5 tuyệt chiêu giúp thanh lọc cơ thể, vui khỏe đón Tết
Sau một thời gian dài ăn uống, sinh hoạt, cơ thể chúng ta rơi vào tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn. Việc cần làm lúc này là thải độc cơ thể để lấy lại sức sống. Thanh lọc cơ thể là một trong những cách giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh và giúp tăng tuổi thọ cực tốt.
Hằng ngày, cơ thể hút vào vô vàn chất độc hại như khí thải công nghiệp, khói thuốc, khói xe, bụi bẩn, chất độc hại… Các chất độc hại này ngày qua ngày tích tụ trong cơ thể, nếu không được thanh lọc thường xuyên sẽ là tác nhân gây nên một số bệnh nguy hiểm, khiến làn da xuống cấp trầm trọng. Nếu muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, làn da trắng đẹp và tươi trẻ để chuẩn bị đón Tết, hãy áp dụng một số tuyệt chiêu thanh lọc đơn giản sau đây.
Uống đủ nước mỗi ngày
Theo nghiên cứu khoa học, nước chiếm đến 70% cơ thể của mỗi chúng ta. Vì vậy, có vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động. Nước giúp hòa tan các chất cặn bẩn, đào thải chúng thông qua đường bài tiết và mồ hôi.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp giảm cân, làm đẹp da cũng như loại bỏ các chất độc trong cơ thể chống bệnh tật cực kì hiệu quả. Hãy uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng cũng như trước mỗi bữa ăn sẽ rất tốt cho cơ thể.
Thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng các độc tố và cặn bẩn trong cơ thể. Đồng thời gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan khác.
Áp dụng thực đơn đủ ăn uống dinh dưỡng và khoa học
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Để thanh lọc cơ thể, ngoài việc nạp vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày thì ăn nhiều rau củ và hoa quả là điều cần thiết. Thực phẩm xanh, hoa quả là trợ thủ giúp loại bỏ độc tố bên trong cơ thể. Bạn nên chọn ăn những loại rau màu xanh đậm, còn hoa quả thì nên chọn các loại có múi như cam, bưởi.
Nên hạn chế ăn những món ăn nhanh nhiều dầu mỡ, hay rượu bia, thuốc lá để tốt cho tim mặt, gan, phổi.
Tránh xa thức ăn nhanh và đồ uống có gas
Thức ăn nhanh có rất nhiều dầu mỡ và gây hại cho cơ thể. Đây là cáchtàn phá sức khỏe nhanh hơn, vì chúng chứa nhiều chorestoron làm bạn tăng cân, béo phì, các bệnh về tim mạch.
Ảnh minh họa
Uống nhiều nước ngọt có thể gây tác hại cho quá trình trao đổi chất và dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh. Do đó, không nên sử dụng nước ngọt mà thay vào đó nên ăn nhiều hoa quả, nước uống thảo dược hoặc nước ép trái cây.
Tập thể dục thể thao mỗi ngày
Ảnh minh họa
Việc luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể dẻo dai mà còn là cách giúp detox cơ thể hiệu quả. Khi chúng ta vận động mạnh, mồ hôi sẽ ra nhiều và mang theo nhiều độc tố ra ngoài, Đồng thời, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp giảm cân, cải thiện sức khoẻ đáng kể.
Cải thiện tâm trạng và giảm stress
Hằng ngày chúng ta phải làm việc, học tập vô cùng căng thẳng. Và do đó nếu tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu nặng có thể dẫn đến rối loạn tiết tố, nổi mụn, mau lão hoá,…
Chính vì thế, chúng ta cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái sau những giờ phút làm việc căng thẳng bằng cách massage, dạo phố, gym, yoga,…để giúp bản thân cảm thấy thoải mái vào cuối tuần.
Bà mẹ 'thánh hóa' sữa mẹ khiến con suốt 4 tháng không tăng cân
Sữa mẹ là tốt nhất với trẻ nhỏ nhưng qua 6 tháng tuổi trẻ cần tập ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng phù hợp với quá trình phát triển.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang mới đây đã chia sẻ về trường hợp một em bé đạt chuẩn phát triển lúc 6 tháng tuổi nặng 7.5kg nhưng đến 10 tháng tuổi bé bị suy dinh dưỡng nhẹ.
Mẹ của bé đưa tới bác sĩ để khám dinh dưỡng vì suốt 4 tháng trời bé không tăng cân, biếng ăn, gắt gỏng, chậm phát triển... Dù đã tới tuổi ăn dặm nhưng bé rất lười ăn đồ ăn, không hợp tác ăn sữa ngoài và chỉ bú mẹ. Mẹ của bé cũng cho rằng sữa mẹ đã đủ chất cho con.
Sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện bé thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Qua thăm khám thêm, bác sĩ chẩn đoán bước ban đầu là bé thiếu máu, thiếu sắt.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho biết, sữa mẹ có các kháng thể (IgA, IgG...) giúp bảo vệ cho trẻ, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Và đây cũng là thành phần giúp sữa mẹ khác với các sữa công thức hiện nay trên thị trường.
Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên "thánh hóa" sữa mẹ. Khi trẻ qua 6 tháng tuổi, mẹ vẫn cho con bú nhưng cần cho con ăn dặm và bổ sung thêm dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, bác sĩ Thanh Sang cũng cho biết trong thành phần của sữa mẹ hầu như rất ít vi chất sắt. Bản thân người phụ nữ vốn dĩ rất cần sắt vì sinh lý hàng tháng mất sắt theo chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai và cho con bú rất cần bổ sung thêm sắt. Việc người phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sinh, chuyển dạ kéo dài và trẻ ngạt trong chuyển dạ.
Sai lầm dinh dưỡng của bà mẹ trên chính là giai đoạn bé ăn dặm nhưng không nỡ ép bé ăn hay uống sữa công thức, cứ chiều theo cho con bú mẹ tối đa, nghĩa là vẫn để sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của con.
Trẻ chỉ bú mẹ sau 6 tháng tuổi sẽ không đủ chất. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Thanh Sang, một cháu bé ăn dặm kém, chỉ bú mẹ thì sẽ thiếu cả năng lượng và sắt. Giai đoạn đầu, cơ thể con sẽ huy động lượng sắt dự trữ ở gan để bù lại nhưng dần dần, lượng sắt dự trữ này sẽ hết và bé sẽ thiếu sắt, thiếu máu và không tăng cân.
Bổ sung ăn dặm đa dạng cho con
Sau 6 tháng tuổi, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên tập trung vào thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm 3 nhóm chính Đường - Đạm - Béo và vi chất, trong đó sắt là vi chất quan trọng.
Hiện nay, các sữa công thức đều bổ sung vi chất rất nhiều và cân đối 3 nhóm chất nên những bé uống sữa công thức sau 6 tháng tuổi hầu như rất ít nguy cơ thiếu sắt và thiếu năng lượng.
Còn những bà mẹ thường xuyên cho con bú mẹ ở giai đoạn này, dù không rõ con ăn nhiều ăn ít nhưng sau đó bé sẽ không hợp tác với ăn dặm nữa. Từ đó trẻ nhiều trẻ rơi vào tình trạng thiếu chất, chậm tăng cân.
Vì vậy, tốt nhất qua 6 tháng mẹ không cho bé bú trước khi ăn dặm khoảng 1-2 tiếng, để bé tự khám phá thức ăn mới. Mẹ cũng nên nói chuyện với bé, giới thiệu từng món ăn và xem phản ứng của con.
Sữa mẹ vẫn là quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không có loại sữa nào có thể thay thế được sữa mẹ. Tuy nhiên, các bà mẹ cần phải hiểu rõ trong sữa mẹ có một số chất rất ít (sắt, vitamin D...) nên cần lưu ý bổ sung cho con khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.
Nhiều bố mẹ hiện nay chỉ đơn thuần nấu cho bé ăn dặm mà chưa đánh giá xem nồi cháo hiện tại đã đủ các nhóm chất chưa. Sai lầm thường thấy là quá ít chất béo, thiếu chất xơ, nhiều tinh bột, lượng nước trong chế độ ăn không đủ gây táo bón.
7 mẹo giúp mọc tóc nhanh Chăm sóc đúng cách sẽ thúc đẩy tóc phát triển khỏe mạnh. Massage: Theo Times Of India , massage tóc thường xuyên làm thúc đẩy sự phát triển của tóc. Massage bằng mặt nạ tóc hoặc dầu dưỡng góp phần kích thích lưu thông máu, cải thiện độ dày của tóc. Ảnh: TruePic, Hello Glow. Dưỡng tóc bằng dầu dừa: Dầu dừa được...