5 thói quen ăn uống khiến cholesterol tăng vọt, nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ
Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não,…
Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở Mỹ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người Việt Nam thừa cholesterol đang ở mức đáng báo động và có xu hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra Quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, trung bình 10 người trưởng thành có 3 trường hợp thừa cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, báo cáo này ghi nhận hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50-65 gặp các vấn đề liên quan đến thừa cholesterol.
Dư thừa cholesterol là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành và tăng huyết áp…
Điều đáng sợ nhất của cholesterol cao là nó không có triệu chứng, vì vậy nếu không xét nghiệm máu, nhiều người không biết lượng cholesterol trong cơ thể mình có cao hay không. Vì lý do này, điều quan trọng nhất là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Thói quen ăn uống hàng ngày có thể có tác động lớn đến lượng cholesterol trong cơ thể của bạn kể cả là cholesterol tốt hay. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo mọi người nên dừng ngay 5 thói quen ăn uống xấu dưới đây để giữ cholesterol ở mức lành mạnh, bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ.
1. Không ăn đủ chất xơ
Nếu chế độ ăn uống của bạn ít thực phẩm giàu chất xơ, có thể khiến cơ thể chứa hàm lượng cholesterol cao. Chuyên gia dinh dưỡng Diana Gariglio-Clelland nói: “Chất xơ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu có liên quan đến việc giảm cholesterol LDL, được coi là cholesterol xấu vì nó có xu hướng thúc đẩy viêm và tích tụ mảng bám trong động mạch. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại thực phẩm như yến mạch, táo, hạt lanh và các loại đậu đặc biệt có lợi cho việc giảm cholesterol”.
Video đang HOT
2. Chế độ ăn nhiều carbs tinh chế
Cho dù bạn là người thường xuyên uống soda hay thèm ăn bánh mì trắng, việc ăn các loại carbohydrate tinh chế quá nhiều có thể là nguyên nhân quan trọng trong việc đưa mức cholesterol của bạn vào vùng nguy hiểm.
Chuyên gia dinh dưỡng Gariglio-Clelland nói: “Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chất béo bão hòa được thay thế bằng tinh bột như đường, tỷ lệ cholesterol có xu hướng xấu đi, có nghĩa là cholesterol tốt giảm xuống và cholesterol xấu tăng lên”.
3. Chế độ ăn nhiều sản phẩm động vật
Chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo đang phổ biến hiện nay, nhưng về lâu dài, cách ăn này có thể có một số tác dụng phụ bất lợi liên quan đến cholesterol của bạn.
Nếu bạn đói do lượng carbohydrate thấp hơn, bạn có thể tiêu thụ quá nhiều chất béo. Nếu chất béo bão hòa, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn sẽ tăng lên.
4. Nấu ăn bằng bơ
Randazzo Kirschner cho biết, cho dù bạn đang sử dụng bơ để thêm hương vị cho món ăn yêu thích của mình hay ném một ít bơ vào chảo khi nướng bít tết, nếu dùng bơ là chất béo để nấu ăn bạn có thể đang khiến mức cholesterol tăng, không tốt cho sức khỏe.
Thay vào đó, cô ấy khuyến nghị nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật để nấu ăn như dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ hoặc dầu cây rum, có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và LDL.
5. Chế độ ăn kiêng giàu chất béo chuyển hóa
Mặc dù các nhà sản xuất thực phẩm được yêu cầu loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi công thức nấu ăn của họ, những chất béo tổng hợp không lành mạnh này vẫn được sử dụng trong một số nhà hàng để chiên thực phẩm và ăn chúng có thể khiến lượng cholesterol của bạn tăng vọt.
Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong dầu hydro hóa một phần” Ăn một lượng lớn chất béo chuyển hóa mỗi ngày có thể làm tăng LDL, hay còn gọi là cholesterol :xấu”.
Những quan niệm sai lầm về cholesterol
Một số người thường nhắc đến cholesterol như một nguyên nhân gây ra các bệnh như tim, đột quỵ,... Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi lượng cholesterol trong máu dư thừa hơn mức cần thiết.
Trên thực tế, cholesterol là một chất tự nhiên trong cơ thể và nó cần thiết cho sức khỏe. Dưới đây là những quan niệm sai lầm về cholesterol:
Một số quan niệm sai lầm về cholesterol. Đồ hoạ: Vy Vy
1. Tất cả cholesterol đều giống nhau
Một số người cho rằng, tất cả cholesterol đều giống nhau, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, có 2 loại cholesterol chính là lipoprotein mật độ thấp (LDL - cholesterol xấu) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - cholesterol tốt).
Khi nồng độ LDL tăng cao, nó có thể gây tích tụ mảng bám trong động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Còn nồng độ HDL trong máu cao giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngưỡng cholesterol lý tưởng cho hầu hết người lớn là cholesterol tổng dưới 200 mg/dL, LDL dưới 100 mg/dL và HDL trên 60 mg/dL.
2. Ăn các thực phẩm giàu cholesterol sẽ làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol trong cơ thể
Đây cũng là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi khoảng 85% cholesterol trong cơ thể được sản xuất ở gan, chứ không phải từ thức ăn mà chúng ta ăn vào.
3. Những người gầy không phải lo lắng về việc tăng cholesterol trong máu
Người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng bị cholesterol trong máu cao. Tuy nhiên, người gầy vẫn có thể bị tăng cholesterol.
Thêm vào đó, nhưng người có lối sống rất ít vận động, có một số bệnh rối loạn di truyền, người già,... cũng có thể có nguy cơ tăng cholesterol trong máu.
Coi bữa ăn là ăn cơm: Người Việt ngày càng thừa mỡ máu Theo thông tin từ Bộ Y tế, trước tình trạng bệnh không lây nhiễm đang gia tăng, để giảm dần trong chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm thì "đánh đuổi" cholesterol vô cùng quan trọng. Báo động thừa cholesterol Theo PGS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay tỷ lệ thừa cholesterol ở người Việt Nam đang...