5 suy nghĩ sai lầm về căn bệnh hàng triệu người Việt mắc
Nhiều người cho rằng chỉ ăn đồ ngọt, béo phì mới có nguy cơ mắc đái tháo đường hay bệnh nhân cần kiêng đường tuyệt đối.
Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu và là một trong những nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân dẫn đến cắt cụt chi.
Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với gần 5 triệu ca. Bệnh đái tháo đường không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nặng nề như mù lòa, suy thận, tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Trong khi đó, theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Viết Thắng – Phó Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, còn rất nhiều sai lầm về bệnh đái tháo đường. Người bệnh cần thận trọng với các thông tin quảng cáo như chữa khỏi trong vài ngày, các thực phẩm cho bệnh đái tháo đường không cần thuốc… Bác sĩ Thắng khẳng định không có công thức chung chữa đái tháo đường. Đây là bệnh mạn tính và tùy từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ Thắng chỉ ra các suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất:
Ăn đồ ngọt nhiều sẽ bị đái tháo đường
Các nghiên cứu chỉ ra rằng người ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn khoảng 20% so với người ít ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều đường cũng có thể mắc bệnh.
Đái tháo đường tuýp 2 chỉ có ở người lớn
Trước đây, người đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay do thay đổi về lối sống nên nhiều người trẻ thậm chí trẻ em vẫn mắc đái tháo đường tuýp 2. Người 50-60 tuổi vẫn mắc đái tháo đường tuýp 1.
Khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường, người bệnh cần làm các xét nghiệm để biết mình thuộc nhóm nào. Ví dụ, bệnh đái tháo đường tuýp 2 cần kiểm soát đường huyết bằng thuốc viên, thay đổi chế độ ăn. Trong khi đó, bệnh đái tháo đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin vì thiếu insulin, người bệnh có thể hôn mê do tăng đường huyết.
Nếu kiểm soát đường huyết không tốt cho thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh; kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể sinh hoạt như bình thường.
Video đang HOT
Người bệnh sàng lọc đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: BVCC.
Người bệnh đái tháo đường cần kiêng tuyệt đối đồ ngọt
Đây là sai lầm phổ biến nhất ở người bệnh. Nhiều bệnh nhân kiêng tất cả các thực phẩm chứa chất bột đường. Bác sĩ Thắng cho rằng cơ thể vẫn cần bột đường để hoạt động nên chế độ ăn hằng ngày nên bổ sung đủ thực phẩm chứa bột đường. Bác sĩ chỉ khuyến cáo người bệnh hạn chế các thực phẩm có lượng đường huyết cao như nước ngọt, kẹo.
Nhịn ăn
Đây là quan niệm sai lầm vì nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt người bệnh đang uống thuốc. Bệnh nhân cần ăn đúng bữa, ăn theo thực đơn tư vấn của bác sĩ.
Bị đái tháo đường không nên tập thể dục
Khi điều trị đái tháo đường, người bệnh cần áp dụng đủ “ kiềng ba chân” gồm tập thể dục, chế độ ăn phù hợp và dùng thuốc. Theo các hướng dẫn chung, người bệnh tập thể dục ít nhất 30-45 phút mỗi ngày và 5 buổi/tuần. Tập thể dục giúp tăng tiêu thụ chất bột đường, giảm đề kháng insulin, cải thiện đường huyết.
Người bệnh cần lựa chọn các loại hình bài tập phù hợp, chẳng hạn như người bị thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ mà lựa chọn bài tập khác phù hợp.
6 điều cần biết về thuốc điều trị đái tháo đường
Thuốc điều trị đái đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Khi được kê đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ điều trị.
Dưới đây là 6 lưu ý với người bệnh trong quá trình dùng thuốc.
Điều trị bệnh đái tháo đường là một quá trình lâu dài cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố: Dinh dưỡng, luyện tập và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định việc dùng thuốc điều trị đái tháo đường.
Bác sĩ sẽ căn cứ dựa trên chỉ số đường huyết HbA1c cùng nguy cơ biến chứng ở từng bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp. Vì vậy, khi được kê đơn, người bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn, tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng. Dưới đây là 6 điều bệnh nhân cần biết trong quá trình sử dụng thuốc.
1. Thuốc điều trị đái tháo đường ngăn ngừa bệnh tiến triển?
Người mắc bệnh đái tháo đường giảm tiết insulin nhanh chóng trong vòng 5 năm sau khi mắc bệnh. Vì vậy, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tốt trước khi tình trạng rối loạn tiết insulin trở nên trầm trọng hơn có thể ngăn chặn bệnh tiến triển và ngăn ngừa được các biến chứng.
Theo nghiên cứu, những bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu tốt với A1C dưới 6,5 trong năm đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường sẽ ít có khả năng phát triển các biến chứng vi mạch và biến chứng mạch máu não trong 10 năm. Nguy cơ biến chứng được nhận thấy thấp hơn nhiều.
Vì vậy, nhìn từ góc độ lâu dài, có thể thấy, việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua việc dùng thuốc chính xác trong giai đoạn đầu chẩn đoán bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng sau này.
Khi được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường người bệnh nên tuân thủ điều trị.
2. Nên uống thuốc điều trị đái tháo đường thời điểm nào?
Mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nên thời gian dùng thuốc được thiết lập khác nhau để tối đa hóa hiệu quả của thuốc và giảm thiểu tác dụng phụ. Ví dụ:
- Thuốc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách kích thích tiết insulin từ tuyến tụy (sulfonylureas, meglitinides) nên uống trước hoặc ngay trước bữa ăn 30 phút.
- Các loại thuốc làm chậm quá trình thủy phân carbohydrate, disacarit và hấp thu đường (chất ức chế alpha-glucosidase) nên được dùng ngay trước hoặc cùng với bữa ăn.
- Khuyến nghị nên dùng các thuốc làm tăng tác dụng của insulin ở gan, cơ và mô mỡ (metformin) cùng hoặc ngay sau bữa ăn.
- Thuốc ức chế DPP-4 được sử dụng rộng rãi gần đây có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng hormone incretin, làm tăng tiết insulin từ tuyến tụy, thuốc này có thể uống bất kể lúc nào.
Khi kê đơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng và thời gian uống cụ thể của mỗi loại thuốc.
3. Dùng thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian dài có bị kháng thuốc?
Khả năng kháng thuốc trị đái tháo đường không phát triển. Bệnh đái tháo đường là một bệnh tiến triển. Nếu cho rằng mình đã phát triển đề kháng với thuốc và người bệnh tự ý ngừng dùng thuốc, lượng đường trong máu có thể tăng khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, người bệnh không nên ngừng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm loại thuốc mới hoặc thay đổi loại thuốc.
4. Thực phẩm chức năng không thay thế thuốc điều trị đái tháo đường
Thực phẩm chức năng liên quan đến bệnh đái tháo đường ít có tác dụng hạ đường huyết so với thuốc. Vì vậy, nếu tự ý ngừng dùng thuốc điều trị đái tháo đường mà thay thế bằng thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn, dẫn đến phải tăng liều thuốc điều trị. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý là không có thực phẩm chức năng nào có thể thay thế thuốc điều trị.
5. Có bị thiếu hụt dinh dưỡng nếu dùng thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian dài?
Dùng thuốc điều trị đái tháo đường lâu dài không gây thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, dùng metformin, một trong những loại thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến, trong thời gian dài và với liều lượng cao có thể gây thiếu hụt vitamin B12.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đang dùng thuốc metformin đều phải bổ sung vitamin B12. Nếu phát hiện thấy sự thiếu hụt thông qua kiểm tra xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cần bổ sung.
6. Thuốc điều trị đái tháo đường có làm tổn thương và tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy?
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao bị tổn thương và ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do thuốc điều trị. Lý do trực tiếp và gián tiếp khiến bệnh đái tháo đường làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy là do tuyến tụy tiếp tục sản xuất insulin để kiểm soát lượng đường trong máu cao, làm tăng tốc độ suy giảm chức năng của tuyến tụy. Vì vậy, cần tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách dùng thuốc điều trị thích hợp để có được tác dụng bảo vệ tuyến tụy.
Tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm, ai cần xét nghiệm sàng lọc? Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường người bệnh thường cho rằng đây là bệnh mạn tính và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, nguy cơ sẽ gặp phải nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường Tiểu đường hay...