5 lưu ý về sức khỏe cho bé khi thời tiết giao mùa
Giao mùa là thời điểm mà thời tiết và độ ẩm thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây bệnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người đặc biệt là trẻ nhỏ.
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Vì thế, mẹ cần trang bị cho bé các biện pháp phòng tránh bệnh đúng đắn đề đảm bảo sức khỏe cho con trong tiết trời giao mùa này .
1. Nhắc bé luôn rửa tay trước khi ăn
Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn vi khuẩn lây lan từ những thứ mà bé chạm vào trong ngày như điện thoại, nhà vệ sinh, nghịch ngợm bùn đất,… Mẹ hãy tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn, để bé hiểu rằng tay của bé trong quá trình tiếp xúc với những vật thể bên ngoài đã mang theo vi khuẩn. Nếu không rửa tay sạch sẽ thì vi khuẩn này sẽ theo thức ăn “chui” vào bụng và sẽ khiến trẻ bị đau bụng.
Bố mẹ cần giúp con rèn luyện thói quen rửa tay không chỉ trước bữa ăn mà còn sau khi đi chơi ở ngoài về, sau khi đi vệ sinh,… để bé luôn giữ sạch sẽ đôi tay giúp giảm đi đáng kể khả năng lây nhiễm bệnh như viêm đường hô hấp cấp, cảm cúm, bệnh tay chân miệng, tiêu chảy…
Video đang HOT
Đây là một việc làm khá đơn giản nhưng các bé lại rất dễ “quên”. Vì thế, mẹ cần nhắc nhở bé phải rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn trước bữa ăn để rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn nhé!
2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Tập thói quen cho bé đeo khẩu trang khi ra đường và khi đến những nơi công cộng, đông đúc là rất cần thiết khi bước vào thời tiết giao mùa này để hạn chế tối đa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Hơn nữa với không khí ngày càng ô nhiễm và bụi bẩn như ngày nay, việc nhắc bé đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài sẽ giúp cản được bụi và vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
3. Khuyến khích các bé tham gia vào những trò chơi vận động
Mẹ có biết, vận động nhiều là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ cho bé, hạn chế các bệnh cảm cúm vào thời tiết giao mùa này. Khi bé được chơi các trò chơi vận động như nhảy dây, đá bóng, nhảy múa… sẽ khiến trẻ có cảm giác thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Để tăng sự thích thú ở trẻ, mẹ có thể dành thời gian buổi sáng cùng tập thể dục với con hoặc khuyến khích bé rủ thêm một vài người bạn để cùng tham gia vào các trò chơi vận động này. Những buổi tập luyện đầu có thể mệt mỏi nhưng lâu dần các bé sẽ thấy hứng thú và thường xuyên chủ động tham gia hơn.
4. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé
Sức đề kháng là yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các loại vi khuẩn có hại khi thời tiết thay đổi thất thường. Để giúp bé tăng sức đề kháng và không mắc phải các bệnh lúc giao mùa, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các món ăn chế biến bằng cách chiên xào,… Thay vào đó mẹ hãy bổ sung vào thực đơn của trẻ những loại thức ăn bổ dưỡng, nhiều vitamin và protein như trứng, cá, thịt, sữa tươi, sữa chua, rau củ quả các loại và chú ý cho bé uống đủ nước trong nsgày để bé có một sức đề kháng thật tốt.
Những lưu ý ở trên sẽ giúp mẹ chuẩn bị cho bé một sức khoẻ thật tốt khi thời tiết giao mùa đến. Bên cạnh đó, trang mua hàng online Giấc mơ sữa Việt của Vinamilk với nhiều chương trình khuyến mại cực hay, sẽ đồng hành cùng mẹ để tiếp thêm dưỡng chất cho bé, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé và cả gia đình, giúp nhà mình có thật nhiều năng lượng và không lo bị nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi đó. Hãy nhanh tay vào khám phá ngay mẹ nhé!
Theo Dân trí
Có nên rửa mũi hằng ngày cho trẻ?
Nguyễn Tuyết Thanh (29 tuổi, Nam Định) hỏi: "Con gái tôi 4 tuổi và rất hay bị sổ mũi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Tôi có nghe nói xịt và rửa nước muối sinh lý hằng ngày sẽ giúp phòng bệnh cho con. Ngoài ra, khi con bị sổ mũi có thể dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ để nhanh khỏi bệnh? Cách này có đúng hay không?".
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), trả lời: Có nhiều phụ huynh nghĩ rằng khi thời tiết chuyển mùa thì nên nhỏ nước muối sinh lý để phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, nếu rửa mũi quá nhiều lần, ngay cả khi không bị các triệu chứng như chảy nước mũi, sẽ gây hại cho trẻ. Bởi thông thường, mũi có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên giúp tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn trong khoang mũi. Nếu mất chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi, từ đó dễ bị viêm khiến cho trẻ rát mũi, kích ứng, chảy nước mũi. Trẻ bị sổ mũi (viêm đường hô hấp trên) thường là do virus gây ra, do đó chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi nếu trẻ có triệu chứng ngạt, sổ mũi... Khi trẻ bị sổ mũi, phụ huynh chỉ cần xịt hoặc rửa mũi 3-4 lần/ngày. Ngoài ra, khi trẻ ra ngoài môi trường bụi bặm về, sau khi vào bệnh viện chơi cũng có thể nhỏ mũi cho trẻ nhưng trẻ đang khỏe mạnh thì không nhất thiết phải thường xuyên nhỏ mũi để phòng bệnh. Hơn nữa, khi con bị sổ mũi, cha mẹ không nên dùng miệng của mình để hút mũi cho trẻ vì sẽ làm lây lan mầm bệnh sang bé.
Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, 10 phương pháp chia sẻ thì có 8 phương pháp sai. Trong quá trình điều trị cũng có mẹ hỏi tôi rằng có nên nhỏ tỏi để chữa viêm mũi cho con; do tỏi có tính nóng nếu dùng nước tép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi để chữa sổ mũi sẽ rất nguy hiểm vì gây phỏng, phù nề niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.
N.Dung ghi
Theo nld.com.vn
Thực hư việc ngâm chân cho trẻ nhỏ trị khỏi ho Nhiều mẹ cho rằng khi con bị ho, thay vì điều trị, chỉ cần ngâm chân bằng nước gừng sẽ khỏi bệnh. - Gần đây tôi thấy nhiều phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội cách dùng gừng ngâm chân cho con để trị ho, sổ mũi. Tôi nghĩ cách này người lớn dùng có thể tốt, nhưng với trẻ con không...