5 nhóm nhiệm vụ quan trọng tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, SGK
Chiều 25/2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông chủ trì cuộc họp.
Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng; các thành viên Ban Chỉ đạo.
Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, công tác chỉ đạo hiệu quả của thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là các Thứ trưởng trong thời gian qua, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, phần lớn các nhiệm vụ trong kết luận của Ban Chỉ đạo trong cuộc họp trước đã thực hiện đạt yêu cầu, một số đang thực hiện.
Bộ trưởng cũng đồng thời chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại, cần tháo gỡ; từ đó đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ cần lưu ý trong thời gian tới. Trong đó có vấn đề về chương trình, SGK giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất trường lớp học; công tác truyền thông và chế độ báo cáo.
Với nhiệm vụ đầu tiên, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu tổ chức khảo sát, đánh giá căn cơ chương trình, SGK lớp 1 sau một học kỳ triển khai; từ đó hướng dẫn địa phương trên cơ sở báo cáo sơ kết để rút kinh nghiệm ngay cho học kỳ 2. Lưu ý SGK lớp 1 đồng thời phải tổng kết công tác xã hội hóa, Bộ trưởng cho rằng, càng mở rộng xã hội hóa thì càng phải siết chặt quản lý nhà nước.
Về SGK lớp 2, lớp 6, cần giám sát các nhà xuất bản khi công bố bản mẫu, tiếp thu ý kiến nhân dân, đội ngũ giáo viên… để sách ban hành tránh được “sạn”. Khâu tập huấn SGK theo hướng trực tuyến và trực tiếp; hướng dẫn tập huấn SGK xây dựng dưới dạng clip; tránh tình trạng thời gian tập huấn gấp gáp, giáo viên phải di chuyển xa dẫn đến việc tập huấn giống như quảng bá sách.
Video đang HOT
“Bộ và các vụ cục phải giám sát công tác này, tuyệt đối không buông lỏng, phó mặc cho các nhà xuất bản” – Bộ trưởng cho hay.
Liên quan đến nhóm vấn đề về chương trình, SGK giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương, Bộ trưởng đồng thời có chỉ đạo, lưu ý liên quan đến chuẩn bị SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10 theo chương trình mới; sách Tiếng Anh hệ 10 năm; sách ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh; sách Quốc phòng; sách tiếng dân tộc thiểu số; sách chữ nổi Braille; SGK hiện hành. Cùng với đó, rà soát tổng thể các văn bản quy định liên quan đến SGK…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết luận cuộc họp.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai với lớp 1. SGK lớp 2, lớp 6 theo chương trình mới đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Việc chuẩn bị triển khai chương trình mới với lớp 2, lớp 6 đang được chuẩn bị tích cực tại các địa phương.
Nhóm nhiệm vụ liên quan đến đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Bộ trưởng yêu cầu triển khai cho khảo sát, kiểm tra thực trạng bồi dưỡng giáo viên chuyên đề tại các địa phương; từ đó rút rút kinh nghiệm triển khai các mô đun tiếp theo. Rà soát các Thông tư liên quan đến bồi dưỡng thường xuyên. Quan tâm chỉ đạo triển khai tập huấn cho các đối tượng để bổ nhiệm vị trí Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng các phòng GD&ĐT.
Bộ trưởng cũng đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị điều kiện về đội ngũ để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và rà soát các Thông tư liên quan đến chế độ, chính sách cho nhà giáo.
Với nhóm nhiệm vụ về cơ sở vật chất trường lớp học, theo Bộ trưởng, cần rà soát xem các Thông tư đã ban hành đi vào cuộc sống ra sao; đồng thời thực hiện khảo sát địa phương về nội dung này…
Với truyền thông, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng tài liệu truyền thông dưới dạng clip, tin bài hỏi đáp. Đối tượng cần truyền thông trước hết chính là đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục.
Ảnh: Thế Đại
"Nguồn lực lớn nhất khi khởi nghiệp là chất xám, ý tưởng độc quyền"
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, nguồn lực lớn nhất khi tham gia khởi nghiệp là chất xám, ý tưởng và sự độc quyền. Sinh viên muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trước tiên cần đổi mới tư duy.
Sáng nay (22/12), tại ĐH Thủy Lợi, diễn ra Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020.
Đây là sự kiện thường niên, nhằm tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội, biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thành hiện thực. Đồng thời, cũng là cơ hội, môi trường quan trọng để kết nối 3 nhà: nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp. Tham quan các không gian trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên năm nay tập trung vào 8 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, công nghiệp, chế tạo sản phẩm, nông, lâm, ngư nghiệp, giáo dục tế, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, kinh doanh tạo tác động xã hội, các ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác. Chương trình có tổng số khoảng 80 không gian trưng bày được lựa chọn từ gần 600 ý tưởng dự án gửi đến ban Tổ chức, từ gần 50 trường đại học và 22 Sở GD-ĐT trên cả nước.
Các đại biểu ấn nút khai mạc Ngày hội khởi nghiệp học sinh, sinh viên.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, đổi mới sáng tạo là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và công nghệ số. Nếu không tích cực đổi mới sáng tạo thì lực lượng lao động của sẽ gặp nhiều khó khăn và rất dễ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Mặt khác, việc gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các công ty, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội nhằm tăng tính thực hành và trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, sinh viên, kết nối nguồn lực, đổi mới sáng tạo giúp học sinh, sinh viên khởi nghiệp là trách nhiệm rất lớn của các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục phổ thông.
Từ những suy nghĩ đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm triển khai.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị.
Bà Ngô Thị Minh cho biết, năm 2018, sau khi Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi lần đầu, đã có hơn 200 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên tham dự. Năm 2019, cuộc thi thu hút gần 400 ý tưởng, dự án. Đặc biệt, năm 2020, sau gần 5 tháng phát động, cuộc thi đã có hơn 600 ý tưởng, dự án của các bạn trẻ đăng ký tham gia.
Thứ trưởng Bộ GD- ĐT cũng cho rằng, một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, cần rất nhiều yếu tố như: thị trường, nguồn lực tài chính - vốn, nguồn lực con người, hệ thống hỗ trợ - cố vấn, khung pháp lý, cơ sở hạ tầng triển khai ý tưởng/dự án... Trước khi xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục đã chuẩn bị mạnh mẽ, dạy tích hợp liên môn trong nhà trường, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận phát triển năng lực. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đang thực hiện Đề án Tri thức Việt số hóa; thực hiện mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu thông qua hoạt động triển khai chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo...
Bộ GD-ĐT đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho học sinh, sinh viên về tư duy, phương pháp một cách toàn diện qua các hoạt động chính sách. Đây là một yếu tố mang tính căn bản, bởi muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì đầu tiên tư duy, phương pháp của học sinh, sinh viên phải đổi mới. Ngành Giáo dục xác định đây là trách nhiệm, là sứ mệnh của ngành, của các nhà giáo.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng nhấn mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng đại học, chứ không chỉ đơn thuần là tên gọi của một đề án hay một phong trào. Có vậy, hoạt động này mới giữ được nguyên vẹn ý nghĩa.
Tại chương trình, đại diện Bộ GD-ĐT cũng nhắn nhủ tới các học sinh, sinh viên rằng: "Nguồn lực lớn nhất khi tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là ý tưởng mới, chất xám, là cái riêng có, "độc quyền". Đây chính là lợi thế to lớn nhất. Do đó, điều cần nhất chính là "cơ hội" để biến ước mơ thành hiện thực. Vì vậy, việc tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin, nhất là tham gia các cuộc thi sẽ mang lại nhiều cơ hội để cọ sát với những người có chung đam mê, với các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu.
Một ý tưởng/dự án khởi nghiệp của các em lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư, khi đó cơ hội thành công lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ tập trung vào nguồn vốn. Hãy chăm chút cho ý tưởng/dự án/ sản phẩm của mình và tích hợp tìm hiểu, tham gia cuộc thi khởi nghiệp", Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nhắn nhủ./.
Giáo dục đại học: Càng tự chủ bao nhiêu càng cần tự thanh, kiểm tra bấy nhiêu Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị Công tác thanh tra nội bộ các cơ sở giáo dục ĐH, không phân biệt trường công - trường tư, trường thuộc Bộ GD&ĐT và không thuộc. Theo đó, công tác thanh tra nội bộ trong các trường ĐH cần được nhận thức đúng vai trò. Và giáo dục ĐH càng tăng cường...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngày sinh Âm lịch của những người làm việc chăm chỉ, tích lũy được nhiều của cải
Trắc nghiệm
00:52:46 01/04/2025
10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
22:56:11 31/03/2025
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
22:47:13 31/03/2025
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
22:42:25 31/03/2025
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
22:42:25 31/03/2025
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?
Sao châu á
21:22:45 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025