5 mẹo nhỏ giúp bạn phục hồi da bị cháy nắng ngày hè
Chườm đá lạnh hoặc tắm nước mát nhưng không đặt trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng, uống nhiều nước có vitamin C, A, E.
Theo bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM, thời tiết ngày hè oi bức, nắng nóng, người hoạt động ngoài trời nhiều nhưng không che chắn dễ khiến da bị cháy nắng. Da nổi hồng và đỏ, đau hoặc rát, cảm giác nóng khi sờ vào và có thể nổi nhiều mụn nước. Một số trường hợp nặng thường kèm sốt, mệt mỏi, nhức đầu.
Nguyên nhân da bị cháy nắng là do tia UVA (có bước sóng 320-400 nm) và UVB (290-320 nm). Tia UVA xuyên sâu vào da có thể làm tổn thương hệ miễn dịch của da, khiến da nhanh chóng mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện các vết nám, nếp nhăn. Tia tử ngoại làm da cháy nắng và có thể gây ung thư da. Thời gian cháy nắng tùy thuộc vào từng loại da, cường độ ánh nắng mặt trời và thời gian phơi nắng. Người có làn da trắng dễ bị cháy nắng hơn người da đen.
Mùa hè da bạn dễ bị cháy nắng.
Để chăm sóc da bị cháy nắng, bạn nên “bỏ túi” 5 cách sau đây:
- Chườm đá lạnh hoặc tắm giúp da mát và cân bằng nhiệt độ vùng da bị cháy nắng. Không dùng đá hoặc nước quá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng.
- Uống nhiều nước giúp da khỏe mạnh, sớm hồi phục. Có thể uống nước trái cây có nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà chua, cà rốt…
- Sử dụng các loại kem hoặc gel có chức hoạt chất làm mát.
- Tránh nắng trong thời gian bị cháy nắng.
Video đang HOT
- Uống thuốc kháng viêm NSAID trong trường hợp sưng đau nhiều.
Bác sĩ Bỉnh cho hay, cháy nắng ít nguy hiểm hơn bỏng nắng. Bỏng nắng thường có dấu hiệu sốt, ớn lạnh, đau dữ dội, phồng rợp, mạch đập nhanh, thở mạnh, nổi bóng nước chiếm gần 20% diện tích cơ thể. Khi có dấu hiệu này, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thời gian gây bỏng nắng thường lúc 11h đến 14h khi tia cực tím tập trung cao.
“Nếu có việc cần ra nắng hay đi du lịch ngày hè, bạn nên mặc quần áo dài tay, đội nón rộng vành, đeo kính chống nắng, khẩu trang và thoa kem chống nắng”, bác sĩ Bỉnh khuyên.
Cao Khẩm
Theo vnexpress.net
Nhiều người đã bị tử vong vì cảm cúm, đọc bài này bạn sẽ biết cách bảo vệ mình tốt hơn
Những điều bạn không thể xem nhẹ khi bị cảm cúm: Những triệu chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng: liên tục sốt cao, ho dữ dội, lượng đờm tăng lên rõ rệt, khó thở hoặc tức ngực, môi tím tái...
1. Khi bị cảm cúm, đừng đeo kính áp tròng
Trong rất nhiều loại thuốc chữa cảm cúm, thuốc trị ho, thuốc giảm đau đều có chứa thành phần ức chế nước mắt, những thành phần này có thể làm giảm lượng nước mắt được tiết ra, ảnh hưởng đến độ trơn của kính áp tròng khi đặt trong mắt, dẫn tới việc mắt bị khô, nhìn mờ, từ đó ảnh hưởng đến độ thoải mái khi đeo kính áp tròng. Một khi bị cảm cúm, bạn tốt nhất hãy đổi kính áp tròng thành kính có gọng.
2. Khi bị cảm cúm, có nên chạy không?
Được quyết định bởi mức độ nghiêm trọng và triệu chứng. Nếu triệu chứng là từ cổ hướng lên (như chảy nước mũi, đau đầu hoặc đau họng), có thể chạy chậm với một khoảng cách ngắn. Trên thực tế, điều này có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Nhưng nếu triệu chứng ở từ cổ trở xuống (như ho, tức ngực, tứ chi đau buốt), cần tránh tất cả vận động mạnh, cho tới khi khỏe lại hoàn toàn. Đừng vội chạy lại, nếu không sẽ nhiễm các bệnh khác.
3. Khi bị cảm, cần phải uống nhiều nước hơn bình thường
Khi cảm cúm phát sốt, xuất phát từ phản ứng tự bảo vệ của cơ thể mà nhiệt độ cơ thể tự giảm, lúc này sẽ cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi, thở dốc, lượng nước bốc hơi qua da tăng lên và những biểu hiện quá trình đổi chất tăng nhanh... Hãy uống nhiều nước, điều này không những thúc đẩy việc toát mồ hôi và đi tiểu, mà còn có lợi cho việc điều tiết nhiệt độ cơ thể.
4. Uống lẫn lộn nhiều loại thuốc cảm cúm, nguy hiểm!!!
Nhiều người vì muốn khỏi cảm cúm nhanh hơn, thường uống cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau. Thật ra, thành phần của các loại thuốc cảm cúm đều gần giống nhau, tác dụng hầu như đều giống nhau không khác nhau là mấy. Nếu bạn cùng lúc uống hai loại thuốc cảm cúm trở lên, mức độ nguy hiểm của những phản ứng xấu sẽ tăng lên nhiều lần. Khi cảm cúm, bạn nên lựa chọn một loại thuốc cảm cúm nhằm vào triệu chứng chủ yếu.
5. Có thể uống thuốc thì không tiêm, có thể tiêm thì không truyền nước
Bất kỳ tình trạng bệnh cảm cúm nào cũng đều có chu kỳ của nó, cho dù có sử dụng biện pháp điều trị nào, đều không thể thấy hiệu quả ngay được. Mà hơn nữa, tiếp nước là một phương pháp dùng thuốc mang tính xâm nhâp, tỷ lệ phát sinh những phản ứng không tốt cũng cao hơn. Ngoài ra, tiếp nước quá nhiều đi đôi với việc lạm dụng chất kháng sinh, sẽ dẫn tới việc làm giảm sức để kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Tốt nhất nên tuân theo nguyên tắc "có thể uống thuốc thì không tiêm, có thể tiêm thì không truyền nước."
6. Khi trẻ bị cảm cúm, cần điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời
Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm, không ép trẻ uống sữa, để tránh phát sinh những triệu chứng không tốt về tiêu hóa như nôn mửa tiêu chảy. Vì những nguyên nhân như phát sốt, ra nhiều mồ hôi, nôn mửa tiêu chảy... dẫn tới việc cơ thể mất nhiều nước, khi ấy bố mẹ nên cổ vũ trẻ uống nhiều nước, phòng mất nước. Có thể cho trẻ ăn những loại hoa quả hoặc uống các loại sinh tố giàu Vitamin C.
7. Đừng hắt hơi vào người khác
Khi muốn hắt hơi, cần quay mặt đi ngay, dùng khăn tay hoặc khăn giấy sạch che mũi lại, nếu lúc đó không tìm được khăn tay hay khăn giấy thì dùng tạm tay áo cũng được, tuy rằng làm vậy có thể làm bẩn quần áo hoặc da, nhưng có thể ngăn được việc lây cảm cúm cho người khác.
8. Khi có những triệu chứng này có thể nguy hiểm nguy hiểm tính mạng, cần kịp thời chữa trị
Liên tục sốt cao
Ho dữ dội, lượng đờm tăng lên rõ ràng
Khó thở hoặc tức ngực
Môi tím tái
Nôn mửa dữ dội, tiêu chảy, xuất hiện những biểu hiện mất nước;
Xuất hiện những thay đổi về tinh thần: phản ứng chậm chạp, thèm ngủ
Những bệnh vốn có bị nặng hơn
-Nấm dịch-
Theo www.ohay.tv
Top 10 trái cây 'vàng' được chuyên gia tin dùng để tránh khỏi căn bệnh 'chết người' Môt trái tim khoẻ mạnh có thể ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật. Và bạn hoàn toàn có thể bảo vệ tim bằng cách ăn những thực phẩm sau đây khi quá bận rộn để tập thể dục. 1. Dưa hấu Tiến sĩ và cũng là bác sĩ tim mạch Sarah Samaan cho rằng, bạn có thể đáp ứng nhu cầu ăn ngọt...