5 lời khuyên quan trọng khi ăn thịt – ai cũng nên biết để ăn đúng, ngừa bệnh tật
Nếu ăn quá nhiều thịt hoặc ăn không đúng loại thì có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong những thập kỷ gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, hầu như bữa ăn nào cũng có thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… Đây là loại thực phẩm có chứa protein chất lượng cao, vitamin B và sắt, dễ sử dụng và hấp thu, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt hoặc ăn không đúng loại thì có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Sau đây là những lời khuyên quan trọng bạn nên biết sớm.
1. Ăn quá nhiều thịt sấy và xông khói làm tăng nguy cơ tử vong sớm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ hơn 40 gam thịt sấy hoặc hun khói mỗi ngày có thể làm giảm tuổi thọ. Những người ăn hơn 160 gam mỗi ngày có nguy cơ tử vong sớm tăng 44% so với những người ăn 10 đến 20 gam mỗi ngày.
Nguyên nhân là vì thịt chế biến sẵn không chỉ chứa nhiều axit béo bão hòa mà còn chứa quá nhiều cholesterol, dễ làm tắc nghẽn mạch máu và gây bệnh mạch vành.
Thịt chế biến sẵn còn chứa nhiều nitrit, sẽ kết hợp với các amin trong cơ thể tạo thành nitrosamin có thể gây ung thư. Đây được đánh giá là chất gây ung thư loại I, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Vì thế, nếu bạn thích ăn thịt chế biến sẵn, thì lượng ăn vào hàng ngày không nên vượt quá 28 gram.
2. Thịt nướng than làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Trong quá trình nướng thịt, chất béo bị phân hủy sẽ ngấm vào than, sau đó kết hợp với protein của thịt tạo ra chất có thể gây ung thư mạnh benzopyrene, có thể gây hại cho sức khỏe.
3. Thịt hầm, lẩu hoặc hấp tốt cho sức khỏe
Video đang HOT
Cách tốt nhất để nấu thịt là chế biến kiểu hầm. Hầm thịt trong thời gian dài có thể làm giảm một lượng lớn cholesterol. Ngoài chế biến bằng cách hầm, bạn cũng có thể nấu lẩu hoặc hấp thịt. Khi ăn thịt quay, bạn nên kết hợp cùng các loại rau xanh.
4. Ăn ít chất béo
Thịt lợn, thịt bò và thịt cừu là những loại thịt có hàm lượng chất béo và cholesterol cao, song thịt nạc của chúng cũng chứa sắt heme, rất dễ hấp thụ, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, do đó nên cố gắng ăn ít thịt mỡ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn ăn thịt gia cầm bỏ da và các loại cá ít chất béo.
Người lao động trí óc nặng nhọc nên chọn thịt trắng, người lao động chân tay nên chọn thịt đỏ. Khi tuổi tác tăng cao, các chức năng của cơ thể dần thoái hóa, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, do đó nên chọn ăn thịt trắng.
5. Không rã đông thịt nhiều lần
Thịt dễ bị nhiễm vi khuẩn khi rã đông nhiều lần, vì vậy hãy cố gắng cắt thịt thành từng miếng nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh, lấy ra ăn vừa đủ cho một lần chế biến. Hãy rã đông thịt trong lò vi sóng và vặn công suất ở mức thấp nhất. Bạn cũng có thể chuyển thịt từ ngăn đá sang ngăn mát của tủ lạnh trước khi sử dụng; hoặc để thịt đông lạnh dưới vòi nước chảy.
Ngoài ra, trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển nên ăn kết hợp thịt trắng và thịt đỏ một cách hợp lý. Người thừa cân béo phì, người có vòng ba to nên ăn ít thịt, có thể thay bằng trứng, đậu.
Thịt bò chứa quá nhiều mỡ và cholesterol, thớ thịt thô ráp, người tiêu hóa yếu nên ăn ít để tránh khó tiêu. Người bị sốt, chàm, dị ứng, viêm khớp nên ăn ít hoặc không ăn thịt cừu để tránh làm bệnh nặng thêm.
Lượng thịt tươi hàng ngày mà mỗi người nên ăn cần được kiểm soát ở mức 75 gram.
Béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư tử cung, phụ nữ thừa cân cần coi chừng
Theo nghiên cứu mới đây, phụ nữ có cân nặng vượt mức cho phép có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với người có cân nặng hợp lý.
Tại Anh, cứ 36 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh về tử cung và ung thư tử cung. Nghiên cứu mới còn chỉ ra rằng, béo phì là nguyên nhân gây ra 1/3 các trường hợp trên.
Nghiên cứu do tổ chức Cancer Research UK tài trợ thực hiện cho thấy, cứ thêm 5 đơn vị chỉ số khối cơ thể (BMI) thì nguy cơ phát triển ung thư tử cung của phụ nữ tăng 88%.
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên điều tra về tác động của chỉ số BMI đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung. Các nhà nghiên cứu muốn sử dụng nghiên cứu này để dùng thuốc điều chỉnh hormone ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tác giả chính của bài báo, Emma Hazelwood, giải thích: " Nghiên cứu này là một bước đầu thú vị cho thấy cách mà các phân tích gen di truyền có thể được sử dụng để khám phá mối liên hệ giữa béo phì và ung thư cùng cách giải quyết tình trạng này".
Những dấu hiệu của ung thư tử cung
Chảy máu âm đạo hoặc nổi cục ở bụng là các triệu chứng phổ biến của ung thư tử cung (Ảnh: Getty Images/iStockphoto)
Các triệu chứng chính của ung thư tử cung bao gồm:
Chảy máu nhiều hoặc lấm tấm ngay cả sau khi mãn kinhKinh nguyệt nhiều bất thườngChảy máu âm đạo giữa các kỳ kinhThay đổi tiết dịch âm đạo
Ung thư cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như:
Xuất hiện khối u hoặc sưng tấy ở bụng hoặc giữa xương chậuĐau lưng dưới hoặc vùng xương chậuĐau khi quan hệ tình dục Xuất hiện máu trong nước tiểu
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, việc phát hiện sớm hơn giúp điều trị bệnh dễ dàng hơn.
Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung?
Thừa cân là nguyên nhân ung thư cao thứ hai có thể phòng ngừa được (Ảnh: Getty Images)
Bất kỳ ai có tử cung đều có thể bị ung thư tử cung, bao gồm phụ nữ, nam giới chuyển giới, người không thuộc giới tính nào hoặc người liên giới tính.
Bạn sẽ không còn nguy cơ bị ung thư tử cung nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Một trong những lý do chính khiến ung thư tử cung phát triển là do sự tăng sinh của một loại hormone gọi là estrogen, xảy ra khi bạn thừa cân, chưa sinh con, mãn kinh sau 55 tuổi, mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc sử dụng một số loại liệu pháp thay thế hormone.
Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư tử cung bao gồm bệnh tiểu đường, tiền sử gia đình, đã từng xạ trị vùng chậu hoặc dùng các loại thuốc như Tamoxifen (được sử dụng để điều trị ung thư vú).
Làm thế nào để giảm nguy cơ phát triển ung thư tử cung?
Không có cách nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn ung thư tử cung, nhưng bạn có thể thực hiện một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Duy trì cân nặng hợp lýVận động và tập thể dục thường xuyênDuy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cắt giảm rượuNói chuyện với bác sĩ đa khoa về các loại biện pháp tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tử cungTìm hiểu về các liệu pháp hormone thay thế phù hợp nhất với cơ thể nếu bạn đang nghĩ đến việc dùng hormone thay thế.
Sinh vật hiếm và cực độc ở Việt Nam ăn thịt một con rắn khác trong đêm Đây là loài rắn gì? Rắn cạp nong đầu đỏ ăn thịt con mồi trong đêm Tại Công viên Kinabalu, Malaysia, một con rắn độc có màu sắc sặc sỡ đã tấn công và ăn thịt một con rắn khác trong đêm. Kẻ săn mồi chính là một loài rắn cực độc và phân bố ở cả Việt Nam nhưng ít người biết...