5 thủ phạm khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu
Chứng đầy hơi, chướng bụng thường khiến người mắc khó chịu, mau no và buồn nôn, hay thậm chí gây đau tức bụng.
Dưới đây là 5 lý do khiến nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ thường mắc chứng đầy hơi, chướng bụng và một số cách khắc phục:
Hội chứng rối loạn chức năng ruột
Peter Whorwell, giáo sư y khoa và khoa tiêu hóa tại Đại học Manchester (Mỹ), cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng ruột của những người mắc IBS (chứng rối loạn chức năng ruột) rất nhạy cảm. Vì vậy, nó thường gây ra các triệu chứng, trong đó có đầy hơi”.
Đối với nhiều người, chứng đầy bụng có xu hướng xấu đi vào buổi tối và nó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn.
Đối với nhiều người, chứng đầy bụng có xu hướng xấu đi vào buổi tối và nó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn.
Không có cách chữa cho chứng IBS nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng. “Việc cắt giảm hàm lượng chất xơ và ngũ cốc giúp bạn giảm bớt triệu chứng đầy hơi từ 30% đến 40%”, giáo sư Whorwell nói. Điều này có nghĩa là bạn nên tránh ăn bánh mì, yến mạch, bánh quy, bánh ngũ cốc…
Các chế phẩm sinh học như sữa chua cũng có thể giảm bớt chứng đầy hơi. Hoặc bạn có thể đến gặp bác sĩ để được khám chữa và kê đơn thuốc.
Mắc các bệnh nguy hiểm như viêm ruột
Sau mỗi bữa ăn (đặc biệt là bữa tối), nếu bạn có cảm giác bụng căng tròn, phình chướng như chứa nhiều hơi hoặc nước, có lúc ọc ạch khó chịu, thì có lẽ bạn đã mắc chứng đầy hơi.
Hiện tượng này kéo dài và thường xuyên sẽ gây cho bạn cảm giác chán ăn, ăn không ngon dù thấy đói. Cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi, gắt gỏng và sức khỏe suy nhược do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Nếu sau đó có thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, tiêu phân đen, sụt cân…thì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như viêm ruột, thoát vị ruột, ung thư ruột… Lúc này, bạn cần đi kiểm tra tại bệnh viện ngay.
Video đang HOT
Căng thẳng lâu ngày
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tâm lý căng thẳng, thức đêm, mất ngủ, lo lắng hoặc stress trong công việc lẫn cuộc sống cũng chính là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu.
Nếu khi căng thẳng mà bạn lại uống trà, cà phê hoặc hút thuốc thì chứng đầy hơi sẽ càng phát triển nặng hơn. Stress làm sự lưu thông máu giảm rõ rệt. Dạ dày không được cung cấp đủ máu dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nhiều trường hợp stress còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Biến động nội tiết tố
Có thể là do bạn đang ở thời kì tiền kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trong khi mang thai hoặc thời kỳ sắp tới “ngày đèn đỏ” của bạn, mức độ của hormone progesterone sẽ tăng lên. Điều này có thể làm chậm nhu động ruột hay còn gọi là sự lưu thông trong ruột, có nghĩa là thực phẩm sẽ lưu thông chậm hơn khi đi qua cơ thể, dẫn đến đầy hơi và có thể gây táo bón.
Tuy nhiên, bạn có thể đánh bại chứng đầy hơi này bằng cách tập thể dục. Tập thể dục như đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện nhu động ruột.
Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc để tránh táo bón.
Ung thư buồng trứng
Nếu bạn bị đầy hơi liên tục kèm theo triệu chứng đầy bụng và đau bụng thường xuyên thì bạn nên đi kiểm tra ngay.
Đầy hơi liên tục và có các triệu chứng khác như cảm giác no bụng và đau bụng thường xuyên, thì có thể bạn đã mắc phải một căn bệnh đáng lo ngại là ung thư buồng trứng.
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng có xu hướng khá mơ hồ vì vậy mà nó thường được chẩn đoán muộn dẫn đến khó điều trị. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được những dấu hiệu tiềm năng.
Bác sĩ chuyên về ung thư buồng trứng Annwen Jones cho hay: “Triệu chứng chính của bệnh ung thư buồng trứng là chướng bụng, đầy hơi và đau bụng liên tục và thường xuyên, ăn uống khó khăn và các triệu chứng tiết niệu. Khi phát hiện các dấu hiệu này, bạn cần đi kiểm tra ngay lập tức”
Theo VNE
Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cần hạn chế thức ăn có tính hàn như nghêu, sò, ốc, hến, bí đao, dưa leo, khổ qua, dưa hấu, nước dừa... vì dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Phụ nữ sau sinh cần ăn uống nhiều chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng (khoảng 2.800 kcal/ngày) để mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con bú.
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM đưa ra một số gợi ý về bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho phụ nữ sau sinh.
- Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, yaourt, sữa đậu nành...
- Chất béo nên dùng dầu thực vật, ít mỡ động vật.
- Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở... Hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, kem lạnh...
- Ăn nhiều loại rau có lá xanh đậm, các loại củ quả có màu cam, đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau này cung cấp nhiều vitamin, chất xơ phòng chống táo bón rất tốt, ngoài ra chúng còn rất giàu betacaroten.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, mè, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh...
- Về trái cây, nên ăn nhiều loại để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải... Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt.
Phụ nữ sau sinh cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú. Ảnh: Lê Phương.
Cách chế biến món rau nên hấp, luộc ít nước, nấu canh, phải nấu nhanh (để giảm sự thất thoát các vitamin). Khi ăn cũng cần nhai kỹ cho dễ tiêu. Không nên dùng các món chiên xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
Thịt, cá, tôm nên kho mềm, ít gia vị cay và nóng như tiêu, ớt, tỏi, gừng...
Thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm (40-50 độ C). Tránh ăn các thức ăn sống, nhiều chất chua (xoài xanh, khế chua, chanh, quýt chua...), hạn chế thức ăn có tính hàn như nghêu, sò, ốc, hến, bí đao, dưa leo, khổ qua, dưa hấu, nước dừa vì dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Nên uống nhiều nước (2,5-3 lít/ngày) gồm sữa, nước trái cây, nước sôi để nguội, nước khoáng. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn canh rau vào buổi chiều tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Theo Đông y, những loại thực phẩm có tác dụng lợi sữa, có ích cho sức khỏe phụ nữ sau khi sinh thường dùng là:
- Móng giò heo: Gọi là trư đề, có vị mặn ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết thông sữa. Rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
- Gạo nếp: Gọi là nhu mễ, có vị ngọt, tính ấm, tác dụng làm mạnh tỳ vị, làm mạnh phổi, dễ tiêu hoá, rất tốt cho sản phụ thiếu sữa.
- Thịt cá mực: Gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sản phụ.
Nếu sản phụ có sữa nhưng bị tắc, sữa không xuống, bầu vú đau nhức, nên dùng rau bợ nước, còn gọi là cỏ bợ (marsilea quadrifolia L.), rửa thật sạch, giã nát, đắp lên vú. Hoặc dùng lá cây bồ công anh, còn gọi là mũi mác, diếp dại (lactuca indica L.), rửa thật sạch, giã nát, đắp lên vú.
Ngoài ra, sản phụ sau sinh cần lưu ý:
- Trong sinh hoạt hàng ngày, nên tránh nắng nóng hoặc gió lạnh. Chỗ ở nên thoáng mát, dễ chịu, không bị ảnh hưởng của khói bụi, mùi hôi, tiếng ồn.
- Giữ tinh thần thanh thản, không lo lắng, buồn phiền.
- Thường xuyên xoa ấm vùng bụng quanh rốn (xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, ngày xoa 2 lần, mỗi lần 40-50 vòng, cách bữa ăn khoảng 2 giờ).
- Vận động và xoa bóp tay, chân, với liều lượng thích hợp, vừa phải để giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn.
Theo VNE
Nhiều người chưa hiểu rõ bệnh đầy hơi khó tiêu Chứng đầy hơi khó tiêu thường bị hiểu lầm là bệnh, song thực chất đây chỉ là hội chứng rối loạn về chức năng của đường tiêu hóa. Triệu chứng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng làm bạn khó chịu. Đầy hơi khó tiêu xảy ra do nhiều nguyên nhân và cũng không khó để nhận biết. Bình...