5 TV màn hình lớn, giá rẻ mùa World Cup
LG 49LB551T, Sharp LC-46LE450M hay Samsung UA-48H5100 sở hữu màn hình 46 tới 49 inch nhưng có giá bán chỉ từ 11,5 triệu đồng
World Cup 2014 sắp khai mạc cũng là thời điểm thị trường TV hè trở nên sôi động. Năm nay, các nhà sản xuất kết hợp với đại lý tung ra hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá nhấn mạnh vào dòng TV màn hình lớn kích thước 46 inch đến 50 inch.
Theo đại diện một nhà sản xuất trong nước, ngành hàng TV ở thời điểm giữa năm nay sẽ tăng ít nhất từ 10% đến 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng cũng đẩy mạnh bằng việc giảm giá một số model chủ lực, giá thấp hơn cả model màn nhỏ hơn cùng đời nhưng lại hạn chế số lượng sản phẩm bán ra.
Dưới đây là những mẫu TV màn hình lớn hút khách trên thị trường:
LG 49LB551T
Mẫu TV 49 inch của nhà sản xuất Hàn Quốc nhận được nhiều quan tâm khi sở hữu những công nghệ nổi bật với mức giá hấp dẫn. Sử dụng tấm nền Full HD công nghệ IPS, 49LB551T cho hình ảnh sắc nét, góc nhìn rộng, màu sắc rực rỡ. Tính năng Time Machine II là điểm nhấn trên mẫu TV này cho phép người dùng ghi lại các chương trình yêu thích.
Giá tham khảo: 11,5 triệu đồng.
Sharp LC-46LE450M
Video đang HOT
46LE450M sử dụng tấm nền Full HD kích thước 46 inch với công nghệ hình ảnh Aquos tích hợp chức năng giảm nhiễu mang đến hình ảnh trung thực, sắc nét. Nhà sản xuất đến từ Nhật Bản còn trang bị cảm biến quang học giúp TV điều chỉnh độ sáng theo môi trường.
Giá tham khảo: 11 triệu đồng
LG 47LB561T
Sở hữu thiết kế và nhiều tính năng tương đồng với 49LB551T, model 47LB561T trang bị màn hình Full HD 47 inch. TV cho hình ảnh sắc nét, độ tương phản cao nhờ tấm nền IPS. 47LB561T cũng sở hữu tính năng Time Machine II cho phép ghi các chương trình để xem lại bất cứ lúc nào.
Giá tham khảo: 14 triệu đồng
Samsung UA-48H5100
48H5100 có thiết kế viền mỏng, chân đế hiện đại. TV được Samsung trang bị tấm nền Full HD kích thước 48 inch cùng công nghệ kiểm soát tần số quét giúp thể hiện tốt các cảnh chuyển động nhanh. Hướng tới người dùng yêu thích thể thao, 48H5100 phát triển chế độ Soccer Mode tạo hiệu ứng âm thanh vòm với âm lượng lớn giúp nâng cao trải nghiệm nghe nhìn.
Giá tham khảo: 15 triệu đồng
Thuộc dòng 2014, 48W600B có giá cao hơn khoảng 4 triệu đồng so với các TV cùng kích thước của Sony năm 2013. Tuy nhiên model mới bổ sung nhiều tính năng và các mẫu năm 2013 rất ít đại lý còn hàng. 48W600B sở hữu màn hình Full HD 46 inch trang bị bộ xử lý hình X-Reality mới. TV còn mở rộng tính năng khi trang bị kết nối Internet và mạng giải trí Sony Entertainment Network.
Giá tham khảo: 18 triệu đồng.
Theo VNE
Ô nhiễm ở Trung Quốc lan sang Mỹ. Tại sao?
Mỹ đã tạo công ăn việc làm sản xuất ĐTDĐ và TV màn hình lớn đến cho người dân Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại đưa không khí ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất trong nước sang Mỹ.
Đó là bởi vì không khí ô nhiễm nặng nề tại các khu vực đô thị của Trung Quốc đang bay qua cả Thái Bình Dương. Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học California tại Irvine và các nhà khoa học khác, hầu hết nguồn không khí ô nhiễm này đến từ các nhà máy sản xuất hàng hoá tiêu dùng bán ở Mỹ và châu Âu.
Khói bụi mịt mù
"Khi bạn mua một sản phẩm ở Walmart, nó phải được sản xuất ở đâu đó", đồng tác giả nghiên cứu Steven Davis nói. "Sản phẩm không chứa không khí ô nhiễm, nhưng nơi tạo ra nó đã gây ra ô nhiễm".
Không khí ô nhiễm là một vấn đề đau đầu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt. Các căng thẳng về môi trường, kinh tế, xã hội là kết quả của hàng thập kỷ công nghiệp hoá nhanh chóng. Một cựu bộ trưởng y tế Trung Quốc gần đây đã nói rằng mỗi năm có 500.000 người ở Trung Quốc chết vì không khí ô nhiễm.
Hầu hết không khí ô nhiễm tại Mỹ là do các loại xe hơi, xe tải, nhà máy lọc dầu và các nguyên nhân khác gây ra. Nhưng những cơn gió tây mạnh mẽ có thể thổi các chất hoá học độc hại bay trong không khí qua Thái Bình Dương.
Ô nhiễm ở Bắc Kinh
Trong khi đó, nghiên cứu cho biết khí carbon, ozon, bụi rất đậm đặc vào mùa xuân, tạo ra các khu vực ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tích tụ trong các thung lũng và lưu vực ở California và các nước phương Tây khác. Chẳng hạn, tại Los Angeles, lượng khí nitơ oxit và carbon monoxide từ các nhà máy ở Trung Quốc đã đẩy nồng độ khói bụi lên trên mức giới hạn ozon cho phép tại đây ít nhất hơn một ngày trong năm.
Các nhà khoa học nói nghiên cứu của họ là công trình đầu tiên định lượng mức độ ô nhiễm gắn liền với hoạt động sản xuất ĐTDĐ, TV và các mặt hàng tiêu dùng khác tại các nhà máy Trung Quốc và những mặt hàng này được xuất khẩu sang Mỹ và các nước trên thế giới.
Các nhà khoa học cũng lưu ý trong khi nguồn không khí ô nhiễm mà Trung Quốc xuất khẩu ra đã làm giảm chất lượng không khí của các bang phía Tây của Mỹ, thì việc Mỹ đưa hoạt động sản xuất ra nước ngoài cũng giúp tăng chất lượng không khí ở các bang phía Đông của Mỹ.
Theo CNBC