5 thói quen ăn uống cần tránh sau khi tập thể dục
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra một số thói quen ăn uống mà bạn nên tránh sau khi tập thể dục.
Chuyên gia dinh dưỡng Erin Kenney cho biết: “Ăn uống sau khi tập luyện thể dục thể thao là điều cần thiết để phục hồi cơ thể. Đó là cơ hội để tiếp thêm năng lượng cho cơ bắp, giảm viêm và giúp xây dựng, duy trì khối lượng cơ nạc”.
Ăn nhẹ những món lành mạnh sau khi tập luyện là hữu ích, song có những thói quen ăn uống không phù hợp nên tránh sau khi bạn vừa đốt cháy calo.
Ăn salad ngay sau khi tập luyện
Sau khi tập luyện, bạn có thể bỏ qua món salad hoặc ít nhất là kết hợp nó với món khác.
(Ảnh: Shutterstock)
Theo chuyên gia, salad có nhiều chất xơ và cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa. Ngay sau khi tập luyện, hầu hết máu sẽ chuyển khỏi đường tiêu hóa của bạn, vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn ăn salad cho bữa ăn sau đó trong ngày. Thay vào đó, bạn hãy chọn các loại thực phẩm bổ sung nhanh chóng chứa carbs và protein như sinh tố với chuối và bột protein.
Uống đồ uống thể thao sau khi tập luyện
(Ảnh: Shutterstock)
Video đang HOT
Nếu bài tập của bạn kéo dài dưới 60 – 90 phút, bạn có thể không cần uống đồ uống thể thao.
Bà Kenney cho rằng: “Ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ cân bằng, lành mạnh và uống nước là đủ để bổ sung các chất điện giải đã mất và lượng glycogen dự trữ. Hơn nữa, hầu hết đồ uống thể thao chứa nhiều đường tinh luyện và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe”.
Quên uống nước
(Ảnh: Shutterstock)
Chuyên gia dinh dưỡng Stephanie Hnatiuk cho biết: “Uống nước sau khi tập thể dục cũng quan trọng như trước và trong khi tập bởi lượng chất lỏng bị mất đi qua mồ hôi trong quá trình tập luyện”.
Bà Hnatiuk nhấn mạnh, mất nước có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chuột rút cơ và các vấn đề về chỉ số đường huyết. Do đó, bạn nên uống ít nhất 2 cốc (khoảng 473 ml) sau khi tập thể dục. Nếu bạn tập thể dục ở cường độ cao, trong môi trường nóng hoặc ẩm ướt, có thể bạn cần chất lỏng bổ sung hoặc chất điện giải.
Không ăn carbohydrate
Nhiều người lầm tưởng protein là tất cả những gì cần thiết sau khi tập thể dục, nhưng carbs cũng quan trọng không kém. Carbs là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể và cần thiết sau khi tập luyện.
(Ảnh: Shutterstock)
Sự kết hợp giữa protein và carbs sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi bằng cách bổ sung glycogen, giúp xây dựng và sửa chữa cơ bắp. Ví dụ, thay vì chỉ uống một ly protein pha với nước, chuyên gia gợi ý thay vào đó nên uống một ly sinh tố giàu protein với trái cây.
Nhịn đói sau tập luyện
(Ảnh: Shutterstock)
Có thể bạn muốn tập thể dục để giảm cân, nên có xu hướng tiếp tục nhịn ăn sau đó. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến nghị bạn phải ăn và nạp năng lượng để duy trì khối lượng cơ nạc. Ăn uống giúp giảm hormone căng thẳng và cân bằng lượng đường trong máu suốt cả ngày.
Làm sao biết mình đang tiền tiểu đường hay đã mắc bệnh tiểu đường?
Tiền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo sớm tiểu đường loại 2. Tiền tiểu đường không có triệu chứng và có thể diễn biến âm thầm trong nhiều năm.
Do đó, nhiều người đang mắc tiền tiểu đường nhưng không hay biết.
Tiền tiểu đường là tình trạng mà đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa cao đến mức bị xem là tiểu đường (đái tháo đường). Đặc điểm chung của tiền tiểu đường và tiểu đường là đường huyết cao, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thay đổi lối sống bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp đảo ngược tiền tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với một người khỏe mạnh, lượng đường trong máu thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm trong ngày, bữa ăn, tuổi tác, hoạt động thể chất. Vào buổi sáng, đường huyết một người khỏe mạnh có thể dao động từ 70 đến 100 mg/dL. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, đường huyết của họ sẽ lên khoảng 110 mg/dL.
Tuy nhiên, ở người tiền tiểu đường và tiểu đường, đường huyết trong máu sẽ cao hơn. Ví dụ, đường huyết vào buổi sáng của họ là khoảng 100 mg/dL nhưng có thể tăng lên 180 mg/dL sau khi ăn sáng.
Tiểu đường được chia ra làm 2 loại là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy đột ngột không tiết ra hoóc môn insulin hoặc tiết ra rất ít. Loại tiểu đường này không thể phòng ngừa, thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tiểu đường loại 2 thì khởi phát từ từ, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Khoảng 95% người mắc tiểu đường là tiểu đường loại 2, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với bệnh nhân tiểu đường loại 2, tuyến tụy người bệnh vẫn tiết insulin nhưng cơ thể lại xuất hiện hiện tượng kháng insulin, tức tế bào cần một lượng insulin lớn hơn để có thể hấp thụ đường glucose. Tình trạng này dẫn đến đường huyết tăng cao. Trước khi mắc tiểu đường loại 2, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn tiền tiểu đường suốt nhiều năm.
Do đó, những người có nguy cơ cao cần phải kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm nếu đang bị tiền tiểu đường. Những nhóm người này gồm người thừa cân, béo phì, hút thuốc, ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến, ít vận động, tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, người từ 45 tuổi trở lên hay phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Để kiểm tra đường huyết, mọi người cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi kiểm tra. Nếu đường huyết thấp từ 99 mg/dL trở xuống thì sức khỏe bình thường. Nếu đường huyết rơi vào 100 đến 125 mg/dL là tiền tiểu đường, từ 126 mg/dL là tiểu đường.
Người bị tiền tiểu đường có thể đảo ngược tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống để giảm đường huyết. Họ phải ăn uống lành mạnh hơn, ăn nhiều rau củ, hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩn chế biến và tinh bột trắng. Đồng thời, kết hợp tập thể dục thường xuyên với thời lượng ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần, theo Healthline.
Không vận động nhiều vẫn giảm cân nhanh: Chớ vội mừng! Giảm cân rõ rệt trong khi bản thân không tăng cường tập thể dục hay ăn kiêng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Giảm cân bất thường: Dấu hiệu không được chủ quan Trước hết, cần hiểu rằng, sự thay đổi calo trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi lượng calo nạp...