5 mẹo giúp bán điện thoại cũ được giá hơn
Một vài bước chuẩn bị đơn giản sẽ giúp người dùng bán lại thiết bị cũ của mình với mức giá tốt hơn, giảm gánh nặng tài chính khi “lên đời” sản phẩm mới.
Có cả trăm lý do để người dùng bán chiếc điện thoại cũ đang dùng (hoặc không còn dùng tới). Nhưng một khi tính chuyện bán, mấu chốt là phải chuẩn bị sẵn sàng cho thiết bị từ trước, không phải tới lúc xác định “chia tay” mới làm.
Không bao giờ quên ốp bảo vệ
Có nhiều loại ốp để bảo vệ điện thoại, giúp giữ máy trong tình trạng hoàn hảo hơn so với khi dùng trần
Ốp bảo vệ có thể xấu hay đẹp, dày hay mỏng tùy sở thích và thẩm mỹ của từng người. Nhưng chắc chắn phải có để bảo vệ điện thoại khi đa phần máy được trang bị tới hai mặt kính ép vào một khung kim loại như hiện nay. Dù ốp bảo vệ che mất vẻ đẹp, sự sang trọng hay những màu sắc lung linh, độc đáo của smartphone, sản phẩm này lại cần thiết để tránh máy rơi vỡ, va quệt, giữ thiết bị luôn ở tình trạng tốt, mang lại lợi thế khi cần bán. Một chiếc máy rao bán kèm “quà tặng” là vài mẫu ốp lưng cũng là lợi thế hấp dẫn. Ai mà không thích có quà tặng chứ?
Vì sự cần thiết đó, người dùng nên xác định mua ốp trước khi dùng điện thoại. Không ít trường hợp người dùng làm rơi máy ngay khi vừa mở hộp nên có ốp càng sớm càng tốt. Một chiếc ốp “đạt chuẩn” sẽ phải che phủ được ít nhất 4 cạnh bo tròn của máy, nếu phần viền ốp cao hơn màn hình một chút càng tốt.
Mua ngay tấm dán bảo vệ màn hình
Video đang HOT
Tấm dán giúp bảo vệ màn hình khỏi trầy xước khó tránh
Tấm dán có loại dán dẻo chống xước và dán cường lực bằng kính (khuyên dùng). Ngày nay, kính cường lực bảo vệ màn hình điện thoại rất phổ biến và gần như có đủ cho toàn bộ smartphone trên thị trường, và mức giá cũng rất dễ chịu, có thể chỉ từ hơn 10.000 đồng.
Kính cường lực không chỉ chống xước cho màn hình mà còn giảm thiểu rủi ro cho màn hình trong trường hợp rơi máy hay va đập vào đồ vật khác. Bạn cũng đừng quên mua dư thêm vài tấm bởi mỗi lần va đập, cường lực đều có thể nứt hoặc vỡ trong quá trình sử dụng nên luôn cần sẵn để thay thế (hoặc tặng kèm cho người mua máy sau này). Thay kính dán cường lực kinh tế hơn nhiều so với thay màn hình điện thoại.
Giữ hộp sản phẩm và mọi thứ kèm theo
Nếu bán lại máy cho hãng trong chương trình thu cũ đổi mới, có thể bạn không cần quan tâm tới hộp sản phẩm. Nhưng khi giao dịch với người mua khác, thì hộp và tất cả phụ kiện kèm theo sẽ cần thiết, thậm chí còn là lợi thế để mang về cho người bán thêm ít tiền so với việc chỉ bán máy trần (không hộp, không phụ kiện) hoặc máy, sạc, cáp.
Lau máy sạch sẽ trước khi bán
Máy được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ dễ thu hút người mua hơn
Dù bán cho ai thì điều quan trọng vẫn là bàn giao một chiếc điện thoại đẹp, sạch sẽ. Sản phẩm bóng bẩy và hoạt động hoàn hảo luôn bán được giá hơn, đồng thời tạo sự tin tưởng cho người mua rằng thiết bị được giữ gìn cẩn thận. Còn máy trông bụi bẩn như chẳng được ai chăm lo sẽ chẳng mấy ai ngó ngàng tới và luôn mất giá. Đừng quên lau sạch cả phụ kiện và vỏ hộp.
Thay màn hình vỡ
Đôi khi người bán sẽ được lợi hơn nếu thay màn hình cũ đã vỡ bằng loại mới để máy đẹp hơn trước khi đem bán lại cho hãng hoặc rao lên chợ công nghệ, giao dịch với người khác. Tất nhiên người bán nên tham khảo trước giá thay màn hình để biết chắc tại thời điểm đó bán máy đã vỡ màn hình sẽ tốt hơn hay thay mới rồi bán lại được nhiều tiền hơn.
Màn hình hoặc tấm lưng kính đã vỡ sẽ là lý do chính đáng để người mua yêu cầu khoản giảm giá đáng kể.
Có đến 2 tỷ điện thoại trên toàn cầu không thể sử dụng công nghệ ngăn ngừa phát tán corona của Apple và Google
Hệ thống mà Apple và Google xây dựng được dựa trên những công nghệ không có mặt trên các điện thoại cũ hoặc điện thoại cơ bản.
Cho dù Apple và Google, hai công ty nắm giữ 2 nền tảng smartphone lớn nhất thế giới hiện nay, đã hợp sức tạo nên một hệ thống theo dấu tiếp xúc, nhằm phát hiện ra người dùng đã từng tiếp xúc người dương tính với virus corona hay không, hàng tỷ người trên thế giới này có thể không được sử dụng công nghệ đó.
Theo các nhà nghiên cứu của báo cáo, con số này bao gồm những người nghèo và người già - lại là những người có nguy cơ nhiễm virus corona cao nhất. Điều này cho thấy " sự chia rẽ kỹ thuật số" trong một hệ thống được thiết kế để tiếp cận tới nhiều người nhất có thể, đồng thời vẫn đảm bảo quyền riêng tư của mỗi người.
Số lượng các smartphone cũ hoặc điện thoại cơ bản đang được sử dụng trên thế giới không hề nhỏ.
Hiện tại các iPhone của Apple và các thiết bị Android của Google hiện đang được khoảng 3,5 tỷ người sử dụng trên thế giới hàng ngày. Điều này mang lại một mạng lưới khổng lồ nhằm theo dấu tiếp xúc với những người bệnh.
Tuy nhiên, giải pháp của họ dựa vào các chip không dây và phần mềm đặc biệt, vốn không xuất hiện trên hàng trăm triệu smartphone ra mắt từ 5 năm trước và hiện giờ vẫn đang được sử dụng mỗi ngày.
" Hạn chế của công nghệ nền tảng bên dưới là do một thực tế rằng vẫn có nhiều điện thoại đang sử dụng không có công nghệ Bluetooth cần thiết hay hệ điều hành mới nhất." Ben Wood, nhà phân tích tại CCS Insight cho biết. " Nếu bạn ở trong khu vực bất lợi và chỉ có chiếc điện thoại cũ hoặc điện thoại cơ bản, bạn sẽ không được hưởng các lợi thế mà ứng dụng này có thể mang lại."
Các cơ quan y tế công cộng đang được yêu cầu tích hợp với công nghệ của các công ty tại Thung lũng Silicon này vào ứng dụng riêng của họ, nhằm thông báo cho mọi người nếu họ đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh đồng thời nhắc họ tự cách ly ở nhà. Càng nhiều người sử dụng ứng dụng này, hệ thống sẽ càng thành công hơn.
Công nghệ này sử dụng các chip Bluetooth năng lượng thấp để nhận ra mức độ lân cận của các thiết bị xung quanh mà không làm tiêu tốn quá nhiều dung lượng pin. Tuy nhiên, theo hãng Counterpoint Research, loại chip này không có mặt trong khoảng số smartphone đang được sử dụng mỗi ngày trên toàn cầu. Khoảng 1,5 tỷ người khác vẫn đang sử dụng các điện thoại cơ bản, hoàn toàn không chạy iOS hay Android nào.
" Tổng cộng có khoảng 2 tỷ người (người dùng di động) sẽ không được hưởng lợi từ sáng kiến toàn cầu này." Neil Shah, nhà phân tích Counterpoint cho biết. " Và phần lớn người dùng này với các thiết bị không tương thích lại đến từ khu vực thu nhập thấp hoặc từ những người cao tuổi, những người dễ bị virus tấn công nhất."
Trong khi smartphone đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nhưng các yếu tố tương thích về phần mềm và phần cứng có thể khiến sự hiệu quả trong giải pháp công nghệ theo dấu tiếp xúc này rất khác nhau đối với mỗi khu vực, mỗi quốc gia.
Ước tính của Counterpoint Research cho thấy, tại các thị trường phát triển như Mỹ, Anh và Nhật Bản, khoảng 88% thiết bị tương thích với công nghệ của Apple và Google, trong khi đó chỉ có khoảng số người dùng Ấn Độ có được thiết bị cần thiết.
Nguyễn Hải
Điện thoại Android nào mất giá ít nhất Nhiều điện thoại Android mất 80% giá trị sau một năm sử dụng, những mẫu mất 50-60% được coi là giữ giá tốt. So với iPhone, điện thoại Android có mức khấu hao giá trị lớn hơn, theo đánh giá từ nhiều dịch vụ thu mua điện thoại cũ, như SellCell, Musicmagpie. Sau cùng một khoảng thời gian sử dụng, điện thoại Android...