5 món dễ ăn, thanh mát để dành cho ngày ấm lên
Món nào cũng ngon và dễ ăn khiến ai cũng thích thú khi thưởng thức.
TÔM THỊT CUỘN RAU CẢI
Nguyên liệu:
- 300gr thịt ba chỉ ít mỡ
- 300gr tôm
- 1 bó cải xanh (lựa cải còn non) – 1 muỗng cà phê muối – Bánh hỏi tươi hay khô (Nếu khô thì cần luộc nước sôi hay hấp chín) (có thể thay thế bằng bún).
- Cà rốt bào, các loại rau thơm, dưa leo thái miếng, hẹ chần sơ qua nước sôi.
- Nguyên liệu nước mắm ớt tỏi chua ngọt: Nước mắm 2 muỗng canh Giấm 1 muỗng canh Đường trắng 2 muỗng canh 1 muỗng canh nước cốt chanh 15 muỗng canh nước hòa tan trong 1 cái chén. Sau đó cho 1 muỗng canh ớt, tỏi băm vào khuấy đều.
Cách làm:
- Thịt ba chỉ rửa sạch, cạo sạch phần dơ bám trên da. Nấu 1 nồi nước, khi nước sôi, cho miếng thịt vào luộc 5 phút. Sau đó vớt thịt ra rửa sạch. Bây giờ cho 1 lượng nước vào nồi cùng với dấm muối sả và thịt vào, bắc lên bếp nấu lửa vừa.
- Luộc thịt khoảng 15-20 phút là thịt chín. Thời gian tùy theo miếng thịt để miếng to hay thái miếng nhỏ. Nhớ là đừng luộc thịt quá chín sẽ mất ngon.
- Khi thịt chín vớt thịt ra ngâm vào âu nước đá lạnh 2 phút trước khi thái miếng.
- Tôm rửa sạch hấp hay luộc chín. Cải xanh cắt bỏ phần gân ở giữa. Tức lá cải mình sẽ cắt làm hai.
- Trải lá cải xanh ra dĩa, xếp bánh hỏi, thịt, rau thơm và cà rốt. Nhẹ nhàng cuộn tròn. Dùng cọng hẹ cột chính giữa có kèm con tôm là hoàn tất.
- Xếp các cuộn cải gói thịt ra đĩa, khi ăn chấm với nước mắm ớt chua ngọt.
NỘM LƯỠI HEO DỌC MÙNG
Nguyên liệu:
- 1/2 cái lưỡi heo
- 500g dọc mùng
- 1 củ cà rốt- 2 củ tỏi, 3 quả ớt sừng – Ít vừng trắng – 1 nhánh gừng – Ít rau thơm và rau mùi
- Nước mắm, đường, dấm gạo, gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Lưỡi heo cạo hết phần nhớt và rửa thật sạch. Luộc qua nước sôi 5 phút. Sau đó đổ ra rổ, dùng dao lột hết phần trắng của lưỡi heo.
- Nấu nước sôi với 1 chút muối, cho gừng đập dập vào, đun sôi. Sau đó, cho lưỡi heo vào luộc. Khi lưỡi heo chín thì vớt ra tộ có nước lạnh và đá cục. Cách này sẽ làm cho lưỡi heo trắng và giòn.
- Sau đó thái lưỡi heo từng miếng vừa ăn. Trộn lưỡi heo với 1.5 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe gia vị cho ngấm đều.
- Làm rau dọc mùng: tước vỏ, thái mỏng, bóp muối. Sau khi bóp muối thì rửa qua nước rồi vắt khô, lại rửa qua nước lần nữa rồi vắt khô, làm như vậy giúp dọc mùng bớt ngứa. Chần qua dọc mùng bằng nước sôi rồi vắt khô để chuẩn bị các nguyên liệu khác.
- Cà rốt và rau thơm mùi rửa sạch. Gọt vỏ rồi thái sợi dài cà rốt, rau thơm mùi thái nhỏ, băm nhỏ tỏi và ớt sừng. Vừng trắng rang vàng.
Video đang HOT
- Chuẩn bị âu trộn nộm cho dọc mùng, cà rốt thái sợi, tỏi và ớt sừng băm nhỏ vào cùng nhau nêm 1 thìa cafe gia vị, 2 thìa canh đường, 2 thìa canh dấm gạo rồi trộn đều.
- Sau đó cho phần lưỡi heo đã ướp riêng từ trước vào trộn đều cùng dọc mùng và cà rốt, cuối cùng cho thêm rau thơm mùi thái nhỏ vào. Nêm nếm lại món nộm cho vừa vị đảm bảo độ chua ngọt vừa ăn.
- Cho nộm lưỡi heo dọc mùng ra đĩa, rắc chút vừng rang lên trên trộn trang trí thêm rau thơm mùi, trộn đều rồi thưởng thức.
DỒI TRƯỜNG HẤP GỪNG
Nguyên liệu:
- Dồi trường: 300g
- Hành lá: 50g
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Rượu trắng
- Muối, tiêu, nước mắm, dầu ăn
- Rau thơm ăn kèm.
Cách làm:
- Dồi trường rửa sạch với nước có pha ít muối và rượu trắng.
- Luộc dồi trường trong nước có chút xíu muối và 1 ít rượu trắng khoảng 15 phút, vớt ra cho ngay vào nước lạnh.
- Gừng gọt vỏ, thái sợi. Hành lá cắt khúc.
- Cắt dồi trường thành miếng vừa ăn.
- Xếp dồi trường vào đĩa, thêm 1 ít hạt tiêu, thìa bột canh hành, gừng xếp đều lên dồi trường. Cho đĩa dồi trường vào xửng đem hấp cách thủy khoảng 5-7 phút hay khi thấy dồi trường chín.
BÊ TÁI CHANH
Nguyên liệu:
- 300 gr thịt bê (hoặc bò)
- 2 trái chanh; 1 củ hành tây; 1 muỗng canh nước mắm; 1 muỗng canh đường
- Phần nước giấm: 1/3 chén giấm; 1.5 muỗng canh đường; 1/3 muỗng cà phê muối hòa tan trong 1 cái tô
- Rau ngò om; rau thơm; rau bạc hà; ngò gai… rửa sạch, để khô thái rối.
- Hành tỏi phi
Thực hiện:
- Thịt bê rửa sạch, dùng giấy thấm khô, thái lát mỏng.
- Hành tây thái khoanh hơi mỏng, ngâm vào tô giấm 30 phút rồi vớt ra đĩa.
- Nước cốt 2 quả chanh, đường, nước mắm hòa tan sau đó cho thịt bê vào ướp 20 phút (nhớ để âu thịt trong ngăn mát tủ lạnh).
- Nấu 1 nồi nước sôi, chần nhanh thịt bê 5-7 giây là vớt ra ngay. (Thông thường thì không cần chần vì thịt bê ướp với chanh là đã chín tái. Nhưng để yên tâm bạn có thể chần sơ cho bảo đảm và an toàn).
- Thịt bê, rau thơm, hành tây cho hết vào âu trộn đều.
Trình bày: Cho bê tái chanh ra đĩa, thêm vài lát ớt và vài cọng ngò om cùng tỏi hành phi. Món này ăn kèm với mắm nêm và bánh phồng tôm.
TÔM NƯỚNG SA TẾ CUỘN RAU
Nguyên liệu:
- 20 con tôm không vỏ (có thể nhiều hơn)
- 1 muỗng canh ớt sa tế
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1muỗng cà phê nước mắm
- 1/3 muỗng cà phê tiêu
- 1 muỗng cà phê dầu
- 1/3 muỗng cà phê đường
- Bún tươi. Hẹ thái khúc, rau thơm các lại, xà lách và bánh tráng mỏng, dưa leo bào, cà rốt bào sợi.
- Nước mắm chua ngọt: 2 muỗng canh nước mắm 2 muỗng canh đường 1 muỗng canh nước cốt chanh 6 muỗng canh nước hòa sẵn trong 1 cái chén. Sau đó cho 1 muỗng canh tỏi ớt băm vào hòa đều.
Cách làm:
- Tôm rửa sạch thấm khô. Ướp hết nguyên liệu và gia vị phía trên vào trộn đều, để 10 phút.
- Lò nướng làm nóng 190 độ C trước 10 phút. Tôm cho ra khay có lót giấy bạc, cho khay tôm vào ngăn giữa lò nướng 10-15 phút (cả hai bên).
- Tôm chín tắt lò lấy khay tôm ra.
- Nếu bánh tráng cứng, thoa một ít nước lên bề mặt rồi xếp tôm, rau dưa leo, cà rốt cùng rau thơm lên.
- Gấp hai bên, nhẹ nhàng cuộn tròn gần tới mép thì cho lá hẹ vào cuộn chung là hoàn tất.
Mỗi ngày ăn một bát, bổ dưỡng hơn yến lại rẻ hơn yến sào, bạn phải thử món này ngay!
Món ăn bổ dưỡng này sẽ giúp dưỡng âm, dưỡng phổi, giảm những cơn ho không những thế còn có tác dụng làm đẹp.
Theo truyền thuyết, canh lê nấm tuyết là một món ăn nhẹ truyền thống của Bắc Kinh. Vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời nhà Minh, các quầy hàng nhỏ gần rạp hát ở thủ đô đều bán món canh này. Món canh thích hợp để thưởng thức sau khi lao động mệt mỏi, hoặc cơ thể cảm thấy cần bồi bổ. Canh lê có tác dụng giảm khó chịu ở cổ họng, dưỡng phổi, dưỡng âm. Nấu canh lê bằng cách hấp cách thủy sẽ giúp món ăn đặc mà mềm. Ngoài tác dụng tốt cho hệ hô hấp, món canh này còn có tác dụng làm đẹp. Mỗi ngày một bát canh lê bổ dưỡng hơn cả ăn yến mà giá cỏn rẻ hơn yến sào nhiều lần.
CÁCH NẤU CANH LÊ NẤM TUYẾT
Để làm món canh lê nấm tuyết bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
1 quả lê khoảng 230g
200g nấm tuyết
5g kỷ tử
40g đường phèn
900ml nước
Quả lê có mùi vị đặc biệt, thơm ngon lại mát lành nên là thức quả quý giúp ngăn ngừa các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, lê còn hỗ trợ không nhỏ giúp điều trị các bệnh về tuần hoàn, tim mạch, tiêu hóa, xương khớp... nên rất được ưa chuộng.
Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA, trung bình một quả lê nặng khoảng 178gr, có thể cung cấp cho cơ thể tới 101 calo năng lượng, 27gr carbs (bao gồm 17gr đường và 6gr chất xơ) cùng 1gr chất đạm, 12% lượng vitamin C, 10% vitamin K, 0,6% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, riboflavin, vitamin B6, folate.
Thêm nữa, loại quả này còn chứa các thành phần như carotenoid, flavonol và anthocyanin (nhất là những quả lê vỏ đỏ). Những dưỡng chất này đều rất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Cách nấu canh lê nấm tuyết
Đầu tiên bạn đem quả lê đi rửa sạch, dùng muối chà xát lên khắp lớp vỏ để làm sạch. Nấm tuyết ngâm nước lạnh khoảng 30 phút cho nở hoàn toàn. Sau đó rửa sạch, bỏ chân rồi để ráo nước. Có thể dùng giấy thấm khô nấm tuyết. Tiếp theo, bạn xé nhỏ nấm tuyết ra.
Lê gọt vỏ, vì phần vỏ lê cũng sẽ cho vào hầm nên bạn cố gắng gọt liên tục để vỏ lê thành sợi khi hầm xong gắp vỏ lê ra dễ dàng, không tốn thời gian. Sau đó bỏ lõi cắt lê thành miếng nhỏ.
Bước tiếp theo, xếp nấm tuyết vào nồi hầm. Nếu không có nồi hầm bạn cho vào tô sứ chịu nhiệt, sau đó thêm đường phèn, lê, vỏ lê rồi đổ nước vào. Phần nước xăm xắp mặt nguyên liệu.
Hầm lê trong vòng 40 phút ở lửa nhỏ. Sau đó cho kỷ tử đã rửa sạch vào.
Hầm tiếp thêm 5 phút nữa là được.
Lúc này canh lê nấm tuyết đã chín, bạn vớt bỏ phần vỏ lê đi.
Múc canh lê nấm tuyết ra bát và thưởng thức. Phần nước canh ngọt thanh, lê mềm, uống một thìa canh là thấy dễ chịu hẳn.
Lưu ý:
Nếu bạn thích canh sánh đặc thì có thể cho nấm tuyết vào hầm trước 30 phút rồi mới cho các nguyên liệu còn lại vào ninh cùng sau.
Phần đường phèn có thể điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị gia đình, nếu muốn vị hoàn toàn tự nhiên thì có thể bỏ qua không cần cho đường cũng được.
Chúc bạn thành công với cách nấu canh lê nấm tuyết này nhé!
Mùng 1 nấu nồi miến gà chay nóng hổi ăn tối là quá hợp lý rồi! Cách nấu miến gà chay này rất đơn giản dễ dàng, tối đi làm về trễ vẫn có thể nấu được. Nguyên liệu nấu nước dùng với rau củ cho 4 tô: 5 nấm hương 1 miếng tảo bẹ hoặc rong biển Cà rốt 3 củ Lê 3 trái Củ sắn 1 củ Củ su hào 1 củ Boaro 2 cây Một muỗng...