5 lời khuyên tăng cường đề kháng cơ thể trong dịch bệnh
Hệ miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh tật khác.
Chế độ ăn phong phú các loại rau củ và trái cây tươi giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh – Ảnh internet
Đối với virus SARS-CoV-2, đảm bảo khoảng cách an toàn trong tiếp xúc và cộng đồng, giữ vệ sinh tốt làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm này. Dưới đây là một số lời khuyên giúp gia đình bạn tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng.
1. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
Chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất, đầy đủ rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên cám giúp cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên tiêu thụ đa dạng các loại rau cải có là màu xanh sậm.
Trái cây và rau củ tươi chứa nhiều thành phần thúc đẩy khả năng đề kháng cho cơ thể như vitamin A, C và các dưỡng chất quan trọng khác. Cùng với vận động thể chất tích cực, chế độ ăn khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Video đang HOT
Gừng, các loại quả họ cam chanh, nghệ,… nằm trong số các thực phẩm tăng đề kháng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn gợi ý đảm bảo đủ mức vitamin D cho cơ thể qua việc tiếp xúc đủ ánh nắng mặt trời cũng giúp cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ đánh bại các bệnh về hô hấp.
2. Tích cực vận động thể chất
Người trưởng thành khỏe mạnh cần tối thiểu 2,5 giờ đồng hồ vận động thể chất mỗi tuần. Hãy lựa chọn bất cứ hình thức vận động, luyện tập nào bạn yêu thích và đưa vào thói quen sinh hoạt càng sớm và càng thường xuyên càng tốt – lời khuyên từ các tổ chức y tế.
Một số giả thiết cho rằng, vận động giúp tống vi khuẩn ra khỏi phổi; nhiệt độ cơ thể tăng lên khi tập luyện giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm hormone stress cortisol.
3. Quản lý stress
Những lo lắng, hoang mang và sợ hãi về dịch bệnh cũng như những điều phiền lòng do sự gián đoạn trong sinh hoạt cuộc sống bình thường do dịch bệnh làm tăng mức độ căng thẳng ở mỗi người.
Và stress làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể trong chống chọi với bệnh tật.
4. Cải thiện thói quen ngủ nghỉ
Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp đánh bại, đẩy lùi viêm nhiễm, bệnh tật. Tuy nhiên, ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Theo quan sát từ nghiên cứu, người ngủ ít hơn 6 giờ đồng hồ mỗi đêm có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn so với người có giấc ngủ từ 7 giờ đồng hồ trở lên vào ban đêm. Vì vậy, bạn nên duy trì ổn định giờ giấc ngủ nghỉ, thức giấc hàng ngày; tránh ăn vặt, sử dụng các thiết bị điện tử và vận động nhiều trước khi đi ngủ.
5. Giữ vệ sinh tốt
Các bác sĩ khẳng định giữ vệ sinh cá nhân tốt là hàng rào che chắn, phòng chống bệnh tật đầu tiên của mỗi người. Mỗi người có thể ngăn ngừa lây nhiễm trước khi nó xảy ra hoặc tránh phát tán sự lây nhiễm cho người khác bằng cách rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đeo khẩu trang, không tập trung đông người, không hút thuốc lá,…
Green Med - phiên bản vượt trội của chế độ ăn Địa Trung Hải
Theo nghiên cứu vừa đăng trên Tạp chí Heart, Green Med - phiên bản "xanh hơn" của chế độ ăn Địa Trung Hải, khuyến khích ăn nhiều thực vật hơn nữa và giảm thịt đỏ, thịt gia cầm - có lợi cho sức khỏe tim mạch và quá trình trao đổi chất của cơ thể hơn cả phiên bản gốc.
Phiên bản "xanh hơn" của chế độ ăn Địa Trung Hải mang đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn cả phiên bản gốc.
Lâu nay, chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng là một trong những chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe vì giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Chế độ ăn này khuyến khích ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên cám, cá, hải sản và dầu ô liu, trong khi giảm tiêu thụ thịt đỏ.
Để tìm hiểu xem liệu Green Med có vượt trội hơn so với phiên bản gốc hay không, các chuyên gia tại Đại học Ben-Gurion Negev ở Israel đã ngẫu nhiên chia 294 tình nguyện viên (tuổi trung bình là 51), béo phì mức độ vừa và ít vận động, thành 3 nhóm có mức độ vận động như nhau nhưng chế độ ăn khác nhau. Cụ thể, nhóm 1 được yêu cầu tăng cường vận động thể chất và áp dụng chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, nhóm 2 cũng tăng cường vận động nhưng dùng chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống và kiểm soát lượng calo dung nạp trong giới hạn 1.500-1.800 calo/ngày đối với nam và 1.200-1.400 calo/ngày đối với nữ, nhóm 3 vừa tăng cường vận động thể chất vừa theo đuổi Green Med và kiểm soát lượng calo dung nạp giống như nhóm 2. Ngoài tránh ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, nhóm 3 còn dùng thêm 28gr hạt óc chó, uống 3-4 ly trà xanh và ăn nhiều rau quả hơn mỗi ngày.
Sau 6 tháng, các chuyên gia nhận thấy nhóm 3 đã có thành quả giảm cân tốt hơn so với hai nhóm còn lại. Trung bình, nhóm 3 giảm 6,3kg, nhóm 2 giảm 5,4kg và nhóm 1 giảm 1,5kg. Tương tự, số đo vòng eo của các thành viên ở nhóm 3 trung bình giảm 8,6cm, nhóm 2 là 6,8cm và nhóm 1 là 4,3cm. Đáng chú ý, những người theo đuổi Green Med giảm gần 4% lượng cholesterol "xấu" LDL, nâng cao tỷ lệ cholesterol "tốt" HDL/cholesterol "xấu" LDL - dấu hiệu có lợi cho sức khỏe. Không chỉ vậy, thành viên nhóm 3 còn cải thiện chỉ số huyết áp, tình trạng kháng insulin và prôtêin phản ứng C - một chỉ dấu sinh học quan trọng cho tình trạng viêm.
"Thông điệp chính của nghiên cứu là một chế độ ăn Địa Trung Hải hạn chế tiêu thụ thịt đỏ hơn nữa, đồng thời tăng cường dung nạp prôtêin thực vật chứa hàm lượng polyphenol và phytosterol cao, có thể nâng cao khả năng bảo vệ tim mạch tốt hơn cả chế độ ăn Địa Trung Hải lành mạnh..." - Giáo sư Iris Shai, đồng tác giả nghiên cứu và là một chuyên gia dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng, cho biết.
Các chuyên gia nói gì?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Andy De Santis, nhờ dồi dào dưỡng chất thực vật polyphenol, vốn có đặc tính kháng viêm và chống ôxy hóa mạnh, chế độ ăn Địa Trung Hải giúp bảo vệ trí não, phòng chống các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Trong khi đó, các nguồn prôtêin thực vật chính của chế độ ăn Green Med (các loại đậu, hạt và chế phẩm từ đậu nành) cung cấp những thành phần có lợi ích sức khỏe mà thực phẩm có nguồn gốc động vật không thể có - bao gồm các chất béo lành mạnh, chất xơ tiêu hóa, chất chống ôxy hóa cùng hàng loạt vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Tuy vậy, ông Santis cho rằng prôtêin động vật cũng cung cấp những thành phần dinh dưỡng quan trọng, gồm sắt và vitamin B12 cần thiết để tạo máu, do đó mọi người nên tiêu thụ cân bằng cả hai loại prôtêin này.
Chuyên gia dinh dưỡng Kristin Kirkpatrick cho biết thêm là có nhiều cách để tăng cường lượng polyphenol và prôtêin thực vật hằng ngày, bao gồm dùng thêm đậu nành nguyên hạt, các loại đậu và hạt, men dinh dưỡng và tảo xoắn. Đây đều là những nguồn prôtêin tốt cho sức khỏe, bao gồm duy trì khối cơ, cung cấp năng lượng và bảo vệ tất cả tế bào cơ thể.
Bất ngờ kiểu ăn đơn giản hóa giải nhiều bệnh nan y Sự lão hóa nhanh chóng, bệnh tim, bệnh Alzheimer... có thể bắt nguồn từ vấn đề nan giải rất nhiều người đang gặp phải: căng thẳng. Nhưng điều đó có thể giải quyết bằng cách... ăn. Công trình từ Trường Y khoa Wake Forest (Mỹ) đã tìm ra một lợi ích bất ngờ khác của chế độ ăn Địa Trung Hải, vốn được...