5 món ngon không thể bỏ qua ở xứ Lạng
Xôi lá cẩm, khâu nhục, bánh bí đỏ, ốc đá, bánh chưng đen là những món phải thưởng thức khi du lịch Lạng Sơn.
Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.
Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.
Có dịp ghé thăm Lạng Sơn, du khách có thể thưởng thức hoặc xin lá rồi học cách nấu xôi của người dân địa phương.
Vùng thảo nguyên Đồng Lâm ở Hữu Liên, Hữu Lũng hầu như nhà nào cũng trồng cây lá cẩm. Không chỉ phục vụ bữa ăn thường ngày, các dịp lễ Tết mà xôi cẩm còn dùng để thiết đãi khách phương xa. Xôi cẩm Hữu Liên vừa có hương vị dẻo thơm của gạo nếp, vừa có màu tím đẹp mắt.
Khâu nhục
Làmón ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, khâu nhục không thể thiếu khi đãi khách hay trong các dịp quan trọng như đám cưới, đám hỏi, lễ tiệc.
Nguyên liệu làm khâu nhục gồm thịt ba chỉ, nấm hương, mộc nhĩ, thịt nạc băm, ngũ vị hương… qua bàn tay khéo léo của con người xứ Lạng đã cho ra món khâu nhục đậm đà, thơm mềm, ăn miếng thịt như tan trong miệng. Có quy trình chế biến cầu kỳ nên để làm được món ăn này người nấu có khi tốn nửa ngày. Nhiều nhà hàng ở Lạng Sơn phục vụ món ăn nổi tiếng này như Minh Quang, Trung Xuân, khu ẩm thực của Chợ Đông Kinh…
Video đang HOT
Bánh bí đỏ
Bánh bí đỏ có nguyên liệu chính là bí đỏ và bột nếp. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị mỗi vùng, bánh bí đỏ có thêm nhân đậu xanh để hương vị thơm ngon hơn. Cách làm bánh không quá phức tạp. Bí đỏ hấp chín, tách vỏ, làm nhuyễn và nhào với bột nếp, càng nhào lâu thì bánh càng nhuyễn và càng ngon. Sau đó vắt lấy một nắm bột vừa tay, gói bằng lá chuối rồi đem bánh đi hấp. Bánh bí đỏ Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn với vẻ ngoài vàng rộm bắt mắt mà còn rất thơm ngon với vị ngọt mát của bí đỏ, vị bùi béo của đậu xanh.
Bánh chưng đen
Là đặc sản xứ Lạng, bánh chưng đen được người dân ăn nhiều nhất vào dịp Tết. Bánh làm từ gạo nếp và tro của rơm nếp, tạo nên một hương vị thơm ngon đặc biệt. Nét khác biệt của bánh chưng đen là có thêm thảo quả trong nhân, tạo nên hương thơm đặc trưng của núi rừng. Ngoài bánh chưng đen luộc như thường thấy, du khách có thể thưởng thức món bánh chưng đen nướng trên bếp than cho đến khi xuất hiện mùi thơm của gạo nếp, thảo quả và thịt mỡ.
Ốc đá
Ốc đá chỉ có vào mùa mưa, trong khoảng tháng 4-8. Ôc đá sống trên những dãy núi cao, ăn lá cây, rong rêu và thậm chí là các loại thảo dược, do đó ốc chứa nhiều dinh dưỡng. Để nói về ốc đá ngon ở Lạng Sơn phải kể đến Hữu Liên, cứ đến mùa là người dân ở đây lại leo lên núi cao để bắt những con ốc đá về làm món ăn. Ốc Hữu Liên to và đẹp, thịt có vị béo thơm, giòn dai ăn kèm với nước chấm gừng ớt rất ngon. Nguyên liệu này có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn như luộc, hấp gừng, hấp xả, xào lá lốt,… nhưng món ốc đá hấp sả vẫn được nhiều người ưu thích nhất.
Món ngon xứ Lạng nhìn thì "ngấy" nhưng đã ăn là "nghiện", khiến chị em thích mê
Những ai sinh ra, lớn lên ở Lạng Sơn hầu như đều biết tới món khâu nhục bởi đó chính là đặc sản của miền đất cửa khẩu. Những ngày Tết, giỗ lễ trên mâm cỗ của người dân bản địa không thể thiếu món khâu nhục này.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Trong đó những người dân ở cửa khẩu Lạng Sơn đã chế biến món khâu nhục này theo chuẩn khẩu vị của người Việt, làm nên món ăn truyền thống, đặc trưng của quê hương xứ Lạng.
Chị Vân ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: " Một lần lên Lạng Sơn mình được 1 người bạn trên đó mời ăn món khâu nhục. Ăn 1 lần nhớ mãi, thế là những lần sau có việc lên trên ấy, kiểu gì mình cũng phải mua ăn và mang về làm quà cho bạn bè người thân với giá dao động trong khoảng 250.000 đồng tới 300.000 đồng/kg tùy từng thời điểm cũng như từng địa chỉ.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Ảnh internet.
Thời gian gần đây mình thấy trên chợ mạng rao bán khâu nhục trên chợ mạng giá 200.000 đồng tới 220.000 đồng. Nghe người bán giải thích do dịch bệnh nên họ giảm giá bán còn chất lượng khâu nhục vẫn như thế. Mình mua ăn thử, mùi vị cũng rất thơm ngon không kém gì mua khâu nhục trên Lạng Sơn".
Chị Ngân, một chủ cửa hàng bán khâu nhục tại Thanh Xuân Hà Nội kể: " Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho song được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Để được 1 mẻ khâu nhục ngon, người ta phải nấu tới nửa ngày sao cho miếng thịt mềm hẳn, khi ăn với cơm nóng, khâu nhục như tan ra trong miệng.
Khâu nhục thường được xếp vào đĩa sâu lòng, 1 bát nặng khoảng 1kg, phần bì lợn vàng sậm úp lên trên, thịt nạc ôm trọn gia vị và khoai vào trong thành hình vòm nhìn như ngọn đồi nhỏ ăn với cơm nóng, xôi đều rất ngon, vị béo ngậy nhưng không gây ngán ngấy".
Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho, được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Ảnh internet.
Theo chia sẻ của tiểu thương này, hiện cũng có nhiều người học làm món khâu nhục nhưng để mà chuẩn vị nhất vẫn là khâu nhục do chính người dân bản địa làm. Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày - Nùng như tàu soi, tàu xì, hồi, quế, thảo quả, địa liền... được xay nhuyễn mới tạo ra hương vị đặc trưng, đủ vị nhưng không bị nồng.
Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày - Nùng. Ảnh Internet.
Chị Vân cho biết, nhà chị toàn thu mua khâu nhục từ những địa chỉ uy tín, có truyền thống lâu đời trên Lạng Sơn rồi mang xuống dưới xuôi bán cho khách. Trung bình 1 ngày chị Vân bán khoảng 40 đến 45 bát khâu nhục.
Món ngon xứ Lạng này hiện đang rất cuốn hút khách mua. Trời lạnh chị em có thể đặt 1 suất khâu nhục về cho cả nhà đổi vị cũng là một ý tưởng hay đó.
Lạp sườn món ngon Xứ Lạng Lạp sườn là một trong những món ăn ngon, đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn. Món ăn này không chỉ thân thuộc với người dân trên địa bàn tỉnh mà còn được khách du lịch ưa chuộng. Gia vị đặc biệt để tạo nên món lạp sườn là gừng núi đá, gia vị này không chỉ làm tăng phần thơm ngon cho món...