5 trăn trở của bà mẹ trẻ gửi đặt hàng lãnh đạo TP HCM
“Bao năm qua TP HCM còn đầy rẫy bất an như tai nạn giao thông, cướp giật, đâm chém… Ở góc nhìn người mẹ trẻ, bạo lực học đường là nỗi lo hàng đầu của tôi”, bà Mỹ Thanh viết.
Bà Trần Thị Mỹ Thanh gửi những trăn trở của mình đến Tuổi Trẻ tham gia chuyên mục Dân đặt hàng lãnh đạo TP HCM.
Giám thị quan sát camera ghi hình các góc khuất tại một trường học ở TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.
“Kính gửi Ngài Bí thư Thành ủy TP HCM!
Trước tiên, tôi xin kính chúc Ngài Bí thư thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong công việc cũng như cuộc sống.
Thật lòng, tôi rất mừng vì có Ngài Bí thư về TP HCM. Hy vọng sự mạnh mẽ và quyết đoán trong công việc cũng như tầm nhìn của Ngài Bí thư sẽ cải tạo TP HCM thành một trong những thành phố đáng sống ở Việt Nam.
Dù được xem là một thành phố lớn và hiện đại bậc nhất cả nước, nhưng bao năm qua TP HCM còn đầy rẫy bất an như tai nạn giao thông, cướp giật, đâm chém, bạo lực học đường, ăn xin, xả rác…
Và hơn hết ở góc nhìn một người mẹ trẻ, BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG là một trong những nỗi lo hàng đầu của tôi.
Hàng ngày, nhan nhản trên mặt báo là các vụ học sinh đánh bạn dã man chỉ vì 1 cái nhìn, 1 câu nói, hay đơn giản chỉ vì va chạm khi sân trường đông đúc…
Ai cũng sắp và đang làm cha làm mẹ đều cảm thấy sợ và đau lòng khi hoặc nếu nạn nhân kế tiếp là con, cháu của chính mình.
Mỗi ngày hỏi thăm con đi học “có vui không? Ở trường có gì không?…”.
Video đang HOT
Và tôi không khỏi giật mình khi nghe con trai bé nhỏ (lớp 7 Trường Lê Quý Đôn, quận 11) thuật lại: Cách đây hai tháng có mấy anh lớp 9 đánh anh Sao Đỏ gãy tay.
Rồi nào là trước đó trường phải gắn cả camera trong khu vực nhà vệ sinh vì các bạn đánh nhau trong nhà vệ sinh… Nghe xong, tôi cảm giác thật đau lòng cho cha mẹ của các bạn nhỏ đó và nghĩ sợ hãi cho đứa con ốm yếu bé nhỏ của mình.
Con đang đến trường học để học đối nhân xử thế, học cái chữ hay con đang đến khu rừng để chứng kiến muôn thú đánh nhau. Sợ lắm Ngài Bí thư ạ!
Nhiều lúc tôi tự hỏi: Phải chi những vị chủ chốt của ngành giáo dục Việt Nam chịu ngồi suy nghĩ bằng cái TÂM của mình để đưa nền giáo dục phát triển. Bao nhiêu năm rồi, từ hồi tôi còn ngồi ghế nhà trường, giờ đến con mình cũng y chang hoặc tệ hơn!
Và dưới cách nhìn của một bà mẹ trẻ, tôi gửi đến Ngài Bí thư 5 vấn đề trăn trở của mình:
1- Đi học thêm (gia đình nào cũng phải cử người chở con em hoặc thuê xe ôm chạy nhong nhong suốt từ chiều đến tối. Có khi các em nó bận còn hơn mình đấy chứ)!
2- Trường không có các môn cho học sinh vui chơi rèn luyện tinh thần và thể chất như nước bạn (vẽ, nhạc, võ thuật, bơi, bóng rổ…). Hiện giờ các môn thể dục và vẽ ở trường giống như cho có, tôi thấy cũng như mấy chục năm về trước.
3- Reng chuông ra chơi, học sinh nhào vô căng-tin mua đồ ăn, chẳng em nào xếp hàng. Mặc dù nhà trường và gia đình đều dạy nhưng em nào cũng chen và không ai nhắc nhở tập thói quen.
4- Phòng vệ sinh của trường học bẩn kinh khủng, nếu không dạy nghiêm từ những việc nhỏ và cơ bản, các em sẽ không bao giờ có ý thức về cái dơ bẩn (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
5- Bạo lực học đường: Cần nghiêm cấm và xử lý các hành vi vi phạm thật nặng tùy theo mức độ, hoặc cho các học sinh cá biệt ra học riêng trường khác với chế độ kỷ luật gắt gao hơn, mọi chuyện đều có cách giải quyết!
Cảm ơn quý báo và Ngài Bí thư dành chút thời gian đọc những lời trăn trở này!”.
Theo Trần Thị Mỹ Thanh/Tuổi Trẻ
Không công khai điểm số học sinh là giấu dốt?
Theo chủ trương của Sở GD-ĐT TPHCM, các trường tiểu học sẽ không được công bố điểm số của học trò trong cuộc họp phụ huynh và sinh hoạt với học sinh. Điều này gây ra những ý kiến trái chiều.
Giữ bí mật là giấu dốt?
Giáo viên (GV) thông tin cụ thể điểm số của từng học sinh (HS) được xem là một phần rất quan trọng trong các buổi họp phụ huynh. Có thể điểm của các em được dán bằng thông báo còn hai nhóm HS thường được "xướng tên" trong buổi họp là những em đạt hạng cao nhất nhì và những em... điểm số thấp nhất.
Mới đây, TPHCM ra chỉ đạo đến các trường tiểu học không được công bố tên và điểm số của HS dưới bất bất kỳ hình thức nào trong buổi họp với phụ huynh và sinh hoạt với HS.
Nhiều ý kiến trái chiều trong việc giữ "bí mật" điểm số học sinh
Chủ trương giữ bí mật điểm số của HS được rất nhiều người ủng hộ, nhất là những người làm công tác giáo dục, các nhà tâm lý. Nhưng cũng có nhiều người phản ứng, chủ yếu là các bậc phụ huynh. Họ lo ngại việc không công bố điểm số nghĩa việc giáo dục đang "cào bằng" các em như nhau. Phụ huynh sẽ không biết lực học con mình nằm ở mức nào so với bạn bè, còn các em mất tinh thần ganh đua để cố gắng.
"Liệu có phải chúng ta cố tình giấu dốt cho trẻ? Học kém mà được giấu kín, học giỏi lại không được công bố thì e rằng các em yếu không cần cố gắng, giỏi mất đi hứng thú ", chị Trần Minh Ngọc, phụ huynh học sinh tại một trường tiểu học ở Phú Nhuận, TPHCM bày tỏ. Con gái chị Ngọc nhiều năm liền luôn xếp hạng nhất nhì lớp.
Con đạt thành tích cao, việc phụ huynh muốn được công khai điểm số như một niềm tự hào, con được ghi nhận công sức. Ngay cả nhiều phụ huynh con lực học yếu vẫn cho rằng cần biết điểm số của HS khác trong lớp mới nắm được "thứ hạng" của con để khuyến khích, động viên con cố gắng.
Điểm số là việc cá nhân
Cô Nguyễn Thị Ngọc Hà, GV tại một trường tiểu học ở TPHCM bày tỏ, nhiều phụ huynh không đồng tình với việc giữ "bí mật" điểm số của học trò là điều dễ hiểu. Việc xếp hạng, khen thưởng HS dựa vào điểm số bao nhiêu năm đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.Nhiều đánh giá của phụ huynh về con chỉ tập trung vào việc con được bao nhiêu điểm, đứng thứ bao nhiêu.
Ví dụ, con được điểm 8, nhiều phụ huynh không đánh giá con làm được/chưa được ở đâu, tiến bộ ra sao mà phần lớn so điểm cháu cao hay thấp hơn các bạn trong lớp. Trong khi điểm số chỉ nói lên được phần rất nhỏ khả năng của các cháu.
Thay vì quá chú tâm vào điểm số, phụ huynh nên quan tâm đến thái độ, khả năng thích nghi, làm việc nhóm... của con
Nhiều năm nay, cô Hà đã áp dụng không công bố điểm HS thì gặp phải phản ứng của nhiều phụ huynh, họ muốn hỏi điểm của các em khác trong lớp bằng được để "chấm" cho mình mới yên tâm.
Theo các chuyên gia tâm lý, phụ huynh Việt Nam rất quan tâm đến "con nhà khác" trong việc dạy con. Họ thường lấy chuẩn của những đứa trẻ khác để đánh giá khả năng con mình chứ không dựa trên chính đứa con.
Và lâu nay điểm số là thứ có cao thấp rõ ràng là thứ họ dễ bề so sánh nhất. Con điểm cao hơn bạn thì yên lòng là con mình giỏi, con thấp hơn là phụ huynh, bất an lo lắng muốn con cố gắng để vượt hoặc ít nhất phải bằng bạn. Chính vì quá quan tâm vào điểm số của những đứa trẻ khác, đôi khi phụ huynh sai mục tiêu trong việc dạy con, quên mất thứ con cần cố gắng là vượt qua chính mình.
Chủ trương không công bố điểm số học trò, phụ huynh chỉ nắm được điểm của con mình được xem là hết sức tích cực. Phụ huynh sẽ chú tâm vào con để khích lệ trẻ nhiều hơn thay cho việc quá chú tâm vào những trẻ khác. HS cũng sẽ bớt bị so sánh với bạn bè.
TS Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED) cho hay, ông cực kỳ ủng hộ chủ trương này của TPHCM. Điểm số nên là bí mật chỉ lưu hành nội bộ giữa GV, HS và phụ huynh biết. Như thế sẽ không gây áp lực cho trẻ, cho phụ huynh và tạo một môi trường sư phạm lành mạnh.
Ở các nước Phần Lan, Pháp và nhiều nước tiên tiến điểm số là chuyện cá nhân. Còn chúng ta lâu nay chúng ta quen với việc công khai kết quả học tập của trẻ do còn liên quan đến thi đua, xếp hạng, giấy khen.
Ông Trung cho rằng, thay vì quá chú tâm vào điểm số của con hay của những đứa trẻ khác, phụ huynh cùng GV cần trao đổi nhiều hơn về thái độ của đứa trẻ, tinh thần làm việc tập thể, các thói quen tự chủ, chuyện phát âm, đọc, khả năng tư duy, lập luận... Từ những đánh giá đó để đưa ra những kế hoạch, phương thức thời gian tới nhà trường, gia đình và đứa trẻ cần làm gì.
"Theo tôi, không nên công bố điểm số của học sinh trong các buổi họp phụ huynh. Phụ huynh đã nắm được điểm số của con mình trong sổ liên lạc là được rồi. Cho dù bây giờ, học sinh nào cũng điểm cao, cũng giỏi chỉ trừ vài em thật đặc biệt. Còn trẻ, thật ra các em không quan tâm nhiều đến điểm số đâu nếu không bởi tác động từ người lớn" - Chị Nguyễn Thanh Trang, phụ huynh Trường tiểu học Trần Quốc Thảo, Q.3, TPHCM. Chỉ đạo không bố điểm số học sinh của Sở GD-ĐT TPHCM dựa trên điều 19 của Thông tư 30. Theo đó, cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, giáo viên có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với phụ huynh để phối hợp giáo dục học sinh.
Hoài Nam
Theo Dantri
Học sinh đánh bạn dã man: Xu hướng "thích làm đại ca" Theo PGS Văn Như Cương, ngày nay, một số học sinh có xu hướng thích làm anh, làm chị, làm đại ca, nổi đình nổi đám. Mới đây, một đoạn clip được đăng tải trên mạng cho thấy, một nữ sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Trà Vinh) bị nhóm học sinh (phần đông là nữ) đánh đập dã man. Ngay khi clip...