5 vitamin làm đẹp da vô cùng hiệu quả
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Mặc dù nhu cầu vitamin hàng ngày rất thấp (thường dưới 100 mg) nhưng vitamin rất cần thiết đối với nhiều chức phận quan trọng của cơ thể, đặc biệt là công dụng làm đẹp da vô cùng hiệu quả.
Một số loại vitamin có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa như vitamin E, vitamin C, vitamin D, vitamin K
Vitamin E
Vitamin E là một trong những vitamin có khả năng chống oxy hoá cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể. Chính vì vậy, vitamin E có tác dụng chống lão hoá, bảo vệ hệ thần kinh, hệ da cơ – xương và võng mạc mắt tránh được những tác hại bởi phản ứng này. Vitamin E giúp ngăn ngừa nếp nhăn và lão hóa trên da, có tác dụng tuyệt vời trong việc cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa sự mất nước và từ đó giúp làn da duy trì độ ẩm cần thiết suốt ngày dài. Nhu cầu vitamin E tăng phụ thuộc vào lượng acid béo chưa no có nhiều nối đôi trong khẩu phần và có thể dao động từ 5-20 mg/ngày.
Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu đậu tương, ngô, hướng dương. Hạt ngũ cốc và đậu đỗ nảy mầm, rau có mầu xanh đậm cũng là nguồn cung cấp vitamin E tốt. Một số thực phẩm giàu vitamin E như:
Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò như chất chống oxy hóa và là yếu tố quan trọng để tổng hợp collagen. Bởi vitamin C là thành phần chủ chốt trong việc hình thành collagen. Vitamin C hấp thu vào cơ thể đầy đủ sẽ giúp làn da của bạn trở nên sáng và có sức sống hơn, không bị khô, nhăn do ảnh hưởng lão hóa. Vitamin C không phải là một lớp màng bảo vệ cho da bạn khỏi tia nắng mặt trời mà nó sẽ giúp bạn chống lại sự oxy hóa của làn da do tia cực UV gây ra, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gốc tự do mà tia UV kích thích sản xuất một cách hữu hiệu.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do, có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, có khả năng cải thiện nhiều vấn đề về da như lấy đi những nốt đen trên da (lớp sừng già), ức chế việc tạo thành melanin, làm mờ sắc tố melanin, giúp da trắng sáng, làm mờ vết thâm, nám, tàn nhang. Nhờ thúc đẩy quá trình hình thành sợi collagen, da sẽ được làm đầy sẹo lõm do mụn.
Nhu cầu vitamin C theo khuyến nghị cho người trưởng thành là 70-75 mg/ngày. Người nghiện thuốc lá cần dùng tăng lên (100-200mg/ngày).
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, các loại thực phẩm giàu vitamin C nhất trong các loại rau xanh, quả chín là:
Video đang HOT
Vitamin A
Vitamin A giúp cho quá trình phát triển và tái tạo các tế bào da và niêm mạc, khả năng tiết dịch của các tế bào niêm mạc; kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như trứng cá, chốc lở…
Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Khi đưa vitamin A vào cơ thể, nó sẽ bắt các tế bào da chuyển hóa nhanh hơn, mang lại một làn da tươi mới mà không gây kích ứng da.
Nhu cầu vitamin A ở trẻ dưới 10 tuổi từ 325-400microgam/ngày, trẻ vị thành niên và người trưởng thành từ 500-600microgam/ ngày.
Vitamin A trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng retinol, còn thức ăn có nguồn gốc thực vật ở dưới dạng caroten (tiền vitamin A). Một số loại trái cây, rau xanh giàu caroten tốt cho da là:
Vitamin D
Không chỉ nổi tiếng với chức năng kết hợp với canxi để điều trị, ngăn ngừa loãng xương mà vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da, ngăn ngừa tình trạng lão hoá sớm.
Vitamin D2 và vitamin D3 là những vitamin làm đẹp da giúp da cân bằng, mịn màng và căng bóng. Ngoài ra, vitamin D còn giúp trị bệnh vẩy nến, một tình trạng da đỏ và tróc vảy thường xuyên.
Nhu cầu khuyến nghị vitamin D là 10microgam/ngày cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Với người trưởng thành trên 25 tuổi, nhu cầu là 5microgam/ngày.
Trong thực phẩm vitamin D có trong sữa, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, bơ… Nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là từ ánh sáng mặt trời, vì ánh sáng mặt trời giúp chuyển tiền vitamin D thành vitamin D3.
Vitamin K
Đây là chất dinh dưỡng quan trọng và không thể thiếu của cơ thể bởi nó tham gia vào quá trình khoáng hóa xương và đông máu, duy trì chức năng não, chuyển hóa lành mạnh và bảo vệ chống lại ung thư cho cơ thể khỏe mạnh nhất. Vitamin K rất tốt cho làn da, nó bảo vệ da khỏi những dấu hiệu lão hóa, điều trị vết bầm tím và sưng tấy và tăng cường độ sáng của da.
Nhu cầu vitamin K ở người trưởng thành từ 65-80mg / ngày.
Vitamin K có nhiều ở trong rau xanh, một số loại quả chín như:
Mẹo đơn giản tại nhà giúp đánh tan vết bầm tím
Các vết bầm tím là do các mạch máu dưới da bị vỡ, khiến máu tụ lại thành các mảng đỏ, tím hoặc xanh. Dưới đây là một số mẹo giúp đánh tan các vết bầm nhanh chóng.
Chườm đá: Đá lạnh khiến các mạch máu co lại, ngăn máu trào ra và tiếp tục tụ duwois da. Chườm đá ngay sau khi va chạm không chỉ giúp làm chậm, thậm chí ngăn hoàn toàn quá trình hình thành vết bầm, mà còn giúp giảm sưng và giảm đau.
Chườm túi trà thảo mộc: Bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào trà hoa cúc và oải hương để nguội, sau đó dùng khăn để chườm lên vết bầm tím. Các thành phần trong trà giúp giảm sưng đau nhờ có thành phần kháng viêm và giảm đau.
Kim sa: Kim sa là bài thuốc tại nhà cho các chấn thương phần mềm nhờ có tính giảm viêm, giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu. Bạn có thể dùng dầu kim sa hoặc kem kim sa để thoa trực tiếp lên vết bầm vài lần mỗi ngày.
Vitamin K: Bạn có thể thoa trực tiếp kem vitamin K lên vết bầm hai lần mỗi ngày, hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin K như rau ăn lá xanh và cá, hoặc uống viên bổ sung vitamin K. Tính làm đông máu của loại vitamin này sẽ giúp giảm mức độ của vết bầm.
Dứa: Dứa rất giàu loại enzim tiêu hóa protein, có tên gọi là bromelain. Hợp chất này không chỉ giúp đánh tan các vết bầm ngoài da mà còn có thể hỗ trợ điều trị các vết bầm trên xương, nhờ có tính kháng viêm mạnh mẽ.
Liên mộc: Liên mộc là một loại thảo dược truyền thống, được dùng trong điều trị các vết bầm tím tại nhà. Bạn có thể chườm lạnh vết bầm bằng trà liên mộc lanh, sau đó tiếp tục quá trình hồi phục bằng trà nóng.
Chườm nóng: Nhiệt độ cao sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết bầm, đặc biệt khi phương pháp này được áp dụng vài ngày sau chấn thương. Nhiệt độ cao giúp cải thiện tuần hoàn máu và làm giãn nở mạch máu.
Ban Âu (St. John's Wort): Tính kháng viêm của tinh dầu ban âu vừa có thể hỗ trợ quá trình hồi phục của vết bầm, vừa giúp giảm đau. Bạn chỉ cần thoa dầu lên vùng bị bầm tím vài lần mỗi ngày cho đến khi vết bầm hoàn toàn biến mất; hoặc có thể pha trà với lá ban Âu khô để uống.
Giấm táo: Giấm táo có rất nhiều công dụng điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà nhờ có tính kháng viêm tự nhiên. Bạn có thể nhúng khăn sạch vào hỗn hợp nước nóng và giấm táo để chườm lên vết bầm; hoặc nhúng một nhánh hành vào giấm táo rồi thoa lên vết bầm. Cần lưu ý chỉ áp dụng phương pháp này nếu vùng bầm tím không có vết thương hở.
Tinh dầu: Nhiều loại tinh dầu có thể cải thiện tuần hoàn và giúp phân tán lượng máu tụ ở khu vực bị bầm tím. Bạn hãy tạo hỗn hợp gồm 5 giọt dầu calendula (dầu hoa cúc), 2 giọt dầu thì là, 1 giọt dầu bách và 4 thìa cà phê tinh dầu hạt nho; sau đó dùng hỗn hợp thoa lên vết bầm mỗi ngày một lần./.
3 công thức nước detox tại nhà giúp bạn trẻ đẹp trước thềm năm mới 3 loại sinh tố giúp bạn thanh lọc cơ thể và giúp làn da sáng bừng. Những gì chúng ta ăn và uống thực sự có thể ảnh hưởng đến làn da. Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp làn da tươi trẻ, đủ nước? Vì vậy, hãy ngừng ăn kiêng để gầy đi và bắt đầu ăn...