5 món “độc lạ” của Cố đô Huế, ăn một lần là nhớ không quên
5 món “độc lạ” của Cố đô Huế, ăn một lần là nhớ không quên.Nếu bạn đang có ý định đến Huế thì đừng nên bỏ lỡ những món đặc sản độc đáo này.
Chè bột lọc heo quay là một trong những món ăn “độc lạ” nhất xứ Huế bởi sự kết hợp mặn – ngọt cùng trong một chén chè. Chè được chế biến từ những miếng thịt heo quay cắt vuông bằng quân xúc xắc nhỏ, sao cho vẫn giữ được cả bì lợn, cả thịt. Lớp bọc ngoài là màng bột nếp được nhào với nước ấm cho thật mịn và dẻo.
Chè bột lọc heo quay có hương vị rất độc đáo. Ảnh: hoangviettravel
Khi ăn chè, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngòn ngọt, dai dẻo của phần bột bên ngoài, vị mằn mặn, beo béo và thơm giòn của phần nhân thịt heo kết hợp nước đường được nấu bằng đường phèn thoảng vị gừng cay the the rất nhẹ… Sự đối lập tinh tế trong món ăn này này đem lại cảm giác mới lạ, thích thú cho người thưởng thức, và đặc biệt là ăn không hề bị ngấy.
2. Cơm Âm Phủ
Với cái tên khá kỳ lạ, Cơm Âm Phủ là món ăn gây nhiều tò mò cho khách du lịch khi ghé thăm vùng đất cố đô. Nguồn gốc của món ăn này bắt nguồn từ quán cơm có tên Âm Phủ có tuổi đời hàng trăm năm trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế. Vì quán trước đây chỉ mở vào đêm khuya, dùng đèn dầu leo lét nên món cơm ở đây được đặt tên là Cơm Âm Phủ.
Video đang HOT
Hình ảnh một đĩa Cơm Âm Phủ với 7 màu đẹp mắt. Ảnh: reviewvilla
Hiện tại, Cơm Âm Phủ đã được phục vụ trong các quán cơm bình dân tới những nhà hàng sang trọng. Một đĩa cơm được bày biện hết sức nghệ thuật, bắt mắt với 7 màu rực rỡ, đẹp mắt, ở giữa là cơm trắng được nấu bằng gạo An Cựu, xung quanh có thịt ba chỉ, chả lụa Huế, tôm, nem nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…
3. Bánh ép
Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Huế. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá, tôm, cá…
Trước khi ép, người làm bánh đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 – 6 giây.
Tiếp đó, khuôn được mở ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, người làm bánh sẽ lật tấm gang khoảng 2 – 3 lần để bánh được chín đều.
Bánh ép Huế có vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn rau củ, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng, mùi dậy của mực, tôm, cá…
4. Mắm sò Huế
Mắm sò được biết đến như là đặc sản nổi tiếng nhất tại vùng biển Lăng Cô, Huế. Lăng Cô vốn nổi tiếng với nhiều hải sản tươi sống như tôm, cua, sò lông, sò huyết, vẹm, hàu,…Trong số đó, sò là loại rất được ưa chuộng. Người dân ở đây chủ yếu đem sò làm mắm, gọi là mắm sò.
Mắm sò là đặc sản nổi tiếng nhất tại vùng biển Lăng Cô, Huế. Ảnh: eholiday
Không giống với mắm cá, mắm tôm, mắm sò Lăng Cô lại có hương vị rất đặc biệt bởi từ chính nguyên liệu khác biệt là sò, sau đó được đưa vào công thức làm mắm sò lâu đời của người Lăng Cô, tạo nên hương vị thơm ngon.
Mắm sò ngon nhất khi ăn với cơm nóng, hay dùng như một loại nước chấm. Nếu muốn cảm nhận hết vị ngon của mắm sò, bạn nên thưởng thức mắm kèm với rau sống, dưa giá, khế chua kẹp thịt ba chỉ, đảm bảo rất đưa cơm.
5. Tré Huế
Tré Huế là một trong những món ăn đặc sản của Huế giống như nem của người miền Nam, nhưng có hương vị rất đặc biệt. Tré Huế gồm hai loại tré heo và tré bò, mỗi loại ngon theo một kiểu riêng rất Huế.
Món tré Huế. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
Nguyên liệu làm tré đa dạng, kết hợp với nhiều gia vị khác nhau. Tré đậm đà có thịt lợn, phần da thịt bò hoặc lợn. Thịt thường chọn loại thịt đầu, sau đó làm sạch, luộc chín.
Ngoài ra, điểm đặc biệt thu hút của món tré chính là gia vị. Đó là nước mắm kho, ớt bột, ớt tươi, mè rang, riềng thái sợi. Đặc biệt tré không thể thiếu thính gạo, bởi nó giúp cho món ăn thêm bùi và thơm ngon hơn. Các nguyên liệu sau đó được trộn đều và gói thành những lọn nhỏ khá giống nem, chả.
Trưa nay ăn gì: Cơm âm phủ, nét đẹp mộc mạc đất cố đô Huế
Kết hợp hài hòa giữa những nguyên liệu nấu cùng, cơm âm phủ như một bản hòa tấu sắc màu lung linh. Tại Huế, món ăn này luôn nằm trên câu cửa miệng của người bản địa khi giới thiệu đến du khách phương xa nền văn hóa ẩm thực đất cố đô.
Về nguồn gốc, nhiều người cho rằng nó bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn. Trong một lần nhà vua cải trang thành dân thường để vi hành thì có ghé nhà một bà lão xin dùng bữa. Dù không khá giả gì, bà vẫn chuẩn bị một phần cơm với các món ăn thái sẵn xếp xung quanh. Nhà vua dùng bữa xong thì quyết định đặt tên là cơm âm phủ, có lẽ do không gian tối tăm, ngọn đèo dầu hiu hắt nơi nhà vua dùng bữa.
Có một điều khá thú vị, cảm quan ngoài của món cơm âm phủ khá giống với món cơm trộn Hàn Quốc - Bibimbap khi các nguyên liệu đều có những màu sắc riêng: xanh, đỏ, vàng, cam, tím... Tuy nhiên, nguyên liệu thì hoàn toàn khác hẳn khi cơm âm phủ sử dụng các thức ngon thường thấy trong ẩm thực Huế là thịt nướng, chả lụa, trứng chiên, tôm khô, dưa món, rau thơm. Ngay tại Huế, tùy vào mỗi hàng quán mà thức ngon dùng kèm cơm sẽ có đôi chút khác biệt.
Đối với cơm trắng ăn kèm, người nấu thường chọn loại gạo ngon, thơm, chất lượng để nấu. Ngoài nồi cơm điện, những ai thích ăn cơm hơi xém mặt, cháy cạnh có thể nấu bằng nồi đất, tuy nhiên, cơm vẫn phải được nén chặt trong chén rồi ấp ngược vào giữa đĩa mới gọi là chuẩn cơm âm phủ. Một mẹo nhỏ để hạt cơm sau nấu luôn mềm, không bị khô là trước đó nên ngâm gạo trong nước lạnh khoảng hai giờ.
Tiếp đến là thịt nướng, tùy khẩu vị mà chọn phần nạc mông, nạc lưng, đem thái nhỏ, ướp với ít gia vị rồi nướng đến khi chín. Nếu chịu khó nướng trên than hồng, thịt sẽ đậm đà và dậy vị hơn so với lò nướng hay nồi chiên không dầu.
Ngoài cơm trắng và thịt nướng, cơm âm phủ còn có một số nguyên liệu khác như tôm khô, chả lụa, rau dưa, đồ chua... được thái mỏng dạng sợi để khi xếp lên đĩa món ăn trông bắt mắt hơn. Nói qua thì đơn giản chứ các hàng quán "ăn điểm" với thực khách ngoài nguyên liệu tươi ngon thì còn là phần trang trí, sắp xếp các nguyên liệu xung quanh phần cơm sao cho hấp dẫn nhất.
Thông thường, nước chấm ăn kèm với cơm âm phủ là nước mắm chua ngọt được pha từ nước mắm nguyên chất cùng các gia vị cơ bản theo một tỷ lệ riêng. Đây cũng là bí quyết để các hàng quán ghi điểm với thực khách khi gọi món cơm âm phủ.
Nếu chưa có dịp ra đất cố đô Huế, mọi người vẫn có thể trổ tài đầu bếp nấu món ăn này hoặc đến các nhà hàng chuyên ẩm thực Huế tại TPHCM thưởng thức. Bữa trưa giữa tuần cùng cơm âm phủ, rôm rả câu chuyện về ẩm thực Huế nói riêng và ẩm thực Việt nói chung thì còn gì thi vị hơn.
Thưởng thức ẩm thực Huế như người địa phương Cố đô Huế là vùng đất của một loạt các món ăn thanh lịch, trở thành niềm tự hào của người dân. Như người Huế nói, bạn có thể thưởng thức ẩm thực Huế ở những nơi khác, nhưng không bao giờ nó có hương vị như ở chính đất cố đô. Thưởng thức ẩm thực Huế như người địa phương Giữa bầu...