền mặt để thanh toán. Việc thanh toán qua các ví điện tử sẽ khiến bạn cảm thấy tiền chỉ là một con số, bạn sẽ không thể kiểm soát được bản thân và luôn muốn tiêu tiền.
04. Nhất định phải tiêm HPV và hỏi rõ những điều cần chú ý trước khi tiêm. Vaccine có thể hơi đắt nhưng chẳng bao giờ mất tiền oan khi đầu tư vào sức khỏe của mình đâu, bạn có thể sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí y tế khác đấy.
05. Cài đặt tiết kiệm tự động một khoản mỗi tháng trên cơ sở không làm giảm chất lượng cuộc sống. Khoản tiền gửi 1 triệu – 2 triệu cố định mỗi tháng nghe thì nhỏ nhưng theo thời gian tích lũy, nó có thể cho ra một con số không ngờ.
06. Có thể thử phương pháp tiết kiệm 52 tuần. Tiết kiệm 10k trong tuần đầu tiên, 20k cho tuần thứ 2…, 70k cho tuần thứ 7. Vào tuần thứ 52, bạn có thể tiết kiệm được 520k. Và tính tổng cộng, bạn đã để dành được 13,78 triệu/ năm.
07. Hạn chế order đồ ăn vì phí ship thực sự tốn của bạn kha khá. Trong khi đó, nấu ăn tại nhà vừa rẻ, vừa đảm bảo vệ sinh.
08. Học cách không tiếc rẻ và vứt bỏ những thứ lâu ngày không dùng tới. Chỉ khi đó, bạn mới biết rằng tất cả những gì bạn mất là tiền, và bạn sẽ nhớ kỹ điều này.
09. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền, chẳng hạn như mua nhà, mua bảo hiểm và những thứ khác mang lại lợi ích lâu dài.
10. Xây dựng một thói quen tốt trong việc ghi chép chi tiêu, để bạn có thể biết mình đã chi sai tiền vào đâu.
11. Các mặt hàng được thêm vào giỏ hàng trực tuyến có thể cứ từ từ rồi hẵng mua. Qua vài ngày bạn sẽ thấy nhu cầu mua hàng của bạn giảm đi hơn 50%.
12. Lúc cần chi tiền thì cứ chi tiền. Trong các ngày sale và siêu sale cực lớn hàng năm, các mặt hàng như nước giặt, khăn tắm, giấy vệ sinh… đều rất rẻ. Bạn có thể dự trữ chúng đủ dùng trong một năm.
13. Từ bỏ sự phù phiếm và hạn chế mua hàng hiệu. Quần áo, túi xách vài triệu đến vài chục triệu không khiến bạn trở nên đẹp hơn. Khí chất bên trong mới là điều quan trọng nhất.
14. Chỉ mua các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm phù hợp, không nên mua những loại đắt tiền. Mỗi người sở hữu một loại da khác nhau và các thương hiệu lớn chưa chắc đã hợp với bạn. Nếu thực sự muốn mua, tốt nhất bạn nên đến trực tiếp cửa hàng vì dù sao cũng có mẫu để thử.
15. Giảm số lần mua sắm, cố gắng đi mua sắm với các chàng trai. Bạn sẽ dễ chi tiêu một cách bốc đồng hơn khi ở bên các cô bạn nên thà rằng đưa chồng hoặc bạn trai đi theo, ít nhất thì cũng có người giám sát bạn.
Video đang HOT
16. Đừng cho người khác vay tiền một cách dễ dàng, trừ khi bạn tin tưởng tuyệt đối vào người đó và người đó có đạo đức tốt, nếu không bạn sẽ phải chuẩn bị luôn tinh thần là có thể mình sẽ không lấy lại được khoản này.
17. Đừng tin một cách mù quáng vào các đánh giá trực tuyến, bởi quá nửa chúng là do đội ngũ seeding tạo ra. Hãy tham khảo thêm ý kiến của người quen trước khi mua.
18. Xem thêm các bộ phim truyền cảm hứng và các bài phát biểu của người nổi tiếng, trang bị cho mình sức mạnh tinh thần và bạn không cần quá nhiều vật chất để ngụy trang.
19. Học một kỹ năng theo sở thích của bạn, đó có thể là trang điểm, chỉnh sửa, thiết kế đồ họa… Tìm cho mình một công việc mang lại thu nhập phụ và trở thành một cô nàng đa-zi-năng.
20. Nếu nhà ở xa công ty, có thể xem xét việc mua một chiếc ô tô giá rẻ. Suy cho cùng, tiết kiệm thời gian cũng là một cách tiết kiệm tiền.
21. Khi lượn lờ các sàn thương mại điện tử, hãy sử dụng các ứng dụng thanh toán liên kết chính thức với sàn, bạn có thể có được các mã giảm giá hấp dẫn và tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
22. Dùng đồ skincare tuân thủ nguyên tắc chai rỗng, chỉ mua khi đã dùng hết.
23. Uống trà sữa ít đi, nhất là con gái. Trà sữa có hàm lượng đường cao và nhiều chất phụ gia khiến bạn mập lên, xấu đi, tăng đường huyết, tốn tiền. Có đáng để hy sinh nhiều như vậy cho một thức uống ngon không?
24. Đừng lập thẻ gym thời hạn quá dài, thậm chí là không làm. Tốt hơn là bạn nên tiết kiệm tiền và xem các series video về tập tành. Miễn là bạn đủ kỷ luật với bản thân và đủ tự giác, ngay cả ở nhà bạn vẫn sẽ quản lý được vóc dáng của mình.
25. Đi ngủ sớm và dậy sớm, bạn có thể tiết kiệm một phần tiền cho các sản phẩm chăm sóc da.
26. Mỗi lần trước khi ra ngoài, hãy để trong túi xách một chai nước và một ít khăn giấy, đừng để đến lúc quên mang rồi phải mua mới dùng tạm.
27. Nguyên tắc khi mua hàng online là phải tham khảo nhiều shop khác nhau trước khi quyết định mua. Cùng một món đồ nhưng nếu bạn chịu khó tham khảo, bạn sẽ mua được nó với giá rẻ hơn mà chất lượng vẫn tương đương.
28. Bớt xem livestream bán hàng, dễ bị mê hoặc lắm đó.
29. Làm việc chăm chỉ hơn, cố gắng hơn để có cơ hội thăng chức và tăng lương.
30. Từ chối các khoản đầu tư mạo hiểm, có thể ký quỹ hay chơi cổ phiếu nhưng phải tìm hiểu thật kĩ. Thứ này không quá thích hợp cho những người mù tịt kiến thức.
31. Tự động đổi mọi món đồ thành ngày công trước khi quyết định mua gì. Ví dụ, một thỏi son mới có giá 800k, một ngày công là 400k, suy ra mua một thỏi son cần 2 ngày vất vả làm việc. Hãy tự hỏi bản thân xem điều này có đáng không.
32. Đừng mua kem đánh răng đắt tiền, nó chỉ đóng vai trò như một chất ma sát chứ không có nhiều tác dụng như quảng cáo.
33. Cần gửi chuyển phát nhanh cố gắng hạn chế gửi vào giờ cao điểm.
34. Sau 8 giờ tối, rau và thịt trong siêu thị thường được giảm giá. Mua vào thời điểm này tiết kiệm được một nửa số tiền là chuyện bình thường.
35. Hãy đi mua sắm sau khi đã ăn ở nhà. Lúc này dù tới siêu thị hay đi ngang qua hàng xiên nướng, bạn cũng không còn suy nghĩ muốn tiêu tiền nữa.
36. Đồ ăn vặt có thể mua những thứ cận date, cùng một số tiền như bình thường nhưng bạn có thể mua được gấp 3, quá xịn!
37. Sắm một cái túi vải chuyên để đi siêu thị, mỗi lần chỉ tiết kiệm được vài nghìn tiền túi thôi nhưng vẫn là tiền, lại còn thân thiện với môi trường.
38. Tân sinh viên có thể tham gia group đồ thanh lý của trường khi cần mua các đồ dùng thiết yếu hàng ngày, vì những sinh viên cuối cấp sẽ có rất nhiều đồ không còn dùng đến bán đi.
39. Nếu bạn mua một cái gì đó bạn không hài lòng trên mạng, hãy chọn trả lại hàng và hoàn tiền. Để nó ở nhà không chỉ khó chịu mà còn lãng phí.
40. Tập chạy nửa tháng trước khi đăng ký tập gym. Nếu ngay cả việc này bạn cũng không làm được, vậy bạn nghĩ thẻ gym của bạn có tác dụng không?
41. Đừng vào cửa hàng nội thất mua bóng đèn. Hãy tới những hàng chuyên về đồ điện, một chiếc bóng đèn tiết kiệm điện có giá chỉ chục nghìn, rất rẻ.
42. Rảnh rỗi có thể đọc tin trên app tin tức có tặng token. Việc này không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức, thường thức mà còn có thể đổi những token kia thành tiền mặt hoặc voucher.
43. Chọn đi du lịch trái mùa. Vé máy bay, đặt phòng khách sạn,… sẽ rẻ hơn kha khá.
44. Bạn có thể mang về nhà tất cả những đồ dùng một lần mà bạn được cung cấp khi ở khách sạn, bạn đã bỏ tiền ra để mua chúng mà. Sữa tắm có thể dùng để đánh giày, bàn chải đánh răng dùng một lần có thể làm sạch các ngóc ngách trong nhà.
45. Nếu bạn muốn mua áo khoác giảm giá, tốt nhất nên mua chúng trái mùa. Vào mùa đông, giá của nó có thể lên đến 1-2 triệu nhưng vào mùa hè, nó sẽ giảm chỉ còn mấy trăm thôi.
46. Nếu có quá nhiều pin AAA ở nhà, bạn có thể mua hộp chuyển đổi pin. Lúc này, pin AAA có thể được sử dụng trực tiếp như pin AA. Các loại pin khác cũng tương tự.
47. Các loại lọ tương ớt, lọ mật ong rửa sạch lau khô, có thể dùng làm lọ kín khí.
48. Đừng vứt đầu xà bông đi, mỗi lần đun nước luộc khăn thả một miếng vào, tác dụng khử trùng rất tốt.
49. Bỏ vỏ bưởi hoặc vỏ cam vào tủ lạnh, khử mùi rất hiệu quả, không tốn tiền mua hộp khử mùi nữa.
50. Quần áo cũ rộng rãi có thể dùng làm đồ ngủ.
Tranh minh họa: Tổng hợp
7 cách để tiết kiệm nhiều hơn, tiết kiệm nhanh hơn và đầu tư tốt hơn
Sẽ không có phép màu nào giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng chỉ sau 1 đêm nhưng những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn, nhanh hơn và đầu tư tốt hơn.
Lên kế hoạch tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư khôn ngoan hơn thường là điều chúng ta nghĩ đến vào những ngày cuối tháng, khi chúng ta thấy tiền trong tài khoản của mình đang ngày một cạn kiệt.
Sẽ không có phép màu nào giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng chỉ sau 1 đêm nhưng có được phương pháp lập kế hoạch tốt và quản lý hiệu quả chắc chắn sẽ hữu ích với tiền của bạn. Dưới đây là một số mẹo khác để giúp bạn cải thiện cách tiết kiệm và đầu tư.
1. Đặt mục tiêu
Nếu bạn thiết lập được số tiền bạn cần để sinh lời, bạn có thể bắt đầu lập một kế hoạch đầu tư. Shutterstock
Theo Giám đốc tài chính Paula Satrústegui, việc bạn muốn tiết kiệm 2.000 đô la không giống như muốn tiết kiệm 10.000 đô la. Điều đầu tiên bạn cần làm là đặt mục tiêu và biết chính xác những gì mình muốn đạt được với những đồng tiền tiết kiệm thay vì luôn mơ hồ.
Khi đặt ra mục tiêu, bạn sẽ biết chính xác lợi nhuận cần thiết để thực hiện được những mục tiêu đó và chắc chắn xem liệu đó có phải là những mục tiêu hợp lý hay không. Một khi đã xác định được chắc chắn lợi nhuận mình cần, bạn có thể bắt tay vào lập kế hoạch đầu tư với các con số cụ thể.
2. Biết bản thân có thể tiết kiệm được bao nhiêu
Bạn sẽ dễ dự đoán được số tiền mình sẽ tiết kiệm hàng năm khi theo dõi các khoản chi tiêu của mình.
Điều quan trọng là bạn phải biết thực tế mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu hàng tháng. Không phải chỉ là tiết kiệm một ít chỗ này, một ít chỗ kia mà bạn cần nhận thức được mức độ tiết kiệm của mình.
Giáo sư Javier Niederleytner, Thạc sĩ Tài chính và Chứng khoán cho biết: "Ban đầu, bạn sẽ phải lập ngân sách hàng năm, nhớ tính cả các chi phí hàng năm như thuế, bảo hiểm... Bằng cách này, bạn sẽ dự đoán dễ hơn số tiền mình có thể tiết kiệm được".
3. Kiểm soát chi phí của bạn
Hãy theo dõi chi tiêu để đảm bảo không để lọt những khoản chi không cần thiết.
Satrústegui nói: "Chúng ta thường không thực sự biết tiền của mình đi đâu khi thực hiện những giao dịch lần đầu".
Ví dụ: Nếu bạn đăng ký thẻ khách hàng thân thiết ban đầu miễn phí, bạn có thể bị tính phí sau đó mà thậm chí không nhận ra.
Với các khoản chi nhỏ, chúng ta sẽ dễ bỏ qua, tặc lưỡi vì cho rằng chúng không đáng bao nhiêu. Tuy nhiên xét trong thời gian 1 tháng hay 1 năm, tổng cộng những khoản chi đó sẽ ngốn ví tiền của bạn khoản không nhỏ. Hãy đảm bảo bạn đã thực hiện các sao kê ngân hàng cũng như ghi lại chi tiêu bằng tiền mặt để biết tiền của mình đang đi đâu.
4. Tính toán lợi nhuận bạn cần
Việc xác định lợi nhuận bạn muốn sẽ giúp bạn xác định liệu các mục tiêu mình đã đặt ra có thực tế hay không.
Nếu bạn có mục tiêu và biết mình có thể thường xuyên tiết kiệm được bao nhiêu, bạn có thể tính toán lợi nhuận cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nếu bạn chỉ đơn giản là cất gọn tiền một chỗ, lạm phát sẽ "ăn" tiền của bạn và trong vài năm, những gì bạn có có thể giá trị thấp hơn bây giờ.
Đó là lý do vì sao việc lập kế hoạch lại quan trọng đến vậy. Lập kế hoạch chính xác sẽ giúp bạn dễ đạt được lợi nhuận và mục tiêu mà mình đã đặt ra trong khung thời gian mong muốn hoặc sẽ cảnh báo cho chúng ta biết rằng các mục tiêu mình đã đặt ra ban đầu là không thể đạt được.
5. Biết lược đồ rủi ro của bạn
Việc thiết lập lược đồ rủi ro sẽ giúp bạn xác định sản phẩm nào là phù hợp nhất với mình.
"Lược đồ rủi ro của bạn về cơ bản dựa trên tâm lý của bạn, tương tự như trò nhảy bungee vậy, một số người dám nhảy bungee trong khi số khác thì không. Có những người chấp nhận rủi ro trong cuộc sống và có những người khác lại không", chiến lược gia đầu tư Victor Alvargonzález giải thích.
Lược đồ rủi ro là mô hình dùng để phân tích thái độ đối với rủi ro của người ra quyết định. Thiết lập lược đồ rủi ro sẽ giúp bạn chắc chắn rằng mình có thể đầu tư vào sản phẩm nào và sản phẩm nào là phù hợp nhất với bản thân. Ví dụ: Một số người có thể rất thận trọng khi tiếp xúc với thị trường chứng khoán trong khi những người khác không ngại chấp nhận rủi ro.
Theo Giáo sư Niederleytner: "Bạn không nên mãi sống một cuộc sống bên lề. Thực tế là chúng ta không thể chuẩn bị cho tất cả mọi thứ và không nên bị ru ngủ trong cảm giác an toàn giả tạo". Nếu bạn cần khoản tiền đó trong ngắn hạn, tốt hơn là không nên đầu tư và thay vào đó chỉ đầu tư những gì bạn không cần trong ngắn hạn.
6. Chọn đúng thời điểm để đầu tư vào các sản phẩm phù hợp
Một nhà đầu tư xem thông tin chứng khoán trên điện thoại di động.
Điều quan trọng là chúng ta cần tiến hành đầu tư vào đúng sản phẩm và đúng thời điểm. Theo các chuyên gia, một số sản phẩm nhất định sẽ hấp dẫn trong một thời gian ngắn và nếu bạn chần chừ, cơ hội tốt sẽ nhanh chóng tuột khỏi tầm tay.
7. Đa dạng hóa các khoản đầu tư
Quỹ đầu tư có thể là một cách hữu ích để bạn tránh dồn tất cả hy vọng của mình vào một khoản đầu tư.
Về cơ bản, đừng bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Các khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời cao thì thường đi kèm với rủi ro cao và ngược lại, những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp đi kèm với rủi ro thấp. Đa dạng hoá danh mục đầu tư sẽ giúp bạn giảm bớt mức độ rủi ro.
Một cách giúp bạn tránh rơi vào bẫy này là thông qua các quỹ đầu tư. Bằng cách này, bạn có thể kết hợp nhiều loại đầu tư vào một sản phẩm duy nhất. Cùng với việc thực hiện các bước này, bạn cũng cần lưu ý xem liệu mình có hiểu biết đủ về tài chính khi quản lý các khoản đầu tư của mình hay không.
15 mẹo để vợ chồng cùng nhau "tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu" 15 mẹo này sẽ giúp vợ chồng bạn tiết kiệm tiền cho mọi thứ, từ chi tiêu hàng ngày đến những buổi hẹn hò lãng mạn; điều chỉnh tài chính để có thể dành nhiều hơn cho tương lai của mình. Nếu bạn và vợ/chồng của mình muốn cắt giảm chi tiêu, tiết hiệm hiệu quả, sẽ tốt hơn khi hai bạn làm...