5 thay đổi lớn nhất của quy chế thi tốt nghiệp, ĐH, CĐ 2015
So với dự thảo trước đó hơn một tháng, quy chế chính thức thi tốt nghiệp, ĐH, CĐ có nhiều điểm thay đổi. Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên thang điểm 10, thời gian nhận hồ sơ lùi ngày 30/4.
Chiều tối 26/2, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký quyết định ban hành chính thức Quy chế tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2015.
Thời gian nhận hồ sơ lùi một tháng
Theo dự thảo quy chế trước đó, hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi là trước ngày 1/4 hằng năm. Tuy nhiên, quy chế mới đã lùi thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 30/4.
Tuy nhiên, quy chế mới đã lùi thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 30/4. Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Quay trở về thang điểm 10
Theo Thông tư ban hành quy chế thi THPT quốc gia, khi chấm thi giám khảo vẫn sử dụng thang điểm 10 và lấy đến 0,25; không quy tròn điểm. Trước đó dự thảo có nêu sử dụng thang điểm 20. Cùng với đó, điểm liệt thay thì 2,0 điểm thì lại quay về 1,0 điểm.
Điểm xét tốt nghiệp gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; được tính theo công thức sau.
Video đang HOT
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.
Ngày, lịch, hình thức và thời gian làm bài của mỗi môn thi được quy định trong hướng dẫn hàng năm của Bộ GD-ĐT. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Miễn thi môn Ngoại ngữ
Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ trong hai trường hợp sau: Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ; Có một trong các chứng chỉ theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho môn này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh không sử dụng quyền được miễn thi môn Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không được miễn thi. Tuy nhiên, thí sinh có được dùng điểm 10 này để xét tuyển vào ĐH, CĐ hay không là do hiệu trưởng từng trường ĐH, CĐ quyết định.
Thí sinh chỉ xét tốt nghiệp được thi tại địa phương
Một điều đáng lưu ý trong quy chế chính thức là các Sở Giáo dục sẽ phụ trách công tác tổ chức thi cho những thí sinh chỉ cần đạt mục tiêu tốt nghiệp THPT. Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được tổ chức thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với trường đại học (ĐH).
Điểm này đã được thay đổi nhiều lần kể từ khi chủ trương về kỳ thi THPT Quốc gia chung được thông qua. Ban đầu giao cho địa phương, sau đó thuộc quyền các trường đại học và hiện tại lại trở về địa phương.
Mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi
Trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2015, cách thức xét tuyển vào ĐH, CĐ cũng sự có điều chỉnh.
Bộ GD-ĐT sẽ cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi: 1 giấy để thí sinh sử dụng xét tuyển nguyện vọng đầu, 3 giấy chứng nhận còn lại sẽ được dùng cho xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Nếu chưa đỗ vào trường nguyện vọng 2, thí sinh được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo. Như vậy, cơ hội đỗ ở các đợt còn lại sẽ tăng lên so với dự thảo trước đó.
Theo Zing
Học sinh chế tạo máy phát tĩnh điện phục vụ cho trường học
Lê Văn Hùng và Nguyễn Danh Sơn, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Trường Thi (Thanh Hóa) đang thử nghiệm chiếc máy phát tĩnh điện do các em tự tay làm ra. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
GD&TĐ - Lê Văn Hùng và Nguyễn Danh Sơn, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Trường Thi (đường Trường Thi, TP. Thanh Hóa) đã cùng sáng tạo ra chiếc máy phát tĩnh điện VAN DE GRAAFF để phục vụ công tác giảng dạy.
Ham thích tìm hiểu về các loại máy móc thiết bị và thích được quan sát trực tiếp các hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên, Lê Văn Hùng, Nguyễn Danh Sơn đã tự tay làm ra chiếc máy phát tĩnh điện. Đây là chiếc máy được đánh giá cao trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT toàn tỉnh Thanh Hóa vừa qua. Đề án đã đạt giải nhì và được chọn là 1 trong 6 giải toàn tỉnh Thanh Hóa tham gia kỳ thi cấp Quốc gia.
Hỏi về ý tưởng chọn làm máy phát tĩnh điện VAN DE GRAAFF phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường, Lê Văn Hùng cho biết: Ngay từ khi học ở bậc THCS, môn vật lý lớp 7 có giảng dạy về hiện tượng điện, những hiện tượng như sấm, sét, mưa dông... và trong chương trình vật lý lớp 11 có các vấn đề nhiễm điện của các vật do cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng. Đặc biệt là sự phóng tia lửa điện trong tự nhiên sau mỗi lần mưa dông, các em không có điều kiện để quan sát thực tiễn.
Trong khi đó, quá trình học tập cần vận dụng lý thuyết gắn với thực hành để có một các nhìn sâu sắc nhất về hiện tượng điện ma sát và hiệu ứng mà nó sinh ra. Vì vậy, em muốn tự làm ra loại máy phát tĩnh điện để có thể quan sát được các hiện tượng vật lý đó bất cứ lúc nào và cũng mong muốn sẽ giúp các bạn học sinh có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng phóng điện tự nhiên.
Mặt khác, tại Việt Nam chưa có cơ sở hoặc tác giả nào sản xuất loại máy phát điện này để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Em Sơn cũng hào hứng nói: Em và Hùng làm máy phát tĩnh điện này với mong muốn nó sẽ mang lại lợi ích thiết thực trong các giờ thực hành thí nghiệm ở nhà trường. Tạo hứng thú cho học sinh, từ đó giúp học sinh quan sát trực quan và hiểu sâu hơn về các hiện tượng điện ma sát, tích điện, phóng điện nhưng có độ an toàn cao.
Việc bắt tay vào làm chiếc máy phát tĩnh điện VAN DE GRAAFF gặp nhiều khó khăn khi Hùng và Sơn mới học lớp 10. Trong khi đó, nhiều kiến thức vật lý liên quan đến kiến thức lớp 11. Hai em phải nghiên cứu, tìm tòi, gặp những chỗ vướng mắc Hùng và Sơn phải hỏi thầy giáo hướng dẫn. Vì nhà cách xa nhau nên Hùng và Sơn phải tranh thủ giờ ra chơi hay những hôm tan học về sớm để cùng nhau thảo luận, nghiên cứu.
Để hoàn thiện chiếc máy, Hùng và Sơn phải làm đi làm lại nhiều lần. Có lúc làm hoàn chỉnh rồi đưa vào chạy thử lại thấy chưa đạt yêu cầu, rồi phải nghiên cứu làm lại. Trong thời gian 2 tháng sau khi nhà trường phát động cuộc thi, Hùng và Sơn đã hoàn thành sản phẩm của mình.
Chiếc máy phát tĩnh điện nhìn đơn giản, nhỏ gọn. Những vết nối vẫn còn vụng về bởi được làm thủ công. Tuy nhiên, Ban tổ chức đã đánh giá cao về tính ứng dụng của chiếc máy này. Với nguyên tắc hoạt động là sử dụng một vành đai di chuyển để tích lũy lượng điện tích trên một quả cầu kim loại rỗng ở phía trên của thân máy.
Kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hiện tượng phóng điện như: Đẩy mạnh mẫu giấy, phóng điện qua tay, hút tóc vào phía trong, làm bút thử điện phát sáng... Điều đặc biệt là chiếc máy được làm bằng các vật liệu có sẵn trên thị trường với chi phí thấp (chỉ với 700 nghìn đồng) phù hợp với điều kiện kinh tế của các trường học.
Cô Đào Ngọc Thùy, Hiệu trưởng Trường THPT Trường Thi cho biết thêm: Hùng và Sơn là hai học sinh giỏi của trường, ham học hỏi, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Khi nhà trường thông báo về Kỳ thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT, Trường THPT Trường Thi có 3 đề tài dự thi và đã đạt 3 giải Nhì.
Trong đó, Ban tổ chức đã chọn Đề tài tự làm máy phát tĩnh điện là 1 trong 6 giải toàn tỉnh tham gia cuộc thi cấp Quốc gia. Trong quá trình các em làm đề tài tham gia thi, nhà trường cũng hỗ trợ cùng với gia đình các em trong việc mua các thiết bị, vật liệu. Sắp tới, tham gia kỳ thi cấp Quốc gia, nhà trường sẽ hỗ trợ để các em hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hà Nội: Thủ khoa không phải qua thi tuyển công chức Người tốt nghiệp thủ khoa đại học trong nước, người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài sẽ được Hà Nội tiếp nhận, không phải qua thi tuyển công chức. Người tốt nghiệp thủ khoa trong nước hoặc tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài không phải qua thi tuyển công chức Hà Nội...