5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ
Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn – là những dấu hiện của bệnh trĩ, phần lớn người dân lại không chịu đi khám vì tâm lý e ngại.
Ảnh minh họa: Internet
1. Giấu bệnh
Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, phần lớn người dân không chịu đi khám vì tâm lý e ngại “bệnh khó nói”. Chỉ đến khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều mới bắt đầu tìm thầy tìm thuốc. Không ít người còn chọn cách tự chữa bệnh bằng các bài thuốc truyền miệng chưa có căn cứ khoa học.
BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam cho rằng, điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc, bôi thuốc…) chỉ có khả năng điều trị bệnh trĩ khi còn ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật. Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp triệt để nhất để chữa bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng. Do đó, bạn hãy là người bệnh nhân thông thái đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc tiêu hoá khi có các dấu hiệu ban đầu kể trên để được điều trị thích hợp.
2. Trĩ là ung thư đại trực tràng, u hậu môn
Theo BS. Lân, để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu là bệnh trĩ thì bạn sẽ điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc chuyên khoa ngoại trú tại nhà, không nên tự mình dùng thuốc hoặc nghe người khác mách bảo dùng thuốc trĩ mà họ đã dùng.
Tương tự như thế để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ hậu môn bạn cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng. Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Khi rặn, hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư). Do đó, nhất thiết cần đi khám hậu môn khi thấy có 1 u , cục ở hậu môn.
3. Trẻ em không mắc trĩ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối, ở đối tượng này phần lớn là do giãn tĩnh mạch hậu môn hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn. Khi trẻ nhỏ có bệnh trĩ thì rất khó chữa, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống; không thường xuyên liên tục nên cần kiên trì.
BS. Lân cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên “đợi tuổi” con lớn để chữa tri. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả tốt nhất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chị nên dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang, diếp cá, đủ đủ, chuối, rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước…
Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác.
4. Chữa trị bằng bài thuốc truyền miệng
Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, có người làm như vậy có tác dụng nhưng không phải ai làm như vậy cũng có tác dụng.
Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy người bệnh không nên làm những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan, tim, phổi, thận mãn tính.
5. Bệnh trĩ không thể chữa dứt điểm
Cho đến nay, tuy phẫu thuật không thể chữa dứt điểm tất cả các loại trĩ nhưng với đa số bệnh nhân mắc bệnh, có thể chữa dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật. Sau mổ trĩ, người bệnh cần kết hợp ăn đủ dinh dưỡng, tăng chất xơ, giảm chất kích thích. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn nước ấm.
Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh nhân trĩ, đặc biệt là phương pháp khâu treo triệt mạch dưới siêu âm doppler không xâm lấn nên không đau; hoặc phương pháp longgo và nhiều phương pháp hiện đại khác như điều trị sóng cao tần đem lại kết quả tốt.
Theo BS. Lân, phương pháp nào cũng có hạn chế, không có phương pháp nào tuyệt đối. Tùy từng phương pháp mà có tỉ lệ tái phát khác nhau, việc tái phát bệnh là do từng bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong có kiêng khem hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc hay không.
Theo Sức khỏe đời sống
Những điều cấm kị khi ăn gừng
Gừng là thực phẩm có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều sau.
Những lưu ý khi sử dụng
Không nên gọt vỏ
Hầu hết mọi người đều có thói quen gọt vỏ trước khi ăn gừng, tuy nhiên có thể bạn không biết trong lớp vỏ ấy cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ và nâng cao tinh thần hiệu quả. Chình vì vậy, khi ăn bạn chỉ nên rửa sạch rồi thái lát.
Không nên ăn gừng trong thời gian dài
Đối với những trường hợp mắc các bệnh như nhiệt trong, viêm phổi, âm hư hỏa vượng, các bệnh mụn nhọt, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm thận, viêm gan, bệnh tiểu đường,Bệnh trĩ, xuất huyết, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ thì không nên ăn gừng quá nhiều và ăn trong thời gian dài.
Không nên ăn gừng tươi đã bị dập
Gừng tươi khi bị dập sẽ dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, khi bạn ăn gừng có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư gan và ung thư thực quản.
Không nên ăn nhiều
Vào mùa hè nóng nức, sự phân tiết dịch vị giảm sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống hàng ngày, vì vậy nếu trong bữa ăn có thêm vài lát gừng tươi sẽ giúp bạn thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên lạm dụng mà ăn quá nhiều bởi gừng thuộc loại thức ăn có tính nhiệt.
Không nên kết hợp gừng với các loại thuốc khác
Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim.
Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
Những trường hợp không nên ăn gừng
Những người bị say nắng
Nước gừng tươi nấu với đường đỏ chỉ thích hợp cho những người bị vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa hoặc bị phong hàn cảm mạo, còn trong trường hợp bị cảm mạo thử nhiệt hay cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng thì tuyệt đối không nên dùng nước gừng.
Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
Ngoài ra, nước gừng tươi còn giúp trị chứng buồn nôn do lạnh gây ra nhưng nếu buồn nôn do những nguyên nhân khác gây ra thì không nên sử dụng.
Phụ nữ mang thai
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Những người bệnh dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Những người bệnh gan
Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết
Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung...) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Theo Phununews
4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản dân văn phòng nên biết BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ Người xưa có câu "Thập nhân cửu trĩ" - 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ cho thấy bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ ai. Theo BSCK II...