5 sai lầm phổ biến khi viết bài luận du học Mỹ
Sau nhiều năm học tại Mỹ, Hùng Lâm nhận thấy nhiều bài luận mải mê phân tích vấn đề thời sự mà quên chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm cá nhân của người viết.
Nguyễn Hùng Lâm, sinh năm 1993, từng giành học bổng tại 13 đại học Mỹ, trong đó có bốn học bổng toàn phần. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Đại học Luther, anh tiếp tục chinh phục tám đại học Mỹ bậc thạc sĩ. Hoàn thành chương trình T hạc sĩ Khoa học ở trường Carnegie Mellon, h iện Lâm làm việc cho Ngân hàng Thụy Sĩ – Credit Suisse.
Trải qua nhiều năm sống và học tập tại Mỹ, anh lập kênh YouTube “Lâm Python” và một hội nhóm du học sinh, chia sẻ kinh nghiệm săn học bổng và cuộc sống du học. Nhờ trải nghiệm làm cố vấn, hỗ trợ nhiều học sinh Việt Nam nộp hồ sơ, Hùng Lâm chỉ ra những lỗi thường gặp khi viết luận du học Mỹ.
Trong hồ sơ du học Mỹ, bài luận được chia làm hai dạng: luận chính (personal statement) và luận phụ (sup essay). Tôi sẽ đề cập đến những lỗi thường gặp trong bài luận chính bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bộ hồ sơ.
Nhầm thể loại
Nhiều ứng viên viết luận chính dưới dạng nghị luận, điều này không đúng. Đã bao giờ bạn tự hỏi “Tại sao hội đồng tuyển sinh lại bắt bạn viết luận bên cạnh hàng loạt chứng nhận, điểm số?”. Câu trả lời là ngoài thành tích, họ còn muốn biết về xuất thân, trải nghiệm và chính con người bạn.
Chẳng hạn khi muốn tuyển ai đó vào tổ chức, hội nhóm của mình, ngoài khả năng của họ, bạn cũng quan tâm xem họ là người thế nào. Các trường đại học cũng vậy.
Bạn không cần phải bàn về việc Trái đất nóng lên, tình trạng vi phạm luật giao thông… Để hiểu những điều đó, hội đồng tuyển sinh có thể tìm đọc báo, các bài phân tích chuyên sâu. Thay vào đó, hãy tận dụng dung lượng bài luận để kể về những gì bạn trải qua, những trải nghiệm đó đã đóng góp những gì để làm nên bạn của hôm nay. Nói cách khác, bài luận chính cần được viết theo dạng một bài tự sự, không cần phân tích bất kỳ vấn đề nào.
Nguyễn Hùng Lâm, sinh năm 1993, từng giành học bổng tại 13 đại học Mỹ, trong đó có bốn học bổng toàn phần. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tự hạn chế đề tài
Tôi thấy đây là lỗi mà nhiều ứng viên Việt Nam mắc phải. Thay vì để bản thân sáng tạo, nhiều người lại ép mình theo một số chủ đề, tự hạn chế đề tài. Tôi từng gặp nhiều bạn học rất giỏi Toán, sở hữu hàng loạt chứng chỉ, giải thưởng quốc gia và quốc tế về Toán học. Đề tài luận chính các bạn chọn thường về việc học Toán thế nào. Tôi thấy cách làm này không sai nhưng không hấp dẫn.
Video đang HOT
Thay vào đó, hãy thử kể chuyện đi bắt cá, học âm nhạc. Một người giỏi Toán mà biết thêm nhiều thứ khác chắc chắn sẽ thu hút hơn những người có cuộc sống chỉ xoay quanh Toán.
Nếu có thành tích và muốn thể hiện hiểu biết, chuyên môn trong lĩnh vực dự định theo đuổi, bạn có thể để nó cho luận phụ. Tôi thấy rất phí nếu các bạn dùng bài luận chính để kể về một thứ mà các chứng chỉ, điểm số đã thể hiện đầy đủ, quên đi việc cần chia sẻ về một khía cạnh mới mẻ, ấn tượng khác của bản thân.
Khoe quá nhiều
Những ứng viên có nhiều thành tích thường biến luận chính thành dạng “văn xuôi” của CV, liệt kê thành tích cá nhân. Với tôi, điều tối kỵ của viết luận là khoe khoang.
Hội đồng tuyển sinh có thể nắm được thành tựu của bạn thông qua điểm số, huy chương, bằng khen… và họ không có nhu cầu đọc lại chúng một lần nữa trong bài luận. Việc này thậm chí còn gây phản ứng ngược, khiến giám khảo ác cảm, mệt mỏi.
Tôi nghĩ nếu muốn khoe, bạn nên khéo léo lồng ghép trong bài viết và chỉ chọn thành tích hợp với nội dung bài. Ngoài ra, hãy dành dung lượng bài luận cho chủ đề chính.
Quên nói về bản thân
Nhiều ứng viên dùng bài luận chính để kể về một trải nghiệm có liên quan đến người thân, bạn bè hoặc một nhân vật đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, một số bạn “mải” tả người khác mà quên nhắc đến bản thân.
Trong luận chính, người viết luôn là chủ thể chính. Nếu xuất hiện nhân vật khác, bạn cần làm rõ việc người đó có tác động, giúp bạn thay đổi, suy nghĩ, hành động ra sao. Mọi thứ của bài luận cần đi tới một mục đích cuối cùng: làm nổi bật con người bạn.
Nếu bạn mắc lỗi này, nhẹ thì hội đồng tuyển sinh sẽ không hiểu gì về bạn, nặng thì họ đánh giá bạn lạc đề. Việc này khiến hồ sơ của bạn gần như không còn khả năng cạnh tranh.
Thiếu thuyết phục
Bất cứ luận điểm nào được đi kèm dẫn chứng đều sẽ đáng tin và giàu tính thuyết phục hơn. Chẳng hạn, bạn nói trước kia mình từng là học sinh kém, sau đó thay đổi và cố gắng học tập. Nếu chỉ dừng tại đây, hội đồng tuyển sinh sẽ đặt câu hỏi về tính xác thực trong những gì bạn kể.
Trong khi đó, bạn cần đưa dẫn chứng, chẳng hạn điểm tổng kết chỉ 4,8/10, cả trường chỉ có hai học sinh trung bình và bạn là người thấp điểm hơn người kia. Từ đó cho thấy bạn là học sinh có thành tích tệ nhất trường. Tương tự khi trở thành học sinh tốt, bạn cần cho người đọc thấy rõ những con số tiêu cực trong quá khứ đã được cải thiện ra sao. Có như vậy, bài luận của bạn mới đủ sức thuyết phục hội đồng tuyển sinh.
Ngoài ra, bạn nên dùng ngôi thứ nhất khi viết luận chính, tuyệt đối không sử dụng từ “you”, mẫu câu “you know” như đang xưng hô với giám khảo. Tôi không cho rằng việc dùng “you” trong bài là sáng tạo, nó khiến bài viết của bạn thiếu tính “formal” (lịch sự, chính thống).
5 điều nên làm khi người yêu cũ bỗng dưng nhắn tin cho bạn
Bạn đã quên được người yêu cũ và tìm được hạnh phúc sau khi chia tay, rồi bỗng dưng một ngày anh ấy/cô ấy bất ngờ nhắn tin cho bạn, bạn nên làm gì đây?
Tin nhắn bất chợt của người yêu cũ có thể khiến cơn sốc và nỗi đau bị khơi lại, nhất là khi mối tình của bạn đã kết thúc trong cay đắng.
Bạn nên tỏ ra lạnh nhạt, không quan tâm hay nhiệt tình, bạn nên làm gì tiếp theo?
Dưới đây là 5 điều quan trọng bạn cần làm nếu người yêu cũ bất chợt nhắn tin cho bạn.
1. Nghĩ đến hệ quả trước khi hành động
Hãy nhớ rằng sở dĩ anh ấy/cô ấy trở thành người yêu cũ là vì lý do nhất định.
Nếu bạn để đối phương bước vào cuộc sống của bạn một lần nữa, điều đó có thể làm đảo lộn những cố gắng bạn đã bỏ ra sau khi chia tay.
Bạn không nợ đối phương bất kỳ lời giải thích nào, nếu điều đối phương có thể cản trở hạnh phúc của bạn, thì bạn không cần để sự độc hại đó trở lại trong cuộc sống.
2. Không vội vã trả lời
Đừng vội vã trả lời tin nhắn của người yêu cũ. Hãy dành thời gian để bình tĩnh, cân nhắc, suy nghĩ trước khi đáp lại.
3. Nghĩ đến tình yêu hiện tại của bạn
Trong trường hợp bạn đã quên được người yêu cũ và có mối tình mới, bạn cần cân nhắc đến cảm xúc của người yêu mới.
Trước khi bạn trả lời tin nhắn của người yêu cũ, hãy suy nghĩ, đặt mình vào vị trí của người yêu hiện tại.
Đừng che giấu người yêu việc này trừ khi lời nói dối hoàn toàn vô hại và không thể gây ra hậu quả gì.
4. Chia sẻ suy nghĩ, quan điểm
Nếu bạn định phản hồi và nói chuyện lại với người yêu cũ, bạn phải chắc chắn rằng cả hai có cùng suy nghĩ, quan điểm.
Hãy nói chuyện thẳng thắn, chân thật, cởi mở ngay từ đầu. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hãy cho đối phương biết điều đó.
5. Xác định lý do
Bạn có định quay lại với anh ấy/cô ấy hay không? Lý do thực sự là gì?
Hãy đảm bảo rằng lý do để bạn quay lại với người yêu cũ không phải là nhất thời.
Đừng quên vì sao hai bạn đã chia tay, đặc biệt nếu điều đó có thể lặp lại lần nữa và cản trở cuộc sống bình yên của bạn.
7 điều bạn nên làm khi nhớ người yêu cũ Quên đi người yêu cũ không phải việc dễ dàng. Bạn có thể khóc và nhớ đối phương rất nhiều. Vậy chúng ta nên làm gì khi ở trong tình huống này? Chúng ta được khuyên rằng không nên liên lạc lại với người yêu cũ sau khi chia tay, vậy làm thế nào để vượt qua cảm giác trống rỗng ấy? Dưới...