50 cơ sở Đại học sẽ sử dụng KẾT QUẢ này để XÉT TUYỂN năm 2022: Sĩ tử 2k4 cần phải bắt nhịp ngay để có cơ hội, 2k5 cũng cần lưu ý
Mùa thi ĐH năm nay sẽ có quá nhiều thay đổi và 2k4 cần phải bắt nhịp ngay để có cơ hội cho kỳ tuyển sinh 2022 này.
2k5 cần theo dõi sát sao để chuẩn bị cho mình chiến lược học và ôn phù hợp trong năm tới.
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa qua đã trao đổi với đại diện gần 50 cơ sở đại học về khai thác kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh năm 2022. Tham dự cuộc trao đổi trên có đại diện nhiều cơ sở đại học lớn như ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng, các trường trong khối công an, quân đội…
Đại diện nhiều trường tham gia đều cho biết sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh trong nhiều phương thức xét tuyển.
Phổ điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 cho thấy độ phân hóa cao, đánh giá được toàn diện năng lực học sinh Trung học Phổ thông, dần tiệm cận theo một số chuẩn mực quốc tế. Mức điểm trung bình thí sinh đạt được là 86,8/150 (tương đương 5,8/10). Khoảng 11% thí sinh đạt điểm trên 105 (7/10); trong đó, xấp xỉ 1% thí sinh đạt điểm trên 120/150 (tương đương 8/10). Với phổ điểm này, các cơ sở giáo dục đại học có thể sử dụng để tuyển sinh những chương trình đào tạo chất lượng cao, các ngành có tính cạnh tranh, phân loại thí sinh.
Bài thi đánh giá năng lực bao gồm những gì?
Bài thi đánh giá năng lực có 150 câu hỏi thi, mức điểm tối đa 150, thời gian thi trong 195 phút. Bao gồm phần tư duy định lượng (toán học, thống kê và xử lý số liệu), với 50 câu làm trong thời gian 75 phút; phần tư duy định tính (văn học, ngôn ngữ), với 50 câu hỏi làm trong 60 phút và phần khoa học tự nhiên – xã hội (lý, hóa, sinh, sử, địa) với 50 câu, làm trong 60 phút.
Video đang HOT
Bài thi đánh giá năng lực sẽ làm trên máy, có thể linh hoạt tổ chức ở nhiều địa điểm, thời điểm khác nhau. Ưu điểm không bị quá áp lực do dịch COVID-19 và có thể đáp ứng việc chủ động tuyển sinh nhiều đợt/năm của các cơ sở giáo dục đại học.
Mùa thi ĐH năm nay sẽ có quá nhiều thay đổi và 2k4 cần phải bắt nhịp ngay để có cơ hội cho mùa thi 2022 này. Ảnh minh họa.
Kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8-2022. Ngoài việc sử dụng kết quả này để tuyển sinh cho các trường thành viên, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức hoặc cung cấp kết quả thi này cho các trường khác tuyển sinh năm tới.
Về phương án phối hợp tuyển sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất các cơ sở giáo dục đại học có sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển cần công bố trên Đề án tuyển sinh của mỗi trường số lượng chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức này. Đồng thời, các trường hỗ trợ Đại học Quốc gia Hà Nội trong công tác tổ chức thi trên diện rộng (nếu có). Các trường có thể tham gia xét tuyển theo đợt chung hoặc theo kế hoạch xét tuyển riêng của từng trường.
Nhiều trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐH BK Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển 7.500 sinh viên năm 2022 bằng ba phương thức gồm: xét tuyển tài năng (20-30% chỉ tiêu), kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (60-70%), và dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (10-20%). Như vậy, kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ được dùng để tuyển 10-20% thí sinh, thậm chí ít hơn cả phương thức xét tuyển tài năng.
Không chỉ Đại học Bách khoa Hà Nội, các trường đại học sẽ tham gia và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2022 hiện bao gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Công nghệ Giao thông vận tải, Giao thông vận tải, Mỏ – Địa chất, Thăng Long, Thuỷ lợi, Xây dựng Hà Nội và Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Mỗi trường sẽ có cách thức sử dụng kết quả thi vào xét tuyển đại học khác nhau.
Như vậy, với 2 đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG HN, đề thi Đánh giá tư duy của ĐHBK HN thì học sinh chọn 1 trong 60 trường ĐH cả nước trong đó có nhiều trường top đầu.
Tuyển sinh đại học 2022: Xu hướng các đại học tăng chỉ tiêu xét tuyển qua kỳ thi riêng
Năm 2022, nhiều trường đại học cho biết sẽ mở rộng việc sử dụng kết quả của các kỳ thi riêng, giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điểm đáng chú ý nhất trong tuyển sinh năm 2022 là nhiều trường đại học mở rộng phương thức tuyển sinh, tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá tư duy, năng lực của học sinh.
Nhiều đơn vị đã thông báo tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2022 như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thông báo sẽ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT vào tháng 5/2022.
Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến năm tới tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với 7-8 đợt trong năm cho thí sinh, phục vụ tuyển sinh diện rộng.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Phó Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đến nay, có gần 30 cơ sở giáo dục đại học như Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương Mại, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải... đã chính thức liên hệ với Đại học Quốc gia Hà Nội, đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học năm 2022.
Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội vừa đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Theo đó, trường tuyển sinh bằng 3 phương án và thay đổi đáng kể về chỉ tiêu. Trường dành 10 - 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 60 - 70% tổng chỉ tiêu bằng hình thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và 20 - 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng.
Đại diện Đại học Giao thông Vận tải cũng cho hay, trường sẽ duy trì bốn phương thức tuyển sinh như năm ngoái gồm sử dụng kết quả thi tốt nghiệp (40 - 50%), kết quả học bạ THPT (20 - 30%), tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế (1 - 2%), xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp (5 - 10%).
Trường cũng dành 20- 30% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức. So với năm ngoái, tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm khoảng 30%.
Đại diện Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, phương thức tuyển sinh của trường là dành khoảng 30% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. 70% còn lại là chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thông báo sẽ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT vào tháng 5/2022 để làm phương thức tuyển sinh. Thời gian tới, trường sẽ công bố số lượng chỉ tiêu và tỷ lệ xét tuyển theo từng phương thức xét cụ thể.
Đại diện Đại học Thủy lợi cho biết, dự kiến năm 2022 trường sẽ tuyển khoảng khoảng 5.200 sinh viên cho 39 ngành đào tạo. Ngoài 3 phương thức truyền thống: xét tuyển thẳng, xét kết quả học tập 3 năm THPT, xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay trường áp dụng thêm phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Trong đó, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Thái Nguyên: Hỗ trợ 100% lệ phí thi cho học sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên Đáng chú ý nhất là việc hỗ trợ 100% lệ phí thi với các trường hợp có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương. Nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh theo chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong bối...