5 lưu ý ăn uống tránh ngộ độc trong kỳ nghỉ 2/9
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, ăn uống điều độ và kết hợp luyện tập thể dục trong dịp nghỉ lễ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tiêu hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, tăng cân. Đặc biệt, sau khi trải qua một kỳ nghỉ lễ dài, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và khó bắt nhịp với công việc. Vì vậy, chế độ ăn uống rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe.
Dưới đây là những lưu ý ăn uống an toàn tránh ngộ độc trong dịp nghỉ lễ:
Nhiều người thường tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh để tiện chế biến, làm cho thực phẩm bị mất đi nguồn dinh dưỡng, dễ bị thiếu chất. Vì vậy, nên lựa chọn những thực phẩm tươi ngon để chế biến. Tăng cường món luộc, hấp, hầm và hạn chế món chiên, rán, nướng vì quá nhiều dầu mỡ tích tụ. Hạn chế uống thức uống đóng lon chứa nhiều đường và có ga, tăng cường dùng nước ép trái cây tươi, tự nhiên.
Ăn chín uống sôi
Kỳ nghỉ là thời gian các ca ngộ độc thực phẩm tăng cao. Để đề phòng nguy cơ này, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên nấu chín kỹ đồ ăn. Hạn chế ăn thực phẩm tái sống để tránh ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ăn uống điều độ và theo định lượng
Nhiều người thường ăn uống thoải mái, không kiểm soát thực phẩm ăn trong kỳ nghỉ nên cơ thể dễ gặp vấn đề về sức khỏe. Thức ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ dễ khiến tăng cân và mệt mỏi. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu bia kết hợp với thực phẩm giàu chất đạm và dầu mỡ sẽ gây những nguy hại khôn lường như nghiện rượu, chán ăn, sút cân, tiêu chảy do tổn thương gan, ruột, da. Vì vậy, nên ăn uống điều độ và theo định lượng thường ngày.
Video đang HOT
Ăn nhiều chất xơ
Nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh để cân bằng dinh dưỡng. Chất xơ giúp bạn ngừa táo bón và hỗ trợ đường tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mỗi ngày cần bổ sung ít nhất 400-500 g rau và 200-300 g hoa quả để cung cấp lượng chất xơ thiết yếu cho cơ thể.
Duy trì thói quen luyện tập hàng ngày
Thời gian nghỉ là lúc cơ thể ít hoạt động và nạp một lượng lớn thực phẩm, đồ uống. Vì thế, nên duy trì thói quen luyện tập hàng ngày giúp cơ thể cải thiện quá trình tiêu hóa, tinh thần phấn chấn và tràn đầy năng lượng.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Chạy bộ địa hình cần chuẩn bị những gì?
Người chạy bộ địa hình cần trang bị kỹ giày, vớ, quần áo, gậy, đèn pin đội đầu, đồng hồ GPS và các thực phẩm hỗ trợ.
Không giống như chạy trên đường nhựa hay đường bê tông, chạy bộ địa hình (chạy trail) trên những vùng không bằng phẳng ngoài thiên nhiên, rừng núi... Chạy ở nhiều hình thái khác nhau như đất, đá, bùn ướt, suối, đèo, dốc... nên đòi hỏi người tham gia phải trang bị kỹ từ giày, trang phục cho đến trang thiết bị hỗ trợ.
Chạy trail cần có những kỹ năng đặc biệt để tránh chấn thương vì đây là bộ môn đặc biệt nguy hiểm.
Giày chạy địa hình
Theo bà Võ Ngọc Thanh Nhã, chuyên viên tư vấn giày chạy địa hình tại Việt Nam, giày là vật dụng cần thiết và quan trọng nhất khi chạy trail. Loại giày này có thiết kế đế gai nhằm gia tăng độ bám trên địa hình tự nhiên, tăng tính bảo vệ khi dẫm đạp lên đá hay gai cây rừng. Chất liệu lưới có lỗ hoặc không lỗ giúp thoát nước nhanh nhất ra khỏi giày.
Chất liệu cao su và hình dáng gai của đế giày khác nhau tùy vào địa hình mà bạn chạy trail. Ảnh: Cẩm Anh
"Quan trọng nhất để chọn giày chạy trail là dựa trên kinh nghiệm mà người chạy hoàn thành cự ly xa nhất bao nhiêu km. Người chưa bao giờ chạy trail thì đã từng đi trek (đi bộ địa hình, leo đèo) chưa. Người chưa từng chạy trail và chưa đi trek thì mẫu giày khác với người chưa từng chạy trail nhưng đã đi trek rồi", bà Nhã nói.
Ngoài ra, người mua cần lưu ý thói quen luyện tập. Sau đó trừ hao kích cỡ giày sao cho chuẩn và hợp lý theo từng cự ly chạy dài khi thi đấu và khi tập. Cuối cùng, luyện tập với đôi giày sẽ dùng trong thi đấu càng nhiều càng tốt để chân có thời gian quen dần. Giày chật hay quá rộng đều gây phồng rộp mụn nước, chà xát, xước da...
Giày chuyên dụng chạy địa hình đá nhiều hơn đất có đặc điểm gai đế ngắn, to bè giúp tản lực trên đá cứng. Trọng lượng giày khá nặng để bảo vệ tối đa. Loại giày nhẹ hơn chuyên chạy địa hình đất nhiều hơn đá, kể cả cát, đất khô tơi xốp, đất ướt nhão, bùn sình lầy lội, đá sỏi nhỏ... Các dòng giày này giá từ 3 triệu đến 5 triệu đồng một đôi.
Vớ là phụ kiện quan trọng không kém vì tiếp xúc trực tiếp với da bàn chân trong suốt quá trình chạy. Người chạy mang vớ không phù hợp vô tình giảm 2/3 hiệu suất của đôi giày tốt.
Quần áo
Khi chạy bạn không tránh khỏi tình trạng trầy xước da. Bên cạnh khả năng thoát mồ hôi và làm mát, bộ quần áo bạn mặc nên bó sát cơ thể để tránh côn trùng chui vào thông qua các kẽ hở.
Áo nên có cổ cao, ít nhất che kín hết vai bởi khi bạn đeo balo, quai đeo sẽ xê dịch, cọ xát vào vai và cổ gây trầy xước da. Nếu trời lạnh, một bộ quần áo bó sát người sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể hơn. Dưới lực tác dụng trực tiếp lên các cơ vừa vận động, quần áo bó có hiệu quả như một chiếc máy massage, giảm đau nhức cơ.
Đèn đội đầu
Đèn đội đầu dành cho chạy bộ địa hình có nhiều tiêu chí. Cụ thể, nếu cự ly chạy diễn ra nhiều giờ thì nên chọn đèn càng nhẹ càng tốt. Chạy trail không nhất thiết phải chọn đèn có độ sáng quá cao, khoảng 70 lumen trở lên hoặc có thể chọn đèn cảm ứng tự điều chỉnh độ sáng. Để bảo toàn tầm nhìn vào ban đêm, người chạy nên sử dụng đèn có đèn LED đỏ với chế độ sáng nhấp nháy khi cần phát đi tín hiệu.
Bên cạnh đó, người mua cần chú ý nơi diễn ra việc chạy bộ có thời tiết và địa hình ra sao để chuẩn bị một chiếc đèn pin có khả năng chống nước hay chống va đập. Đèn pin đội đầu có giá 490.000 đồng đến 3,6 triệu đồng một đèn tùy lumen.
Gậy
Có một hoặc hai cây gậy trong tay sẽ giúp bạn giảm trọng lượng đè lên hai chân. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phải di chuyển cả ngày và trong 2-3 ngày liên tục. Những cây gậy có thiết kế lò xo giúp hấp thụ trọng lực cơ thể tạo điểm tựa để việc di chuyển được dễ dàng thuận lợi hơn. Sản phẩm có giá từ 1,2 đến 1,7 triệu đồng một cây gậy.
Đồng hồ GPS và thực phẩm hỗ trợ
Một trong những rủi ro nguy hiểm nhất khi chạy trail là lạc đường. Nếu phát hiện kịp thời, bạn có thể sớm tìm đường quay lại đúng hành trình với sự trợ giúp của thiết bị dẫn đường GPS. Đồng hồ thường bắt tín hiệu định vị vệ tinh GPS tốt và ổn định hơn so với điện thoại trong môi trường tín hiệu kém và điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Những thực phẩm như thanh năng lượng, thực phẩm khô và đồ uống thể thao, đồ uống điện giải đều có tác dụng nạp năng lượng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giúp cơ hoạt động tốt vào ngày hôm sau hoặc ngay sau khi sử dụng.
Bên cạnh đó, người chạy nên chuẩn bị còi cứu hộ phòng những tình huống không mong muốn, túi đeo gọn nhẹ để chứa nước uống và một số thực phẩm cần dùng.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Thi Đại học xong rồi, hãy nhanh chóng kéo lại sức khoẻ bằng cách duy trì những thói quen sau Sau một thời gian ôn thi căng thẳng, hãy thực hiện những điều sau để cải thiện tinh thần và sức khoẻ nhé. Kì thi Đại học vừa kết thúc, chắc hẳn các sĩ tử đã phải trải qua một thời gian ôn luyện vất vả. Thời gian ngủ nghỉ cũng như ăn uống khi ôn thi có nhiều thay đổi. Đây cũng...