5 yếu tố người Mỹ dạy con từ thuở mầm non, nếu lĩnh hội được đứa trẻ nào cũng trở thành thiên tài
Tại Mỹ, nơi nền giáo dục được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới, giáo dục trẻ mầm non được đặc biệt coi trọng, vì đây là nền móng, là bước đệm để con trẻ hình thành nhân cách, tư duy.
Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy ở đâu? Ông đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là trường mầm non, vì ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai. Người sáng lập Microsoft, Bill Gates – “Năm năm đầu tiên đặt nền móng rất nhiều cho 80 năm sau này”. Rõ ràng giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Tại Mỹ, nơi nền giáo dục được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới, giáo dục trẻ mầm non được đặc biệt coi trọng, vì đây là nền móng, là bước đệm để con trẻ hình thành nhân cách, tư duy.
Hãy cùng tham khảo cách người Mỹ dạy con qua những kinh nghiệm sinh sống và trực tiếp giảng dạy của thạc sỹ Alex Agafonov. Ông là một chuyên gia nổi tiếng về giáo dục tại Mỹ, ông luôn đề cao việc giáo dục cho trẻ tính tự lập và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Hiện nay, ông đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam với vai trò là người sáng lập trường mầm non song ngữ có tiếng.
1. Dạy trẻ từ tính tự lập
Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người, dù là trẻ em hay là người trưởng thành sự độc lập là yếu tố quan trọng. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn bé, thường từ 1 tuổi trở lên, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng đầu tiên thể hiện tính tự lập như tự phục vụ bản thân.
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: đánh răng, rửa mặt, chải đầu, ăn cơm, buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya,… Ở Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh các bà mẹ chạy theo một đứa trẻ để cho nó ăn từng miếng một vì tự phục vụ bản thân chính là thể hiện cao nhất của tính tự lập.
2. Dạy trẻ sự lễ phép
Tại các trường mầm non ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trẻ mầm non đều được giáo dục phải biết nói những điều cơ bản “xin lỗi”, “cảm ơn”, “không có chi”, biết chào hỏi mọi người “xin chào”, “tạm biệt”… Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.
Ở độ tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ. Bên cạnh yêu cầu trình độ cử nhân trở lên, những giáo viên này còn phải thông qua một chương trình tập huấn chuyên nghiệp và đạt được “Chứng chỉ giáo viên mẫu giáo” hoặc “Chứng chỉ giáo viên tiểu học”. Những năm gần đây, một số bang của Mỹ còn đưa ra yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sỹ đối với các giáo viên ở trường mẫu giáo.
3. Sự tôn trọng
Mỹ là một đất nước tôn trọng sự tự do cá nhân, việc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái, quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của họ, mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha mẹ hay thầy cô không thể thay thế chúng quyết định hay lựa chọn mà chỉ là tư vấn đưa ra các lời khuyên, còn chính bản thân mỗi người sẽ phải có quyết định và tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.
Video đang HOT
4. Học thuật
Tại Hoa Kỳ, kỹ năng đọc được giới thiệu cho trẻ từ rất sớm. Tuy nhiên, chương trình học rất đa dạng và phong phú. Các trường mầm non đều khuyến khích các bé đọc sách và khuyến khích phụ huynh đọc sách cho bé nghe 20 phút mỗi ngày để giúp hình thành thói quen đọc sách và tinh thần ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh.
Đồng dao rất quan trọng cho trẻ nhỏ vì nó giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ. Cả đồng dao và nhịp điệu giúp trẻ lắng nghe âm thanh và âm tiết của từ, giúp trẻ học đọc sau này. Hơn nữa, trẻ nắm bắt được việc sử dụng các biến âm, phát triển nhận thức ngữ âm, học cách dùng mẫu và trình tự, để có lợi thế về ngôn ngữ mới, đọc hiểu và toán học sau này. Trong cuốn sách “Reading Magic” – cuốn sách của tác giả có sách trẻ em bán chạy nhất Mem Fox chỉ ra rằng trẻ thuộc 8 bài đồng dao lúc 4 tuổi thường đọc rất sõi khi trẻ lên tám.
5. Tính kỷ luật
Tính kỷ luật rất cần thiết bao gồm các quy tắc sẽ được điều chỉnh trong suốt quá trình. Điều quan trọng là khi đặt ra các quy tắc, giáo viên hay phụ huynh cần phải đảm bảo việc thực thi các quy tắc đã đề ra. Theo kinh nghiệm, thầy Alex khuyên phụ huynh nên kiên trì trong việc này bù lại kết quả thu được cũng rất xứng đáng với những gì bỏ ra, trước tiên hãy đảm bảo các quy tắc ở nhà trường hay tại gia đình phải đảm bảo tính an toàn, cho phép trẻ phân biệt sự đúng sai và phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi trẻ hiểu rằng không thể được phép làm tất cả các điều mình muốn, khi bị từ chối trẻ sẽ nhận ra được các giới hạn và khuôn khổ cho phép. Tính kỷ luật còn giúp trẻ hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống và xã hội .
Áp dụng một cách nhất quán và phù hợp, nhưng giáo viên và phụ huynh không nên rơi vào cái bẫy tạo ra quy tắc quá cứng nhắc, mang tính áp đặt trong một bầu không khí tiêu cực thường xuyên và không có sự tôn trọng cùng những lời mỉa mai khó nghe sẽ làm tổn hại tới sự phát triển của trẻ, làm trẻ sợ hãi và rụt rè.
Theo Helino
Mầm non - Độ tuổi vàng kích hoạt, phát triển tư duy toán học
Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng: độ tuổi mầm non là khoảng thời gian lý tưởng cho việc kích hoạt, phát triển não bộ. Các nghiên cứu cũng khẳng định quá trình hình thành và phát triển tư duy, tổ chức trong não bộ của trẻ không phải được quyết định bởi gien di truyền mà chủ yếu thông qua các trải nghiệm và môi trường các bé được nuôi dạy.
Độ tuổi vàng để kích hoạt não bộ
Độ tuổi mầm non là khoảng thời kỳ "vàng" cho sự phát triển não bộ. Từ khi sinh ra, trẻ đã có khoảng một tỷ tế bào thần kinh trong bộ não của mình. Mỗi dây thần kinh não có nhiều chi nhánh kết nối với các chi nhánh của các dây thần kinh khác. Các kết nối thần kinh có thể có trong não bộ của trẻ nhỏ là hàng nghìn tỉ.
Ivan Petrovich Pavlop (1849-1936), nha tâm lý - sinh lý học ngươi Nga, ông tô cua thân kinh hoc, đông thơi la môt nhà tâm ly hoc nôi tiêng, ngươi đươc giai Nobel đa chỉ ra rằng "95% tiềm năng phát triển của con người tập trung trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, chỉ có 5% sẽ được phát triển trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời...".
Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một đứa trẻ vượt trội không chỉ có một trí óc thông minh mà còn cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc... và tất cả chỉ có được khi bé phát triển toàn diện trên cả 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Chính vì thế, giai đoạn mầm non được xem là giai đoạn vàng để phát huy tối đa năng lực trí não của bé mà bố mẹ không thể bỏ qua. Cùng với việc đảm bảo cho con nguồn dinh dưỡng hợp lý, sự tương tác về mặt tình cảm thì ngay từ lúc này, bố mẹ cũng nên cho trẻ trải nghiệm những hoạt động thường ngày như chơi mà học qua đồ chơi và sự tương tác, nghe đọc sách, nghe nhạc...
Cùng chung quan điểm trên, Công ty CPGD Tân Thời Đại đã đề nghị và được PGS. TS Lê Anh Vinh nhận lời nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển môi trường toán học với trẻ mầm non, mà ở đó, các bé được vui chơi và trải nghiệm toán học một cách tự nhiên nhất.
Thông qua Công ty CPGD Công nghệ xanh, PGS. TS Lê Anh Vinh đã biên soạn riêng cho Mầm non Tân Thời Đại bộ Chương trình, tài liệu đặc thù "Kích hoạt phát triển tư duy Toán" dành riêng cho trẻ mầm non từ 4 - 6 tuổi.
Mầm non được coi là độ tuổi vàng để "kích hoạt phát triển tư duy toán"
Kích hoạt phát triển tư duy Toán cho trẻ mầm non
Với Chương trình "Kích hoạt phát triển tư duy Toán" các bé được làm quen với Toán theo một cách mới mẻ và phù hợp với tâm sinh lý trẻ mầm non. Mỗi bài học đều được thiết kế dưới hình thức các trò chơi vận động tư duy để từ đó có thể khơi gợi trong trẻ sự hứng thú với việc học, kích thích sự tò mò và kích hoạt tư duy Toán ngay từ những năm đầu đời của trẻ.
Phương pháp được sử dụng trong chương trình là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc về phương pháp dạy học toán của các nước tiên tiến trên thế giới, nơi PGS đã học tập và trưởng thành, theo quan điểm giáo dục sớm và phù hợp với mục tiêu cũng như nội dung giáo dục được quy định trong chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chương trình kích hoạt phát triển tư duy toán" của PGS.TS Lê Anh Vinh thu hút và kích thích sáng tạo trẻ nhỏ
Trong chương trình "Kích hoạt phát triển tư duy Toán", mỗi lớp học sẽ chú trọng vào sự tương tác giữa giáo viên và trẻ nhằm giúp giáo viên hiểu rõ năng lực của từng bé, để từ đó có phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Bên cạnh đó, hệ thống bài tập bao gồm các trò chơi, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cũng được thiết kế đa dạng, kích thích sự sáng tạo trong mỗi trẻ em, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ sâu để trẻ được rèn luyện kĩ năng tự tư duy, tự giải quyết vấn đề.
Chương trình sử dụng các ngữ liệu phù hợp với từng độ tuổi, tích hợp yêu cầu làm quen với thế giới xung quanh trẻ, làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ, gắn liền với đời sống của trẻ trong môi trường Việt Nam và hội nhập Quốc tế.
Theo yêu cầu của Tân Thời Đại, tài liệu được thiết kế song ngữ Việt - Anh. Mỗi giờ vận động tư duy toán học, trẻ cũng đồng thời phát triển Anh ngữ phù hợp với lứa tuổi.
PGS. TS Lê Anh Vinh là cựu sinh viên chuyên Toán trường ĐHKHTN - ĐHQGHN (năm 1998 - 2001), tốt nghiệp trường ĐH New South Wales tại Úc với chuyên ngành Toán - Tin học và trở thành Tiến sĩ tại trường ĐH Harvard của Hoa Kỳ (năm 2006 - 2010). Năm 2013, TS Lê Anh Vinh được phong hàm Phó Giáo Sư ở tuổi 30. Anh chính khởi nguồn cảm hứng để Tân Thời Đại nghĩ về toán học với trẻ thơ; là biểu tượng mà Mầm non Tân Thời Đại muốn xây dựng cho các bé trong tương lai: vừa thông minh sáng tạo lại rất giản dị thân thiện; vừa hiện đại lại cũng rất Việt Nam và điều quan trọng hơn là anh thành đạt sớm ở tuổi 30 nhờ cách anh học toán, vui chơi cùng toán. Và Tân Thời Đại muốn các bé của mình cũng được trưởng thành theo cách của Anh.
Chiều 29/7 vừa qua, Trường Mầm non Tân Thời Đại đã chính thức nhận chuyển giao Chương trình, tài liệu "Kích hoạt phát triển tư duy Toán" dành cho trẻ mầm non từ chính PGS. TS Lê Anh Vinh và nữ Giám đốc Công ty CPGD Công nghệ xanh - Người phụ nữ Chủ nhân Câu lạc bộ Học toán cùng Jenny!
Lễ chuyển giao chương trình kích hoạt phát triển tư duy toán học cho trẻ mầm non của PGS.TS Lê Anh Vinh và trường mầm non Tân Thời Đại.
Mọi thông tin chi tiết về trường mầm non Tân Thời Đại và Chương trình kích hoạt phát triển tư duy toán học cho trẻ mầm non của PGS.TS Lê Anh Vinh bạn đọc có thể tham khảo tại:
Trường mầm non Tân Thời Đại
Tầng 2, tòa CT3, KĐT Eco Green City, 286 Nguyễn Xiển, Hà Nội
Hotline: 0943.59.5599
Website: https://tanthoidai.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tanthoidai.edu.vn
Theo Dân trí
Huy chương Toán học Fields bị đánh cắp sau 30 phút nhận giải Lễ trao giải thưởng Fields, giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới năm nay đã gặp phải một sự cố hy hữu: Huy chương trao cho một giáo sư Đại học Cambridge (Anh) bất ngờ bị đánh cắp chỉ 30 phút sau khi ông nhận giải. Theo báo Guardian, giáo sư Caucher Birkar thuộc Đại học Cambridge nằm trong số 4...