5 món ngon từ loại rau giúp làm sạch ruột, bổ phổi và tăng hệ miễn dịch: Ăn nhiều hơn vào mùa đông để thêm khỏe mạnh
Ngoài việc có tác dụng làm sạch ruột, thì loại rau này còn giúp thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, khỏi đau bụng do lạnh, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối. Bạn nên nấu 5 món ăn này để cải thiện sức khỏe gia đình.
Hẹ là một loại rau rất phổ biến ở nước ta. Chúng có thời gian sinh trưởng ngắn, hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Hẹ chứa rất nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng kích thích nhu động ruột hoạt động một cách hiệu quả, giúp cặn thức ăn đi qua ruột nhanh hơn, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, hẹ còn rất giàu vitamin C và kali, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện khả năng miễn dịch, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. Hẹ thường được mọi người gọi là “chổi làm sạch ruột” bởi có thể dưỡng ẩm cho ruột, giảm táo bón. Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, lá hẹ không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc mà còn có tác dụng tăng cường chức năng gan, thận, hỗ trợ đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, hẹ cũng có tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, khỏi đau bụng do lạnh, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối. Như vậy ăn thường xuyên hẹ vào mùa đông ngoài việc giúp chúng ta đào thải chất cặn bã ra khỏi đường ruột một cách nhanh chóng thì nó cũng giúp bổ phổi, ích thận khí, cải thiện hệ miễn dịch…
Dưới đây là 5 cách làm món ngon cùng với rau hẹ mà bạn có thể dễ dàng nấu cho gia đình mình thưởng thức để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông này nhé.
1. Hẹ xào đậu phụ khô
Nguyên liệu: Một nắm hẹ, vài miếng đậu phụ khô, một miếng gừng nhỏ, vài tép tỏi, 1 quả ớt (tùy thích), muối, nước tương, dầu hào.
Cách làm món hẹ xào đậu phụ khô
Bước 1: Rửa sạch hẹ sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 3 đến 4cm. Đậu phụ khô rửa sạch rồi cắt thành từng dải. Băm nhỏ gừng và tỏi, còn ớt thì cắt thành miếng nhỏ.
Bước 2: Đun nóng chảo và thêm chút dầu ăn vào. Sau khi dầu nóng, cho tỏi và gừng băm cùng ớt vào xào một lúc đến khi dậy mùi thơm. Tiếp đó bạn cho đậu phụ khô vào xào cùng trong khoảng 1 phút.
Bước 3: Sau đó cho hẹ đã cắt khúc vào xào cùng đậu phụ khô. Xào cho đến khi hẹ chuyển màu thì thêm muối, nước tương và dầu hào vừa khẩu vị. Sau đó đảo đều rồi đậy nắp lại, đun nhỏ lửa trong khoảng 1 phút. Điều này sẽ làm cho hẹ và đậu phụ khô thơm hơn. Sau đó bạn mở nắp đảo vài lần rồi tắt bếp và lấy món ăn ra đĩa.
2. Trứng tráng xào hẹ
Nguyên liệu: Một nắm hẹ, 4-5 quả trứng gà, muối
Cách làm món trứng tráng xào hẹ
Bước 1: Rửa sạch và cắt hẹ thành từng đoạn ngắn. Đập trứng vào bát tô rồi thêm chút muối và đánh đều.
Bước 2: Đun nóng dầu trong chảo, đổ trứng vào, chiên cho đến khi chín. Dùng thìa xắt trứng thành miếng vừa ăn, lấy ra khỏi chảo và đặt sang một bên.
Bước 3: Thêm một chút xíu dầu ăn vào chảo, đổ hẹ vào, thêm chút muối rồi xào đến khi chuyển màu xanh thẫm. Tiếp đó cho trứng tráng vào, xào đều cùng hẹ rồi lấy lấy ra đĩa khi các nguyên liệu hòa quyện, thấm gia vị.
3. Thịt heo xào hẹ
Nguyên liệu: Một nắm hẹ, 300g thịt nạc, 1 thìa canh tinh bột bắp, nước tương, muối, giấm, tinh chất cốt gà.
Cách làm món thịt heo xào hẹ
Bước 1: Rửa sạch và cắt hẹ thành từng đoạn dài 3-4cm. Thịt heo rửa sạch, thấm khô nước rồi thái dải kích thước gần tương đồng với hẹ. Cho thịt vào bát tô, thêm chút muối, tinh bột bắp, nước tưng vào trộn đều. Ướp thịt trong khoảng 15 phút.
Bước 2: Đun nóng chảo cùng chút dầu ăn, cho thịt heo đã ướp vào xào đến khi chuyển màu thì lấy ra đĩa, để riêng.
Video đang HOT
Bước 3: Còn chút dầu trong chảo, bạn cho hẹ vào xào chín tới. Đổ thịt heo đã xào vào, nêm thêm chút muối, 1 thìa giấm và tinh chất cốt gà rồi đảo đều cho các gia vị ngấm, hòa quyện. Sau đó cho món ăn ra đĩa là có thể thưởng thức.
4. Món chả giò trứng và hẹ
Nguyên liệu: 300g hẹ đã rửa sạch và cắt nhỏ, 100g thịt heo băm nhỏ, 2 quả trứng gà, 12 vỏ nem, một chút rượu nấu ăn, 1 thìa canh nước tương, một chút bột tiêu trắng, 1-2 thìa canh tinh bột bắp, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món chả giò trứng và hẹ
Bước 1: Cho thịt băm vào tô, thêm chút rượu nấu ăn, nước tương, bột tiêu trắng và tinh bột bắp vào rồi trộn đều. Rưới thêm một ít dầu ăn và ướp thịt trong 15 phút.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn, đun nóng thì cho trứng đã đánh đều vào, dùng thìa đảo nhanh cho đến khi trứng chín nhưng rời thành từng miếng nhỏ thì lấy ra đĩa, để riêng.
Bước 3: Đổ thêm chút dầu ăn vào chảo, cho thịt đã ướp vào xào đến khi chuyển màu. Sau đó thêm hẹ đã cắt nhỏ vào rồi tiếp tục xào. Sau đó đổ trứng đã chiên vào và trộn đều. Cuối cùng, thêm chút muối vừa ăn, xào cho đến khi nhân chín.
Bước 4: Trải giấy gói chả giò lên mặt phẳng rồi cho nhân vào giữa. Sau đó cuộn từ dưới lên trên, khi cuộn được nửa chừng thì gấp 2 cạnh bên vào trong rồi tiếp tục cuộn đến hết. Bạn có thể cho một ít nước vào mép vỏ nem để dính chắc hơn.
Bước 5: Đổ lượng dầu vừa đủ vào nồi, đun nóng khoảng 70% (khi bạn nhúng đầu đũa vào sẽ thấy xung quanh có bọt khí nhỏ). Sau đó thả chả giò đã gói vào chảo chiên đến khi vỏ vàng giòn thì có thể lấy ra. Bạn có thể pha nước mắm chua ngọt để chấm chả giò.
5. Thịt bò xào hẹ và ngồng tỏi
Nguyên liệu: Một nắm hẹ, một ít ngồng tỏi, 250g thịt bò, gừng thái sợi, rượu nấu ăn, nước tương, dầu hào, chút xíu muối.
Cách làm món thịt bò xào hẹ và ngồng tỏi
1. Rửa sạch thịt bò, thấm khô nước và thái lát mỏng. Cho thịt bò vào bát, thêm chút gừng thái sợi, rượu nấu ăn, nước tương nhạt và dầu hào vào, trộn đều. Rưới một thìa dầu nhỏ vào, trộn đều để khóa ẩm rồi để sang một bên, ướp trong 15 phút. Rửa sạch hẹ và ngồng tỏi rồi cắt thành từng khúc.
Bước 2: Làm nóng chảo và đổ một ít dầu ăn vào. Khi dầu nóng, cho thịt bò đã ướp vào, xào nhanh. Xào cho đến khi thịt bò đổi màu và chín khoảng 60% thì vớt ra để riêng.
Bước 3: Để lại lượng dầu trong chảo rồi cho ngồng tỏi vào xào trước, sau đó thêm hẹ. Đảo đều một lúc thì nêm thêm chút muối xào cho đến khi ngồng tỏi và hẹ bắt mềm hơn. Đổ thịt bò đã xào vào, thêm một thìa dầu hào nhỏ và tiếp tục xào chín các nguyên liệu.
Áp dụng triệt để bí quyết trường thọ từ người xưa bằng cách nấu 6 món ngon, dễ làm từ loại củ bổ dưỡng mà siêu rẻ
Hãy cùng học 6 cách nấu món ngon từ loại củ này để vừa làm mới bàn ăn trong mùa đông lại giúp giữ sức khỏe tốt cho cả gia đình.
Người xưa có câu: "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, khỏi phiền bác sĩ kê đơn thuốc" như một bí quyết kéo dài tuổi thọ. Mùa đông là mùa thu hoạch củ cải và cũng là thời điểm củ cải mềm, ngon ngọt và bổ dưỡng nhất. Củ cải có vị cay nồng, tính mát. Ăn thường xuyên có tác dụng lợi tiêu hóa và làm dịu, điều chỉnh lưu thông khí huyết. Trong mùa đông lạnh giá, bạn thường tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ và lắm calo. Điều này dẫn đến tình trạng dương khí trong cơ thể bị đẩy lên cao quá mức, gây ra các triệu chứng như nóng dạ dày rồi sinh ra nhiều bệnh khác. Lúc này ăn củ cải có thể giúp thúc đẩy tiêu hóa, dưỡng âm, thải loại khí dương dư thừa... Hãy cùng học 6 cách nấu món ngon từ củ cải. Không chỉ giúp đổi mới bữa ăn, củ cải còn hỗ trợ thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật trong mùa lạnh. Thử ngay để cảm nhận sự khác biệt!
1. Củ cải viên chiên
Nguyên liệu: 1 củ cải xanh, 1 củ cà rốt, 1 quả trứng gà, lượng bột mì vừa phải, 1 nắm tép biển khô, vài cây hành lá, bột tiêu, tinh chất cốt gà, lượng muối thích hợp, lượng dầu ăn vừa phải.
Cách nấu món củ cải viên chiên
Bước 1: Gọt bỏ lớp vỏ củ cải sau đó rửa sạch. Tiếp theo bào củ cải thành từng sợi nhỏ. Cà rốt cũng nạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi bào thành sợi. Rửa sạch hành lá, cắt nhỏ rồi để sang một bên. Cho 1 thìa muối vào củ cải bào sợi rồi ướp trong 5 phút để loại bỏ bớt nước. Đun sôi nước, sau đó cho cà rốt bào sợi vào chần đến khi mềm, vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Sau khi ngâm củ cải xanh xong, bạn nắm kiệt nước muối rồi rửa vài lần cho hết mặn. Tiếp đó dùng một mảnh vải gạc bọc lại, vắt kiệt nước. Dùng dao cắt nhỏ củ cải và cà rốt đã ráo nước rồi cho vào âu. Đập trứng gà vào, thêm một nắm tép biển khô đã rửa sạch, chút bột tiêu, muối, tinh chất cốt gà rồi trộn đều.
Bước 3: Thêm hành lá cắt nhỏ và lượng bột mì thích hợp vào. Bạn nên chia bột mì thành nhiều lần để trộn cho đến khi tạo thành một khối đồng nhất.
Bước 4: Sau khi đã trộn toàn bộ nguyên liệu xong, vo thành từng viên. Cho lượng dầu ăn thích hợp vào chảo, đun nóng khoảng 50% thì cho viên củ cải vào chiên cho đến khi có màu vàng nâu. Nếu muốn giòn hơn, hãy tăng nhiệt độ dầu và chiên lại trong 10 giây.
2. Thịt lợn hấp củ cải
Nguyên liệu: 1 củ cải trắng, 300g thịt thăn, vài cây hành lá, một nhanh gừng, 4 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào, lượng bột tiêu thích hợp, tinh chất cốt gà, một chút muối, 3 thìa canh tinh bột khoai lang, một ít hạt tiêu nguyên hạt.
Cách làm món thịt lợn hấp củ cải
Bước 1: Thịt thăn lợn rửa sạch, thái lát rồi cho vào bát. Thái nhỏ hành lá và vài lát gừng, cho vào tô cùng một ít hạt tiêu, đổ thêm ít nước rồi ngâm. Sau đó cho 3 thìa canh nước hành gừng vào bát thịt thăn, khuấy liên tục để các lát thịt thấm hết nước.
Bước 2: Tiếp đó thêm 2 thìa canh nước tương, chút bột tiêu và lượng muối thích hợp vào rồi trộn đều. Sau đó đổ 2 thìa tinh bột khoai lang vào, trộn đều. Cuối cùng bạn thêm chút dầu ăn vào để khóa độ ẩm, ướp thịt trong 15 phút.
Bước 3: Gọt vỏ và rửa sạch củ cải trắng, cắt thành từng khoanh tròn rồi đặt lên đĩa, tạo thành hình tròn. Đặt thịt đã ướp lên trên củ cải rồi cho vào nồi hấp trong 20 phút.
Bước 4: Cho 2 thìa canh nước tương, dầu hào, lượng muối và nước cốt gà vừa phải vào tô, thêm tinh bột khoai lang cùng nước và trộn đều. Đổ dầu ăn vào chảo, cho một chút hạt tiêu nguyên hạt vào phi thơm thì vớt ra. Sau đó đổ nước sốt đã chuẩn bị vào đun nhỏ lửa đến khi đặc lại thì tắt bếp. Rưới nước sốt lên các lát củ cải đã hấp chín và trang trí bằng hành lá xắt nhỏ.
3. Canh củ cải tép biển
Nguyên liệu: Một củ cải trắng, một nắm tép biển khô, rau mùi, một ít kỷ tử, muối, bột tiêu.
Cách làm món canh củ cải tép biển
Bước 1: Gọt vỏ củ cải, rửa sạch, cắt lát rồi xắt sợi. Kỷ tử ngâm trong nước 5 phút rồi vớt ra. Tép biển rửa sạch, để ráo. Đun nóng dầu ăn trong chảo, đổ tép biển vào xào trên lửa nhỏ đến khi chuyển màu vàng nâu.
Bước 2: Tiếp theo cho củ cải vào xào trong 2 phút rồi thêm lượng nước sôi thích hợp vào, nấu trên lửa lớn trong 5 phút. Nêm lượng muối và bột tiêu vừa khẩu vị, khuấy đều rồi nấu thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp. Cuối cùng lấy canh ra tô, thêm kỷ tử và rau mùi lên là có thể thưởng thức.
4. Trứng củ cải om trứng bắc thảo
Nguyên liệu: 1 củ cải xanh, 1 quả trứng bắc thảo, 2 cây hành lá, ớt khô, nước tương, nước tương đen, đường, muối, bột thịt gà, dầu hào.
Cách làm món củ cải om trứng bắc thảo
Bước 1: Gọt vỏ củ cải, rửa sạch và cắt thành khối vuông. Trứng bắc thảo bóc vỏ, thái hạt lựu. Rửa sạch và cắt hành lá thành khúc, để riêng.
Bước 2: Đun sôi nước trong nồi, thêm chút muối, rồi cho củ cải vào đun khoảng 3 phút thì vớt ra để ráo. Cho một ít dầu vào chảo, thêm hành lá và ớt khô vào xào đến khi dậy mùi thơm.
Bước 3: Đổ củ cải đã chần và trứng bắc thảo vào xào trên lửa vừa trong khoảng 3 phút. Nêm lượng nước tương vừa phải vào xào đều, sau đó thêm một ít nước tương đen để tạo màu.
Bước 4: Thêm lượng nước nóng xăm xắp củ cải, nêm chút đường và muối cho vừa ăn rồi đun nhỏ lửa trong 15 phút. Khi nước rút gần cạn, cho chút dầu hào và một ít bột thịt gà tùy khẩu vị. Nấu thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp, lấy ra khỏi nồi.
5. Thịt ba chỉ cháy cạnh hầm củ cải
Nguyên liệu: 1/2 củ cải trắng, một miếng thịt ba chỉ, gừng thái lát, hành lá cắt khúc, 2 cánh hoa hồi, một chút hạt tiêu nguyên hạt, nước tương và nước tương đen, rượu nấu ăn, muối.
Cách làm món thịt ba chỉ cháy cạnh hầm củ cải
Bước 1: Rửa sạch củ cải, cắt thành từng lát tròn, sau đó xắt làm đôi. Thịt ba chỉ rửa sạch và thái thành miếng có kích thước phù hợp.
Bước 2: Làm nóng chảo, thêm dầu ăn, cho thịt ba chỉ vào xào cho đến khi mỡ chảy ra. Thêm các lát gừng, hành lá, hạt tiêu và hoa hồi vào xào cho đến khi thơm. Cho 2 thìa nước tương, 1 thìa nước tương đen vào để tăng hương vị và màu sắc. Thêm 1 thìa rượu nấu ăn để khử mùi tanh, xào đều rồi thêm lượng nước thích hợp, đậy nắp nồi và đun nhỏ lửa trong 15 phút.
Bước 3: Sau khi hầm thịt ba chỉ xong thì nêm chút muối và đường vào, đảo đều. Tiếp đó cho củ cải vào, hầm trong 20 phút. Sau đó vặn lửa lớn lên để rút bớt nước. Tắt bếp, lấy món ăn ra đĩa, rắc hành lá cắt nhỏ vào.
6. Củ cải nấu mỡ lợn và tôm khô
Nguyên liệu: 1 củ cải, 1 nắm tôm, 1 bát nước luộc thịt, 1 thìa mỡ lợn, 2 thìa nước tương, hành lá, tỏi băm, muối, tinh chất cốt gà.
Cách làm món củ cải nấu mỡ và tôm khô
Bước 1: Gọt vỏ củ cải, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng. Rửa sạch hành tây, rửa sạch, gọt vỏ và cắt lát gừng, bóc vỏ và băm nhuyễn tỏi.
Bước 2: Cho mỡ lợn vào chảo, vặn lửa nhỏ và đun từ từ đến khi mỡ lợn tan ra, tiếp tục đun nóng đến 50% thì thêm gừng lát và tỏi băm vào xào cho đến khi thơm. Cho củ cải vào xào trên lửa lớn trong khoảng 3 phút.
Bước 3: Sau 3 phút thì đổ nước luộc thịt và tôm khô vào, đun sôi ở lửa lớn, thêm nước tương, vặn lửa nhỏ rồi nấu khoảng 15 phút cho đến khi củ cải mềm. Nêm chút muối và tinh chất cốt gà vừa đủ vào, khuấy đều rồi lấy ra bát tô, rắc hành lá xắt nhỏ lên.
Trên đây là 6 công thức món ngon từ củ cải mà bạn nên nấu cho gia đình thưởng thức vào mùa đông để giữ sức khỏe. Từ củ cải viên chiên giòn rụm đến thịt ba chỉ hầm củ cải thơm ngon, mỗi món đều mang lại lợi ích tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và điều hòa khí huyết.
Loại củ mùi khó chịu ở Việt Nam nhiều người không thích, ở Nhật lại là thần dược, tốt cho người tiểu đường và chế biến nhiều món ngon Nhiều người có thể không thích hành tây vì chúng có mùi hăng, khó ăn. Tuy nhiên, loại củ này lại là nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon và được đánh giá bổ ngang nhân sâm, giúp kiểm soát tốt. Bạn có thể tham khảo cách chế biến dưới đây để tận dụng giá trị. Kiểm soát đường huyết với củ...