5 nhà vật lý nữ xuất sắc trượt giải Nobel nhiều lần
Tờ The Guardian đặt nghi vấn rằng vì họ là phụ nữ nên đã bị Ủy ban Nobel lờ đi mặc dù những đóng góp của họ mang tính đột phá.
Mới đây, nữ khoa học gia Donna Strickland được trao giải thưởng Nobel 2018 trong lĩnh vực Vật lý cùng với Arthur Ashkin và Gerard Mourou nhờ những công trình nghiên cứu về tia laser cường độ cao. Đây là lần đầu tiên trong 55 năm một phụ nữ giành được giải thưởng danh giá này.
Tờ này đã liệt kê ra những cái tên nữ khoa học gia xứng đáng nhận giải Nobel nhưng vẫn bị lờ đi cho đến bây giờ.
Jocelyn Bell Burnell ở Đài Quan sát thiên văn học Mullard Radio ở Cambridge năm 1968
Jocelyn Bell Burnell phát hiện ra các ẩn tinh bằng radio đầu tiên vào năm 1967 khi bà còn là một nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Cambridge. Giải thưởng Nobel đã công nhận khám phá mang tính bước ngoặt này vào năm 1974, tuy nhiên giải thưởng lại được trao cho giám sát viên của bà là Antony Hewish. Mới đây bà được trao giải Breakthrough trị giá 2,3 triệu bảng Anh – số tiền mà bà đã trao tặng cho những sinh viên khó khăn. Bà nói đùa với tờ The Guardian rằng: “Tôi cảm thấy mình đã làm rất tốt vì không nhận được giải Nobel”.
Lene Hau liệu có phải là cái tên được xướng lên cho Nobel 2019?
Video đang HOT
Hau nổi tiếng với vị trí dẫn đầu nhóm nghiên cứu ở ĐH Harvard vào năm 1999 nhằm làm chậm chùm ánh sáng trước khi ngăn chặn nó hoàn toàn vào năm 2001. Bà thường đứng đầu trong danh sách dự đoán đạt giải thưởng Nobel nhưng dự đoán chưa bao giờ trở thành sự thật. Liệu Nobel 2019 có gọi tên bà?
Nữ khoa học gia quá cố Vera Rubin
Rubin đã khám phá ra vật chất tối vào những năm 1980, giúp mở ra một lĩnh vực mới trong thiên văn học. Bà mất năm 2016 mà không có sự công nhận nào từ ủy ban về khám phá này.
Bà Chien-Shiung Wu tại ĐH Columbia
“Thí nghiệm Wu” của nữ khoa học gia Chien-Shiung Wu giúp bác bỏ “luật bảo tồn tính chẵn lẻ” – một định luật vật lý hạt cơ bản. Công trình thử nghiệm của bà mang tính nền tảng nhưng không bao giờ được vinh danh. Thay vào đó, các đồng nghiệp nam của bà đã giành giải Nobel năm 1957 nhờ công trình mang tính lý thuyết sau nghiên cứu này.
Bà Lise Meither từng nghiên cứu về sự phát triển của bom hạt nhân
Nhà vật lý Lise Meither đã dẫn đầu một nghiên cứu đột phá phát hiện ra phản ứng phân hạch – sự phân chia hạt nhân nguyên tử thành các hạt nhân nhỏ hơn. Tuy nhiên, phát hiện này cũng đã được công nhận bởi ủy ban giải Nobel Hóa học vào năm 1944 mà sau đó được trao cho đồng nghiệp nam của bà là Otto Hahn.
Nguyễn Thảo
Theo Guardian
Giáo sư Finn E. Kydland: Tôi chưa bao giờ cố gắng chỉ để đạt được giải Nobel!
"Thật ra, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi làm những công trình nghiên cứu này để nhận được giải thưởng Nobel. Theo tôi, nếu bắt đầu một sự nghiệp, một công trình nghiên cứu mà nghĩ rằng mình sẽ giành giải Nobel thì thật là ngờ nghệch. Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ được nhận giải. Tôi chỉ cố gắng làm những điều mà mình muốn làm!" - Giáo sư Finn E. Kydland nói.
Sáng 14/5, Giáo sư Finn E. Kydland đã có buổi gặp mặt và cùng giao lưu trò chuyện với các cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế. Buổi trò chuyện thu hút gần 1.000 sinh viên tham dự.
Tại buổi trò chuyện, Giáo sư Finn E Kydland (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2004) đã chia sẻ về cuộc đời của mình trước và sau khi nhận giải Nobel đồng thời chia sẻ về một số chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế. Ông cho rằng: "Chúng ta sinh ra là ai, xuất thân từ đâu không quan trọng, quan trọng là chúng ta đã làm được những gì và đạt được những gì!".
Giáo sư Finn E. Kydland giao lưu, trả lời những câu hỏi của sinh viên
Trước câu hỏi của sinh viên về những điều cần tìm hiểu trong lĩnh vực kinh tế để áp dụng vào thực tế. Giáo sư Finn E. Kydland chia sẻ: "Có rất nhiều điều cần phải tìm hiểu nếu bạn đam mê lĩnh vực kinh tế. Kinh tế và đời sống có mối quan hệ mật thiết. Chính điều này làm cho kinh tế trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống".
Sau buổi trò chuyện, GS Finn E. Kydland muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người rằng: "Tôi không có bí quyết gì để đạt được giải Nobel. Chỉ là niềm đam mê, nỗ lực cố gắng cộng với một chút may mắn đã giúp tôi làm nên điều kì diệu. Chính vì vậy, chỉ cần mọi người cố gắng, nỗ lực làm những điều mình thích thì sẽ có ngày thành công!".
Một sinh viên đặt câu hỏi cho GS Finn E. Kydland.
Sinh viên chăm chú lắng nghe những chia sẻ của GS Finn E. Kydland.
Giáo sư Finn Erling Kydland sinh năm 1943, là nhà kinh tế học người Na Uy. Ông hiện là Giáo sư Kinh tế mang tên Henley tại Đại học California, Santa Barbara. Ông cũng giữ chức danh Giáo sư ưu tú mang tên Richard P. Simmons tại Trường Kinh tế Tepper thuộc Đại học Carnegie Mellon nơi ông nhận bằng tiến sĩ và một vị trí bán thời gian tại Trường kinh tế Na Uy (NHH). Kydland được trao giải Nobel Kinh tế năm 2004 (cùng với Edward C. Prescott) "cho những đóng góp của họ về kinh tế vĩ mô động: thời gian nhất quán của các chính sách kinh tế và động lực thúc đẩy chu trình kinh doanh".
Bạch Châu - Đại Dương
Theo Dân trí
Công bố nghiên cứu cuối cùng của nhà vật lý Stephen Hawking Công trình khoa học cuối cùng của nhà vật lý quá cố Stephen Hawking vừa được các đồng nghiệp của ông công bố. Mục đích của nghiên cứu là để biết được những gì sẽ xảy ra với thông tin khi các vật thể rơi vào hố đen vũ trụ. Nhà vật lý xuất sắc Stephen Hawking qua đời hồi tháng 3 năm...