5 món nên thử ở cực nam Tổ quốc
Ngoài cua, du khách nên thử cá thòi lòi, bồn bồn hoặc vọp nướng chấm muối tiêu.
Cua Cà Mau nổi tiếng ngon, chắc thịt do được thiên nhiên ưu ái với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nguồn thức ăn phong phú. Khách sành ăn thường tìm mua cua được bắt trong tự nhiên vì thịt ngon, ngọt hơn nhiều so với cua nuôi. Cua tự nhiên thường có lớp vỏ chắc, màu sậm chứ không phải màu trắng, xanh trong. Nhiều hàng quán chế biến cua thành nhiều món khác nhau, từ đơn giản như luộc, hấp, nướng than đến cầu kỳ hơn như rang me, lẩu, bánh canh cua…
Cá thòi lòi trông khá kỳ dị nhưng lại là đặc sản của vùng đất Mũi Cà Mau. Loài cá này sống ở vùng đầm lầy, vừa có thể bơi dưới nước lại di chuyển được trên cạn, thậm chí có thể bám vào thân cây đước, cây sú. Thịt cá chắc, ngon và không tanh. Cá thòi lòi thường được nướng muối ớt, chiên giòn hoặc nấu canh chua, kho tương.
Video đang HOT
Ốc len còn có tên gọi khác là ốc linh hoa, sống phổ biến ở các khu rừng ngập mặn. Ốc được khai thác hoàn toàn trong tự nhiên, chủ yếu bám vào thân cây và ăn các loại tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ. Có nhiều cách chế biến nhưng ốc len xào dừa vẫn nổi tiếng nhất. Trước khi nấu, ốc phải được ngâm trong nước gạo 1-2 tiếng để nhả hết nhớt. Khi chín thịt ốc sẽ chuyển từ màu đỏ sang xanh ngọc trông khá bắt mắt. Đầu bếp thường chặt bỏ phần đuôi để du khách có thể hút từ miệng ốc mà không cần tăm để gẩy.
Vọp nướng là món đặc trưng của đất Mũi. Vọp có hình dáng giống con nghêu nhưng kích thước lớn hơn và thường sống trong các bãi bồi, cửa biển, rừng ngập mặn. Vọp đất Mũi thường dai và ngọt hơn nhiều so với các vùng khác. Sau khi được rửa sạch, vọp có thể nấu canh chua, luộc, hấp, xào hay nướng mỡ hành.
Bồn bồn vốn là loại cỏ dại, mọc nhiều ở vùng rìa các đầm, ao hồ nhưng lại là đặc sản của các tỉnh miền tây, đặc biệt là Cà Mau. Bồn bồn được chế biến như rau thành nhiều món khác nhau, trong đó có gỏi hải sản, muối chua. Lõi bồn bồn có màu trắng muốt, phần búp non ăn mềm, giòn và ngọt, thường được du khách mua về làm quà khi đến các vùng Cà Mau, Bạc Liêu.
Bánh tầm cay Cà Mau: Chất miền Tây dân dã
Ẩm thực miền Tây dân dã, mộc mạc như chính con người nơi đây. Nếu khách thập phương muốn tìm thử hương vị đậm chất miền Tây ấy, hãy chọn bánh tầm cay Cà Mau, một món ăn bình dị nhưng sao chứa nhiều điều thú vị lạ kỳ.
Ẩm thực Cà Mau không thiếu món ngon trứ danh nhưng bánh tầm cay vẫn có chỗ đứng nhất định trong lòng thực khách. Sức hấp dẫn của món ăn ấy chính là hương vị bình dị của gạo quê, nét mộc mạc trong cách bày biện món ăn, trong không gian hàng quán đơn sơ mà thực khách không thể tìm được giữa hàng loạt đặc sản hay nhà hàng sang trọng khác. Thế mới nói, về tới Cà Mau mà chưa ăn bánh tầm cay coi như chưa biết hương vị miền Tây.
Món bánh đồng quê đặc trưng ẩm thực Cà Mau thưởng thức vào thời điểm nào cũng ngon
Bánh tầm cay đôi khi cũng được gọi thành bánh tằm cay. Vốn gọi vậy cũng bởi sợi bánh có hình dạng to mập, trắng trẻo như những con tằm, để làm được bánh người thợ phải mất khá nhiều công sức chế biến và "chăm nom". Họ cần lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm rồi sáng sớm đem xay thành bột, thứ bột mịn này sau khi hòa với nước theo tỉ lệ nhất định sẽ đem hồ trên bếp riu riu lửa. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hỗ trợ, những người đàn ông khỏe nhất của gia đình sẽ đảm nhận khâu se sợi. Họ sẽ rắc một lớp bột khô lên chiếc mâm lớn hoặc đồ vật có bề mặt thật phẳng để chống dính, sau đó dùng đôi bàn tay dẻo dai tách hồ thành từ sợi to bằng nửa ngón tay út. Cách làm thủ công mất nhiều thời gian, công sức nhưng bù lại sợi bánh dai ngon hơn.
Sau khâu chế biến sợi bánh, người miền Tây sẽ làm thêm các nguyên liệu khác như xíu mại, thịt nướng, cà ri hay tàu hũ ky để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tùy theo góc độ sáng tạo và bàn tay khéo léo của người đầu bếp, mỗi kiểu bánh sẽ cho cảm nhận riêng. Đó cũng là nét đặc trưng ẩm thực Cà Mau trong món ăn.
Bánh tầm cay có nhiều kiểu chế biến, nhiều hương vị nhưng người Cà Mau vẫn thích nhất món ăn mang vị cà ri gà và xíu mại. Họ nói rằng, vị cay nóng của cà ri kết hợp với cảm giác ngọt, béo bùi của xíu mại cùng sợi bánh tằm thơm là sự quyện hòa của ngũ vị giác quan, thể hiện cái hồn của ẩm thực miền Tây. Mỗi vị như vậy lại kèm bí quyết riêng như làm bột cà ri phải có đầy đủ thành phần: đinh hương, đại hồi, bột nghệ, quế chi, hạt mùi khô và ớt khô, tất cả rang thơm sau đó nghiền thật mịn. Có bột đúng tiêu chuẩn mới đem nấu cùng gà làm sạch để có sốt cà ri gà ngon. Riêng xíu mại cần loại thịt lợn ngon có cả nạc lẫn mỡ, gia giảm gia vị vừa tay để khi kết hợp với nước sốt cà ri vẫn thấy được vị của xíu mại. Chế biến xong thành phần, bây giờ người bán sẽ theo ý của thực khách để bày biện món ăn. Tất cả đều khiến mọi người cảm nhận rõ cái dân dã, bình dị của người miền Tây.
6 điểm ăn buffet dưới 250.000 đồng tại TP.HCM Nhiều nhà hàng giá bình dân cung cấp các gói buffet đa dạng từ lẩu, dimsum, ốc. TP.HCM sở hữu nhiều trào lưu ăn uống hút thực khách, trong đó có buffet. Tại những nhà hàng chuyên lẩu, ốc, dimsum sau, bạn có thể thoải mái nhập tiệc với thực đơn đồ ăn phong phú. 1. Yuhua - Taiwanese Buffet Hotpot Địa chỉ:...