5 thói quen ăn uống lịch sự cha mẹ cần dạy con
Để con có thói quen ăn uống lịch sự, cha mẹ nên dạy con những điều sau đây.
Trẻ con như tờ giấy trắng, mọi thói quen và tính cách của chúng đều do cha mẹ dạy. Phép lịch sự khi ăn uống cũng là một trong những điều quan trọng mà bố mẹ nên dạy cho con. Vì vậy muốn con có được thói quen ăn uống lịch sự, cha mẹ cần dạy trẻ những điều sau đây.
1. Mời mọi người trước khi ăn
Khi con biết nói và bắt đầu ngồi ăn cơm cùng với cả nhà, cha mẹ cần dạy trẻ phải mời mọi người trước khi ăn. Đây là phép lịch sự căn bản khi ăn. Trẻ cần học thói quen chờ đợi mọi người cùng cầm bát lên thì con mới ăn, không nên ăn trước và không mời ai. Ngoài ra, trẻ cần biết mời mọi người theo thứ tự độ tuổi: ông bà, bố mẹ, anh chị em… Nếu ăn với người ngoài thì con cần phải mời theo vai vế. Những điều này cha mẹ cần chỉ bảo và dạy trẻ. Lời mời trước khi ăn không chỉ là phép lịch sự, nó còn giúp con học được sự tôn trọng người lớn. Vì vậy cha mẹ nhất định phải dạy trẻ.
2. Tư thế ngồi ăn lịch sự
Trẻ con rất hiếu động, khi ăn con thường ngồi những tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên không phải tư thế nào cũng đúng, một số tư thế không chỉ có hại cho hệ tiêu hóa mà còn rất mất lịch sự: vừa ăn vừa ngả nghiêng, vừa quỳ vừa ăn, các chân lên bàn ăn, vừa ăn vừa nói, nghịch… Cha mẹ nên dạy con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thả lỏng trong khi ăn. Tư thế ngồi đúng giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng, phòng tránh được các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng…
3. Vị trí ngồi khi ăn
Người xưa thường có câu: “Ăn trông nồi ngồi trong hướng”. Khi con ngồi ăn cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vị trí ngồi của mình. Lúc còn bé con có thể được bố mẹ chiều chuộng, cho ngồi vào trong lòng hoặc cho ngồi những chỗ đặc biệt. Nhưng khi con có nhận thức hơn thì cha mẹ cần dạy trẻ ngồi ăn lịch sự. Khi ngồi ăn con cần để ý xem có ảnh hưởng đến người khác không, có đang ngồi nhầm chỗ hoặc vượt mặt ai không. Cha mẹ đừng nghĩ rằng trẻ con thì biết gì, nhưng chính những thói quen này sẽ rèn trẻ trở thành người lịch sự, văn minh.
4. Cách lấy thức ăn
Video đang HOT
Khi con còn nhỏ, cha mẹ thường ưu tiên cho trẻ ăn những miếng thức ăn ngon nhất trong mâm cơm. Và trẻ con thì thường có xu hướng chọn những món mình thích, và chỉ ăn miếng thức ăn đó. Thói quen này lâu dần có thể biến tướng thành tật xấu của trẻ. Con sẽ chỉ gắp những miếng ngon cho vào bát. Thậm chí có nhiều bé có thói quen xấu như là chọc gảy đĩa thức ăn để chọn miếng ngon. Ngoài ra còn có một số thói quen xấu khác, ví dụ đứng lên để với thức ăn ở đằng xa, dùng môi múc thức ăn chung để xúc đồ ăn…
Tất cả những thói quen xấu này cha mẹ cần chấn chỉnh lại ngay, cần dạy trẻ cách gắp thức ăn lịch sự, không chọc ngoáy, chọn đồ ăn. Nếu đĩa thức ăn ở xa tầm với của trẻ, con nên nhờ người lớn lấy hộ. Bởi rướn người lên có thể ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh, sẽ rất mất lịch sự. Không những vậy, việc cố rướn người lên để lấy thức ăn có thể khiến đồ ăn rơi ra xung quanh, gây mất vệ sinh.
5. Không chê đồ ăn
Cha mẹ cần dạy trẻ trân trọng đồ ăn người khác nấu cho mình. Hãy để con biết nấu một bữa ăn vất vả thế nào. Như thế con sẽ hiểu được việc chê đồ ăn trước mặt người nấu là thói quen mất lịch sự. Không những thế còn khiến người làm ra món ăn cảm thấy buồn. Lâu dần thói quen xấu sẽ làm trẻ không tôn trọng người khác. Lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác. Điều này không tốt chút nào cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Những lưu ý quan trọng cho tân sinh viên
Thời điểm các công đoạn cuối cùng của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022 kết thúc cũng là khi các bạn tân sinh viên phải xa bố mẹ và tự mình lo mọi thứ.
Vì vậy, nếu không trang bị kỹ năng cần thiết, tân sinh viên có thể sẽ gặp nhiều rắc rối khi bước vào môi trường đại học.
Phần lớn, sinh viên đại học là những bạn ở tỉnh khác. Vì thế, cuộc sống xa nhà có thể khiến nhiều bạn lo lắng, đặc biệt là tân sinh viên. Những mối lo xoay quanh về tâm lý xa bố mẹ, lo chỗ ở, ăn uống, chi phí sinh hoạt, đi lại, học hành,...
Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì cho cuộc sống đại học được nhiều bạn quan tâm.
Chính vì vậy những câu hỏi như: Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì cho cuộc sống đại học được nhiều bạn quan tâm. Bởi có một hành trang tốt sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với môi trường học tập mới.
Chuẩn Bị Tinh Thần Cho Cuộc Sống Xa Nhà
Hầu hết các sinh viên năm nhất đều cảm thấy nhớ nhà khi lần đầu tiên phải sống xa nhà. Vì thế, một tinh thần tốt là điều sinh viên năm nhất cần chuẩn bị.
Sống xa nhà, bạn phải tự chăm sóc cho chính bản thân mình, tự nấu ăn, giặt quần áo,... Đôi lúc bạn sẽ buồn khi nhớ nhà xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ khi chưa quen môi trường sống mới.
Hơn nữa, chương trình học đại học cũng không giống như học phổ thông. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá. Bởi những khó khăn, bỡ ngỡ này bất kỳ sinh viên năm nhất nào cũng cần vượt qua.
Vì vậy, nên có những người bạn cùng lớp, cùng phòng để trao đổi, giúp đỡ nhau. Đừng quên liên lạc thường xuyên với gia đình để nhanh chóng quên đi những trở ngại này.
Nên Ở Trọ Hay Ở Kí Túc Xá
Tìm chỗ ở khi học đại học luôn được ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên. Kí túc xá và phòng trọ là hai lựa chọn phổ biến nhất cho bạn.
Kí túc xá: Rất tiện lợi cho bạn đi học và sinh hoạt câu lạc bộ. Và bạn có nhiều cơ hội hơn để giao lưu, sinh hoạt với các sinh viên trong trường. An ninh KTX cũng đảm bảo hơn so với phòng trọ bên ngoài. Ngoài ra, chi phí ở KTX cũng rẻ hơn so với ở trọ.
Tìm chỗ ở khi học đại học luôn được ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên.
Tuy nhiên, việc sống cùng nhiều người cũng có những nhược điểm. Một số vấn đề như: quy định nấu ăn, hay không hợp tính cách, giờ giấc sinh hoạt của bạn cùng phòng. Ngoài ra, nếu kí túc xá gần các địa điểm sinh hoạt, sân chơi thì khá ồn.
Ở trọ: Nhìn chung, sinh viên thích ở trọ hơn so với kí túc xá. Ở trọ, bạn có thể tự chủ về thời gian nghỉ ngơi, học tập. Không gian sinh hoạt cũng yên tĩnh hơn nhiều so với KTX.
Nếu bạn làm thêm ngoài giờ hay thường đi chơi cùng bạn bè thì ở trọ sẽ tiện lợi và phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn phòng trọ đảm bảo an ninh, chủ nhà dễ tính và phù hợp giá thuê.
Ở trọ hay kí túc xá đều có những ưu nhược điểm riêng. Năm đầu, chưa quen môi trường mới, bạn có thể ở KTX một thời gian, sau đó ra ngoài thuê trọ. Hoặc bạn cũng có thể thuê trọ ngay từ đầu. Hãy tham lời khuyên của anh chị đi trước tại trường bạn để đưa ra lựa chọn hợp lý.
Làm quen với học kiểu đại học
Mọi người vẫn hay đùa "đại học là học đại". Hồi đó ngu ngơ ngồi nghe cười cười chả hiểu gì. Đến khi lên đại học mới thật sự "ngấm". Giờ học ít đi thay vào đó là về nhà tự tìm tài liệu học, giáo viên thường chỉ lên lớp giảng bài chứ ít tương tác với sinh viên.
Sự kiểm soát học hành gần như là khiến cho nhiều bạn cảm thấy hoang mang. Nhiều bạn không thể thích ứng được với cách học thoải mái và tính tự học cao dần trở nên lơ là và sa sút trong việc học. Vì vậy, các bạn sinh viên cần lập cho mình một thời khóa biểu học tập cố định để cân bằng được việc học và chơi.
Nếu bạn biết trước những thông tin cần thiết về trường mình đang học, bạn sẽ quen và không bị bỡ ngỡ, bối rối khi bắt đầu nhập học.
Học Thêm Những Kiến Thức Và Kỹ Năng
Kiến thức và kỹ năng là vũ khí mạnh mẽ giúp bạn vững vàng trong tương lại. Thời gian học đại học, bạn cũng cần tranh thủ thời gian để tích lũy thêm cho bản thân.
Thông thường các trường đại học sẽ có yêu cầu nhất định về chứng chỉ quốc tế như: Ngoại ngữ hay Tin học. Hãy tranh thủ thời gian để học, thi chứng chỉ để đạt chuẩn đầu ra nhé. Để trau dồi thêm Tiếng Anh, mình thường xem youtube, xem phim Anh Mỹ, học qua các app,...
Cha mẹ không nên dung túng cho 5 hành vi xấu này của con Cha mẹ nào cũng mong cuộc đời con thuận lợi, hanh thông. Vì vậy, nếu thấy con xuất hiện những hành vi không tốt sau đây thì cần nhanh chóng giúp con sửa đổi. Những hành vi xấu nếu không được sửa đổi kịp thời sẽ biến thành thói quen không tốt, gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vì vậy, nếu...