5 vấn đề quan trọng rút ra từ thoả thuận an ninh song phương Mỹ – Ukraine
Thoả thuận này không yêu cầu phản ứng quân sự của Mỹ nếu Ukraine bị tấn công. Thỏa thuận cũng không vạch ra triển vọng mới cho việc Ukraine gia nhập NATO.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại lễ ký thỏa thuận an ninh bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Savelletri, Italy, ngày 13/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Chưa đầy một tháng trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã ký một thỏa thuận an ninh song phương được chờ đợi từ lâu bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy.
Thỏa thuận kéo dài 10 năm này đã trở thành thỏa thuận thứ 17 của Ukraine được ký kết theo Tuyên bố chung về hỗ trợ của G7. Mỹ đã cùng với các quốc gia khác, bao gồm Anh, Đức và Pháp ký các hiệp ước song phương tương tự để giúp Kiev trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Ít nhất 10 thỏa thuận nữa đang chờ được ký kết.
Không giống như NATO, thoả thuận này không yêu cầu phản ứng quân sự của Mỹ nếu Ukraine bị tấn công – trong trường hợp này, các bên sẽ gặp nhau trong vòng 24 giờ. Thỏa thuận này cũng không vạch ra triển vọng mới cho việc Ukraine gia nhập NATO.
Là một phần trong nỗ lực lâu dài, Washington sẽ giúp phát triển lực lượng vũ trang Ukraine bằng cách huấn luyện, mở rộng hợp tác sản xuất vũ khí và thiết bị, cung cấp viện trợ quân sự và tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Dưới đây là 5 điều rút ra từ thỏa thuận an ninh chính thức đầu tiên giữa Ukraine và Mỹ:
Chưa từng có tiền lệ hay bình thường?
Tổng thống Zelensky cho biết thỏa thuận này “tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ ủng hộ những nỗ lực của Ukraine để giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga”, đồng thời mô tả thỏa thuận này là “cầu nối” cho tư cách thành viên NATO trong tương lai của Ukraine.
Văn bản nêu rõ Mỹ “cam kết hỗ trợ Ukraine phát triển một lực lượng hiện đại, có khả năng tương tác với NATO, có thể ngăn chặn và, nếu cần, bảo vệ chống lại một cuộc tấn công trong tương lai”, bao gồm phát triển khả năng phòng không và tên lửa, an ninh mạng và hàng hải của Ukraine.
Theo văn bản, Mỹ cũng cam kết nỗ lực mua sắm các phi đội máy bay chiến đấu hiện đại, “không giới hạn ở F-16″.
Video đang HOT
Được ông Zelensky mô tả là “chưa từng có”, thoả thuận với Washington là một thỏa thuận hành pháp, có nghĩa là nó được tổng thống Mỹ ký và có hiệu lực pháp luật.
Ihor Zhovkva, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho rằng về mặt pháp lý, thỏa thuận với Mỹ là “mạnh nhất” trong 17 thỏa thuận an ninh mà Kiev đã ký với các quốc gia khác.
Về phần mình, Oleksandr Kraiev, một chuyên gia về chính sách Bắc Mỹ tại tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại Ukraine Prism, nghi ngờ rằng thỏa thuận này là đặc biệt và gọi nó là “ít khiêu khích hơn”. Ông nói: “Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là một dấu hiệu cho thấy sự lãnh đạo của Mỹ, với một số biện pháp thực tế, mạnh mẽ để đảm bảo an ninh, đầu tư và gia nhập NATO của chúng tôi. Nhưng theo tôi, nó có vẻ kém triệt để hơn cả thỏa thuận với Anh”.
Hợp tác phi quân sự và cải cách
Ngoài hợp tác quốc phòng và an ninh, Mỹ và Ukraine nhất trí hợp tác về phục hồi và cải cách kinh tế. Điều này bao gồm hỗ trợ an ninh năng lượng của Ukraine và tầm nhìn của nước này về một hệ thống năng lượng hiện đại và phi tập trung tích hợp với châu Âu, cũng như tìm kiếm cơ hội cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu kinh tế của nước này do cuộc xung đột với Nga.
Các bên cũng đặt mục tiêu hợp tác trong các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế của Ukraine trong các lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng quốc phòng. Một điều khoản riêng của thỏa thuận dành cho việc cải cách thể chế của Ukraine “phù hợp với các nguyên tắc dân chủ và các tiêu chuẩn” của EU và NATO.
Kiev sẽ phải nỗ lực hoàn thiện cải cách tư pháp, thực hiện các biện pháp chống tham nhũng “mạnh mẽ” và tăng cường pháp quyền thông qua cải cách các thể chế thực thi pháp luật, an ninh, thuế và hải quan.
Nhưng cải cách tư pháp là một trở ngại lớn đối với Ukraine. Sau nhiều năm nỗ lực khởi động lại hệ thống tư pháp Ukraine, việc lựa chọn thẩm phán Tòa án Hiến pháp mới đang diễn ra theo các quy định mới đang ở giai đoạn cuối. Mykhailo Zhernkov, người đứng đầu cơ quan giám sát tư pháp Dejure, nói: “So với trước, đây là một bước tiến lớn”.
Tư cách thành viên NATO
Kiev bày tỏ hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh tháng 7 năm nay của NATO tại Mỹ sẽ mang đến một tín hiệu rõ ràng hơn về tư cách thành viên trong liên minh trong tương lai của Ukraine.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rõ rằng Ukraine khó có thể nhận được mời. Trong nhận xét mới nhất của mình, Tổng thống Biden nói rằng trước đây ông chưa sẵn sàng ủng hộ “NATO hóa Ukraine”, nhưng theo thỏa thuận, các bên công nhận điều đó “là cầu nối để Ukraine cuối cùng trở thành thành viên NATO”.
Thỏa thuận cho biết, nếu và khi điều kiện an ninh cho phép, Kiev và Washington cũng có kế hoạch tham vấn về các chương trình huấn luyện và diễn tập khả thi ở Ukraine.
Ngoài ra, Ukraine cam kết kết hợp học thuyết của NATO và các khái niệm về tác chiến liên hợp ở tất cả các cấp độ trong lực lượng an ninh và quốc phòng của mình, đồng thời đảm bảo sử dụng và hỗ trợ hợp lý các khả năng mới.
Kể từ năm 2014, Kiev đã nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình và đưa học thuyết của mình theo tiêu chuẩn NATO. Ukraine cũng đã dần chuyển từ sử dụng vũ khí do Liên Xô sản xuất sang sử dụng vũ khí được sản xuất theo tiêu chuẩn của NATO.
Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 8/6 cho biết, hơn 110 mẫu xe quân sự của Ukraine và nước ngoài đã được phê duyệt để sử dụng trong quân đội Ukraine kể từ tháng 3/2022.
Ukraine đã dần chuyển từ sử dụng vũ khí do Liên Xô sản xuất sang sử dụng vũ khí được sản xuất theo tiêu chuẩn của NATO. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến thắng “mơ hồ”
Mỹ và Ukraine sẽ nỗ lực đạt được “nền hòa bình công bằng và bền vững” tôn trọng các quyền của Ukraine theo luật pháp quốc tế, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Do các cam kết an ninh, Washington tìm cách “hỗ trợ các nỗ lực của Ukraine để giành chiến thắng trong cuộc chiến và ngăn ngừa một cuộc tấn công trong tương lai”.
Theo Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Zhovkva, đây là lần đầu tiên “chiến thắng của Ukraine” được viết thành văn bản. Tuy nhiên, thỏa thuận không đề cập đến việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine như một mục tiêu rõ ràng, mở ra điều khoản để giải thích.
Chuyên gia Kraiev nói rằng cần phải xác định chiến lược về việc tiếp tục hỗ trợ của Mỹ sẽ giúp Ukraine giành chiến thắng như thế nào. Kế hoạch mà chính quyền Biden sẽ đưa lên một số ủy ban Quốc hội, đã được đề cập trong dự luật viện trợ được thông qua vào cuối tháng 4 năm nay, cung cấp gần 61 tỷ USD cho Kiev.
Chuyên gia này lưu ý: “Thời hạn sắp hết và điều này sẽ cho chúng tôi biết chính xác định nghĩa này trong tài liệu có ý nghĩa gì và những vũ khí sẽ được cung cấp như thế nào”.
Vấn đề chấm dứt thoả thuận
Cả Kiev và Washington đều có thể chấm dứt thỏa thuận. Một trong các bên phải đưa ra thông báo bằng văn bản và việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau sáu tháng.
Nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, số phận của thỏa thuận dường như không rõ ràng. Ông Trump, ứng cử viên hàng dầu của đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sắp tới, mới đây đã cảnh báo huỷ bỏ thoả thuận.
Tại một hội nghị phe bảo thủ ở Michigan (Mỹ) ngày 15/6, ông Trump tuyên bố sẽ ngừng việc gửi hàng chục tỷ USD cho Kiev, cam kết sẽ giải quyết cuộc xung đột Nga – Ukraine nếu như ông tái đắc cử trong năm nay.
John Bolton, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, nói với CNN : “Nếu ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1 năm sau, ông ấy có thể huỷ bỏ toàn bộ thỏa thuận này”.
Theo chuyên gia Kraiev, có cách để ngăn chặn điều đó xảy ra là đệ trình thỏa thuận lên Quốc hội Mỹ để phê duyệt.
Hungary tiếp tục trì hoãn phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển
Các nhà lập pháp đảng cầm quyền ở Hungary tẩy chay cuộc họp bất thường của quốc hội do các đảng đối lập kêu gọi phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO.
Phiên họp lập pháp Hungary hôm 31/7 đã bị hoãn lại sau khi các thành viên đang cầm quyền - Fidesz, những người chiếm đa số 2/3 tại Quốc hội Hungary, không xuất hiện trong cuộc họp.
Bộ trưởng Nội các Hungary Gergely Gulyas tuần trước cho biết, Quốc hội Hungary có thể phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự vào mùa thu.
Quốc hội Hungary trì hoãn phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển. (Ảnh: AP)
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai thành viên NATO đến nay chưa phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này. Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO sau những lo ngại về an ninh khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phần Lan gia nhập NATO hồi tháng 4.
Quá trình phê duyệt kết nạp Thụy Điển vào NATO tại Quốc hội Hungary đã bị trì hoãn kể từ tháng 7 năm ngoái. Thủ tướng Viktor Orban nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO.
Ông Orban cáo buộc hai quốc gia Bắc Âu truyền bá "những lời dối trá trắng trợn" về nền dân chủ và pháp quyền của Hungary. Tuy nhiên, các nhà lập pháp nước này sau đó chấp thuận đơn xin gia nhập của Phần Lan vào cuối tháng 3.
Đơn xin gia nhập NATO phải được quốc hội của từng thành viên phê chuẩn. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Thụy Điển chưa giải quyết các vấn đề liên quan các nhóm vũ trang ủng hộ người Kurd mà Ankara coi là "khủng bố".
Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố ủng hộ việc gia nhập của Thụy Điển.
Những ngày bận rộn của Thổ Nhĩ Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh NATO Tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Litva từ 11-12/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã vô cùng bận rộn với nhiều sự kiện được quan tâm như thỏa thuận F-16 với Mỹ, việc Thụy Điển muốn trở thành thành viên khối quân sự và vai trò của Ankara trong xung đột Nga-Ukraine. Trong ảnh (từ...