5 nhóm giải pháp cấu trúc lại giáo dục đại học

Theo dõi VGT trên

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, những yếu kém của chất lượng giáo dục đại học bộc lộ ngày càng rõ khiến xã hội lo ngại và bức xúc.

Đ.ánh giá chất lượng đào tạo ĐH thời gian qua, tại hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học” vừa diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng chất lượng giáo dục ĐH đã có những bước chuyển tích cực, một số trường, ngành có đột phá (chương trình tiên tiến, chất lượng cao).

Tuy nhiên, xét trong một số trường, một số ngành chất lượng đào tạo vẫn chưa đồng đều. Xét theo yêu cầu của thị trường và nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta vẫn chưa theo kịp.

Sinh viên ra trường còn thất nghiệp hoặc rất khó khăn trong tìm việc. Những bất cập yếu kém của chất lượng giáo dục ĐH bộc lộ ngày càng rõ khiến xã hội lo ngại và bức xúc.

Lý giải nguyên nhân chính của tồn tại này ở góc độ trách nhiệm của nhà cung cấp nguồn nhân lực, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng có 3 nguyên nhân chính. Đó là đội ngũ cán bộ giảng viên chưa đáp ứng năng lực, cơ sở vật chất không đảm bảo, kinh phí đầu tư để đào tạo cho một sinh viên quá thấp.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, tính chi phí đào tạo khoảng 500 USD/sinh viên/năm, trong khi các nước chi phí đào tạo khá cao như ở Mỹ khoảng 16.000 USD (trường công), 36.000 USD (trường tư).

5 nhóm giải pháp cấu trúc lại giáo dục đại học - Hình 1

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Hệ thống chính sách giáo dục còn bất cập, năng lực quản trị ĐH còn kém. Đối với vấn đề đào tạo, hiện nay chủ yếu các trường dựa vào kinh nghiệm, nguồn lực vốn có của mình khi xây dựng các chương trình đào tạo.

Điều này dẫn đến việc nhiều ngành đào tạo có thế mạnh trước đây thì hiện nay tuyển sinh khó khăn, còn những ngành mới thị trường đang có nhu cầu lại không đào tạo, khiến cho sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường thất nghiệp ngày một nhiều. Điều đó cho thấy cách tiếp cận đào tạo hiện nay của các trường không còn phù hợp.

Yêu cầu đặt ra phải nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã cấp bách, không thể chậm trễ hơn nữa. Nhất là khi Việt Nam đã hội nhập thị trường lao động với các nước ASEAN.

Xuất phát từ quan điểm trong lộ trình nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, cả trường công lập và ngoài công lập đều cùng phải đồng hành, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã vạch ra 5 nhóm giải pháp để chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH, khắc phục những bất cập yếu kém để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, gắn đào tạo với nhu cầu, tạo việc làm cho sinh viên.

Nhóm giải pháp thứ nhất tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các trường ĐH. Coi đây là giải pháp căn cơ cấp bách và lâu dài, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ, “Để thực giải pháp này, các trường phải tiến hành kiểm định.

Dự kiến, từ nay đến tháng 6 sẽ tiếp tục triển khai kiểm định các trường theo bộ tiêu chí kiểm định đã ban hành. Đến tháng 1/2018 sẽ tiến hành kiểm định theo tiêu chí AUN. Đồng thời, cùng với những đ.ánh giá của thị trường, kết quả kiểm định chính là phương thức phân tầng xếp hạng thay vì hành chính.

Video đang HOT

Song song với kiểm định, Bộ sẽ tiến hành quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH một cách mạch lạc. Với các trường không trực thuộc Bộ chủ quản, sẽ khuyến khích đẩy mạnh tự chủ, theo lộ trình.

Nhóm giải pháp thứ hai là tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất. Với đội ngũ giáo viên, sẽ tiến hành rà soát, quy hoạch lại ngành nghề để tính cơ số giáo viên trên nguyên tắc hợp lý, có lộ trình chuyển đổi, ưu tiên đầu tư cho những ngành mới triển vọng.

Bên cạnh việc xây dựng Đề án tăng cường năng lực giảng viên, Bộ cũng sẽ ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí từ đề án 911 để đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường ĐH, không phân biệt công tư. Ngoại trừ một số trường thực hiện nhiệm vụ chính trị sẽ được ưu tiên hơn, tất cả các trường còn lại đều tham gia thị trường giáo dục, cạnh tranh một cách lành mạnh.

Xây dựng chuẩn về trình độ, bằng cấp cho giáo viên và đội ngũ lãnh đạo các trường. Không chỉ đội ngũ giảng viên, đội ngũ lãnh đạo nhà trường (hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường, phó hiệu trưởng…) cũng phải được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đạt chuẩn.

Riêng với trường công lập, đội ngũ cán bộ kế cận phải qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, được cấp chứng chỉ mới được đưa vào quy hoạch nhân sự lãnh đạo.

Nhóm giải pháp thứ ba là vấn đề tài chính. Bộ trưởng yêu cầu các trường phải cân đối chất lượng với giá, đi sâu vào chất lượng, không chạy theo số lượng.

Với các trường công, Bộ trưởng yêu cầu khi xây dựng giá học phí phải có lộ trình, không đẩy giá không đúng với chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng. Đa dạng hóa nguồn thu, không chỉ tập trung vào một nguồn thu từ học phí như hiện nay (chiếm tới 95-97%)

Nhóm giải pháp thứ 3, đó là đẩy mạnh quản trị ĐH theo hướng tự chủ. Bộ trưởng yêu cầu các trường tự rà soát lại các ngành đào tạo trên cơ sở bám sát thị trường lao động, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ tầm nhìn 5-10 năm theo hướng chuyển từ từ thâm dụng lao động rẻ sang thâm dụng khoa học công nghệ.

Nhóm giải pháp thứ tư liên quan đến chính sách cơ chế. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đây là giải pháp là căn bản, nền tảng cho 03 nhóm giải pháp đã nêu trên.

Theo đó, ngành GD sẽ rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới GD nói chung, GD ĐH nói riêng, mà trọng tâm 3 nhóm vấn đề đã nêu ở trên.

Nhóm giải pháp thứ năm là truyền thông để định hướng xã hội, tuyên truyền, giải thích phân tích chính sách, giới thiệu quảng bá các thành tựu và bảo vệ những điểm mạnh của trường trước những luận điểm thông tin sai trái. Mỗi trường ĐH phải xây dựng một bộ phận truyền thông chuyên nghiệp.

Theo Bích Lan / VOV

Giáo dục đại học thụt lùi: Mở rộng quy mô, hạ thấp chuẩn

Để bảo đảm nguồn thu và đáp ứng nhu cầu chi, nhiều trường công có xu hướng mở rộng quy mô đào tạo bằng nhiều cách, kể cả hạ thấp chuẩn đầu vào và cũng không chú trọng chuẩn đầu ra.

9 năm trước, ngày 5/1/2008, ngành giáo dục đã tổ chức hội thảo quốc gia đầu tiên về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời thúc đẩy việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Mới đây, ngành giáo dục lại bàn về những vấn đề nổi cộm xoay quanh công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại học (ĐH) trước sức ép của dư luận xã hội về con số gần 200.000 sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, năng suất lao động xã hội thấp, cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

Chuẩn đầu ra để... cho có

Vấn đề chất lượng giáo dục ĐH nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung rất ít khi làm hài lòng các bên liên quan trong xã hội. Nhiều trường ĐH công đều phản ánh mức đầu tư tài chính cho giáo dục ĐH rất thấp so với nhiều quốc gia phát triển..., kéo theo nhiều hệ lụy về chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Để bảo đảm nguồn thu và đáp ứng nhu cầu chi, các trường ĐH công đều có xu hướng mở rộng quy mô đào tạo bằng nhiều cách, kể cả hạ thấp chuẩn đầu vào, dễ dãi trong quản lý học tập và đ.ánh giá sinh viên, tiết kiệm ngân sách dành cho thí nghiệm, thực tập hoặc quan hệ doanh nghiệp, đầu tư giáo trình và cơ sở vật chất.

Khi tỷ lệ sinh viên trên một giảng viên quá lớn, không có cách dạy nào hơn là dạy theo kiểu thuyết trình, chủ yếu cung cấp kiến thức cho sinh viên...

Xét về phương diện tài chính giáo dục ĐH, có thể xem chi phí đào tạo ĐH ở nước ta vào hàng các nước thấp nhất. Ngày nay, không có chuyện nhanh, nhiều, tốt, rẻ trong đào tạo ĐH được.

Bên cạnh cơ chế tài chính khó khăn, việc quản lý tài chính cũng như các hoạt động khác của không ít trường dường như kém hiệu quả, thể hiện qua việc tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình, các chuyến đi công tác nước ngoài, chi giao dịch tiếp khách, đầu tư không đúng chỗ, đúng lúc để phù hợp với kế hoạch, chiến lược của nhà trường.

Giáo dục đại học thụt lùi: Mở rộng quy mô, hạ thấp chuẩn - Hình 1

Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM trong lễ tốt nghiệp Ảnh: Người Lao Động.

Trong bối cảnh tài chính giáo dục ĐH còn nhiều ràng buộc và quản trị giáo dục ĐH còn hạn chế về trách nhiệm giải trình cùng tính minh bạch tài chính và chất lượng, liệu có biện pháp khả thi nào cải thiện được chất lượng giáo dục ĐH hiện nay?

Nghiên cứu về chương trình đào tạo ở nhiều trường ĐH cho thấy trường nào tiếp cận sớm với cách thiết kế các chương trình của quốc gia phát triển thì nhìn chung chất lượng ở trường đó có chuyển biến.

Từ năm 2008, ngành giáo dục yêu cầu tất cả các trường phải xây dựng chuẩn đầu ra nhưng đến hơn 1 năm sau, chỉ có một số ít trường xây dựng và công bố.

Hiện nay, hầu hết các trường đã công bố chuẩn đầu ra nhưng nếu nghiên cứu thực tế thì hầu hết đều viết cho có, thiếu phối hợp với nhà sử dụng lao động, thiếu các chuẩn mực sư phạm (lẫn lộn giữa kiến thức và kỹ năng, thiếu tương thích với nhu cầu...), không rõ ràng để dựa vào đó phát triển nội dung, phương pháp dạy và thi kiểm tra đ.ánh giá, thiếu tham khảo chương trình nước ngoài...

Có thể nói, trên 80% trường ĐH, CĐ xây dựng chuẩn đầu ra đều bị các lỗi nêu trên. Bên cạnh đó, chuẩn đầu ra viết một đằng, nội dung chương trình viết một nẻo và thi kiểm tra đ.ánh giá còn khác xa nữa.

Sự áp đặt chủ quan của những người xây dựng chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo là nguyên nhân gây ra tình trạng không đáp ứng nhu cầu năng lực ở thị trường lao động.

Bỏ quên đ.ánh giá chương trình

Hạn chế dễ thấy nhất là chương trình giáo dục tổng quát (còn gọi là giáo dục đại cương) vì rất ít khi sinh viên được giảng viên cắt nghĩa việc sử dụng kiến thức đã học cho những bộ môn khoa học tiếp sau, nhất là các môn khoa học chính trị hay toán cao cấp.

Nhìn chung, các chương trình này hiện chưa hiệu quả, không góp phần hình thành năng lực, thái độ nghề nghiệp, nhân cách; thiếu thích ứng nhu cầu mà tốn thời gian, chưa thực sự tạo cho sinh viên hứng thú học tập.

Hạn chế nữa là hiện nay, chương trình đào tạo ĐH không tính đến chất lượng đầu vào của sinh viên cũng như định hướng đào tạo theo nghiên cứu hay hướng khoa học ứng dụng để thiết kế phù hợp với tải trọng (learning load) của người học.

Năng lực học tập của người học đa dạng (điểm tuyển sinh, liên thông, vừa làm vừa học...) nhưng việc tổ chức chương trình đào tạo không khác biệt, tốc độ giảng dạy chắc chắn ảnh hưởng chất lượng học tập. Vì thế, người sử dụng lao động hay "chê" sinh viên tốt nghiệp theo chương trình liên thông là vậy.

Việc sắp xếp thực hiện chương trình hiện nay cũng như phân công giảng viên dạy cho sinh viên năm thứ nhất ở không ít trường còn chưa phù hợp; chưa coi tiếng Anh là một trong các công cụ quan trọng, là t.iền đề thiết yếu để sinh viên có thể truy cập, tìm hiểu kho tài nguyên tri thức vô tận của loài người.

Hạn chế nữa trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đ.ánh giá chương trình là ít có sự tham gia của các doanh nghiệp. Việc đi thực tập ở doanh nghiệp là phần quan trọng để giúp hình thành năng lực của sinh viên tốt nghiệp.

Tuy nhiên, phần nhiều các trường thiếu rõ ràng trong việc xác định mục đích, chuẩn đầu ra sau đợt thực tập, kế hoạch phân công giảng viên của trường, chuyên gia doanh nghiệp và hình thức đ.ánh giá sinh viên sau mỗi đợt thực tập ngoài nhà trường...

Rất nhiều trường ngại đổi mới chương trình đào tạo và hầu như không có đ.ánh giá chương trình đào tạo sau một khoảng thời gian nào đó, cũng chẳng biết đến kỹ thuật đ.ánh giá một chương trình để từ đó đổi mới tốt hơn.

Đừng để lạc lõng khi hội nhập

Để khắc phục các hạn chế về chương trình đào tạo, các trường cần sớm rà soát lại chuẩn đầu ra dựa vào Khung trình độ quốc gia nhằm bổ sung chương trình, tinh giản, loại bỏ những nội dung không cần thiết và thiết kế phương pháp, chiến lược dạy học cũng như đo lường, đ.ánh giá sinh viên.

Các trường cần sớm đưa tiếng Anh vào giảng dạy tăng cường ở năm thứ nhất.

Chương trình đào tạo có thể xem là xương sống trong hoạt động của một trường ĐH. Vì thế, các trường cần tham khảo chương trình đào tạo ĐH ở nước ngoài, nhân rộng những thành công của chương trình tiên tiến... để chương trình của ta đỡ lạc lõng trong tiến trình hội nhập.

Có chương trình tốt rồi, các yếu tố về đội ngũ giảng viên và người học sẽ ảnh hưởng hết sức quan trọng đến chất lượng đào tạo.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh / Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và chồng thiếu gia hé lộ hình ảnh con gái đầu lòng
23:16:57 04/07/2024
NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
22:27:22 04/07/2024
'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
22:06:19 04/07/2024
Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?
23:34:54 04/07/2024
Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng
23:26:14 04/07/2024
NSND Xuân Bắc tức cảnh sinh thơ về 'quả mít cô đơn'
22:11:25 04/07/2024
Nam ca sĩ từng được bao cô gái săn đón nhưng bị vợ phản bội sau 6 tháng cưới, yêu hot girl kém 14 t.uổi lại vướng lắm thị phi
22:32:13 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Dự đoán ngày mới 6/7/2024 cho 12 con giáp: Dần tinh ý, Mùi bế tắc

Trắc nghiệm

07:53:49 05/07/2024
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người t.uổi Dần tinh ý trong chuyện tình cảm, tình duyên có chuyển biến tốt.

De Bruyne đồng ý đến Saudi Arabia

Sao thể thao

07:45:17 05/07/2024
Sky Italy đưa tin Al Ittihad nhận được cái gật đầu từ Kevin De Bruyne, sau khi đại diện của Saudi Arabia gửi lời đề nghị đến cầu thủ và người đại diện.

Kiểu tóc "nữ chính ngôn tình" của Lưu Diệc Phi: Hack t.uổi cực khéo, diện cùng váy hay đồ công sở đều xinh lung linh

Làm đẹp

07:41:29 05/07/2024
Tóc tết lệch luôn là kiểu tóc duyên dáng, ngọt ngào hợp với nhiều độ t.uổi. Tưởng đâu kiểu tóc chỉ hợp với những bộ váy áo nữ tính thì ngay cả trang phục công sở thanh lịch hay những bọ cánh năng động trẻ trung cũng rất hợp gu.

Thành viên BTS gây tranh cãi về chất lượng âm nhạc dù tạo nên kỷ lục streaming

Nhạc quốc tế

07:41:09 05/07/2024
Ngày 28/6 vừa qua, Jimin (BTS) tung single Smeraldo Garden Marching Band, mở đường cho album solo thứ hai - Muse sẽ ra mắt vào tháng 7 tới.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Đức Anh và Hân hôn nhau thắm thiết, bịn rịn không rời

Phim việt

07:37:53 05/07/2024
Hân đã nhắc Đức Anh tới mấy lần rằng về đến nhà nhớ nhắn tin cho cô. Cô cũng không muốn đóng cửa trước mà muốn nhìn dáng Đức Anh ra về.

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

Tin nổi bật

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

Lắp camera trong nhà nghỉ, quay lén cảnh nhạy cảm rồi tống t.iền

Pháp luật

07:29:03 05/07/2024
Nguyễn Khắc Giang đến nhà nghỉ trên địa bàn thuê phòng, lắp các thiết bị quay lén hình nhạy cảm của khách để tống t.iền.

Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!

Sao việt

07:17:15 05/07/2024
Đỗ Mỹ Linh tung bộ ảnh gia đình nhân dịp con gái được 1 t.uổi. Con gái nàng hậu sở hữu dung mạo xinh xắn, gây lụi tim với đôi má bánh bao cùng loạt biểu cảm cưng xỉu

Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực

Thế giới

07:06:35 05/07/2024
Tổng thống Nga kết luận: Những biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện bình đẳng để phát triển cho tất cả mọi người, bất kể hệ thống chính trị và kinh tế, tôn giáo và văn hóa của các quốc gia .

Mát trời nấu ngay lẩu ngàn lớp trứ danh Nhật Bản thơm ngon, dễ ăn lại cực ít dầu mỡ

Ẩm thực

06:58:46 05/07/2024
Nước lẩu ngọt tự nhiên ngấm đẫm thịt ba chỉ và rau cải thảo tạo nên một món ăn đầy hương vị và dinh dưỡng, hấp dẫn mọi thực khách.

Mỹ nam hồng y "Trường tương tư 2" đẹp vô thực, nhận cái kết bi thảm làm netizen buồn muốn khóc

Phim châu á

06:52:09 05/07/2024
Mới đây, tạo hình hồng y của Đàn Kiện Thứ đã được chia sẻ lên mạng xã hội. Ngay lập tức, các fan của bộ phim phát sốt vì vẻ đẹp vô thực mà nam diễn viên thể hiện.