5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của hải sản mà bạn không ngờ
Hải sản chứa các thành phần chức năng không có trong các sinh vật trên cạn. Những thành phần này bao gồm a xít béo không bão hòa đa omega-3 như EPA và DHA, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và huyết khối, theo NCBI.
Hải sản chứa nhiều a xít béo không bão hòa đa omega-3 như EPA và DHA, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và huyết khối – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hải sản được đánh giá cao nhờ chứa protein chất lượng cao, a xít béo không bão hòa đa omega-3 và các khoáng chất, nguyên tố vi lượng và vitamin.
Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho các chức năng cơ thể và có lợi cho sự tăng trưởng, cho não và hệ thần kinh, và cả đặc tính chống ung thư, theo NCBI.
Thành phần dinh dưỡng đặc sắc của hải sản gồm:
1. Chất đạm
Hải sản có rất nhiều chất dinh dưỡng đáng kinh ngạc, và nổi bật nhất là nguồn protein đa lượng.
Chất lượng protein trong hải sản vượt trội so với thịt trên cạn. Các loại hải sản chứa tới 9 a xít amin thiết yếu cần thiết để xây dựng protein hoàn chỉnh. Những a xít amin thiết yếu này cần cho cơ thể tổng hợp hoóc môn và chất dẫn truyền thần kinh, cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ, mô và điều chỉnh chức năng miễn dịch.
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc gợi ý nên ăn 2 – 3 khẩu phần hải sản mỗi tuần, gồm các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá trích.
Mẹo để dễ đạt đủ lượng protein hằng tuần từ cá là một miếng bằng lòng bàn tay cộng với ba ngón tay, tương đương 150 – 200 gram.
2. I ốt
I ốt là một vi chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống và có vai trò đối với chức năng tuyến giáp. Hoóc môn tuyến giáp điều chỉnh các quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sự phát triển trí não và thể chất cho trẻ em và rất cần cho sự phát triển bình thường của bào thai.
Để đáp ứng đủ nhu cầu i ốt, cần ăn 2 – 3 khẩu phần cá và hải sản mỗi tuần.
3. A xít béo omega-3
Một trong những nguồn thực phẩm phong phú a xít béo omega-3 thiết yếu EPA và DHA nhất là hải sản chất lượng tốt.
Video đang HOT
4. Kẽm
Kẽm tham gia vào rất nhiều phản ứng sinh hóa khác nhau, có nhiều trong hải sản như hàu, cua, tôm và các loại động vật có vỏ khác.
Chỉ cần tiêu thụ 3 con hàu đã cung cấp đủ lượng kẽm khuyến nghị cho một người đàn ông.
Lợi ích tuyệt vời của hải sản
A xít béo EPA và DHA đóng vai trò giảm viêm, tổng hợp hoóc môn, hạ huyết áp, nhịp tim và giúp điều chỉnh chức năng di truyền, tăng cường thị lực, chống viêm và thậm chí có thể giúp tăng cường chức năng não, cải thiện trí nhớ và tâm trạng.
1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ cá béo đã giảm 34% nguy cơ bệnh tim mạch và tiêu thụ cá 35 gram/ngày dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu khác cho biết, ăn cá mỗi tuần 1 lần đã giảm 15% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, theo NCBI.
Hải sản chứa cholestetol tốt giúp phá vỡ cholesterol xấu tích tụ trong máu, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các hợp chất phốt pho trong hải sản cũng có thể làm giảm cholesterol trong máu và cải thiện chức năng não, theo globalseafood.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu sinh thái cũng báo cáo rằng tiêu thụ cá và hải sản tần số cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người thừa cân.
3. Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu cũng đã chứng minh nam giới tiêu thụ nhiều hải sản giúp giảm một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, theo Sciencedirect.
4. Phát triển trí não
Tiêu thụ đủ hải sản trong thời thơ ấu đã được chứng minh là giúp đảm bảo sự phát triển trí lực của thai nhi và giúp phát triển nhận thức và thị giác của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
5. Giảm viêm
Thành phần n-3 PUFA có trong hải sản có tác dụng giảm khối lượng mỡ trong cơ thể, giảm viêm, giảm viêm khớp dạng thấp, giảm viêm loét đại tràng, theo NCBI.
Thiên Lan
Những hiểu lầm thường gặp khi cho trẻ ăn hải sản
Tùy vào từng độ tuổi mà trẻ có thể tiêu thụ các loại và hàm lượng hải sản khác nhau.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, song không phải khi nào hải sản cũng thích hợp cho trẻ nhỏ.
Độ tuổi thích hợp ăn hải sản
Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết trừ các loại hải sản có vỏ, từ sáu tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền.
Tuy nhiên, hải sản nói chung và cá nói riêng thường gây dị ứng cho trẻ vì thế các bà mẹ nên cho trẻ ăn từ tháng thứ bảy trở đi là tốt nhất.
"Điều quan trọng là cho ăn từ từ ít một cho bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn" - Viện lưu ý.
Nên cho bé ăn những loại hải sản nào?
Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa omega-3 cùng chất đạm có giá trị sinh học cao với tỉ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Do đó, ăn cá ít nhất ba lần/tuần rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, hàu cũng là hải sản tốt cho sự tăng trưởng và giúp trẻ phát triển hệ sinh dục.
Cần lựa chọn hải sản phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Ảnh: Internet
Theo Viện Dinh dưỡng, hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nếu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể gây ra nhiều tác hại.
Cụ thể:
- Khi bắt đầu ăn dặm cá, các bà mẹ nên chọn cá đồng vì chúng chứa nhiều đạm quý và ít gây dị ứng hơn cá biển. Một số loại cá nhiều nạc như cá quả, cá trắm, cá trê... Nếu chọn cá biển, cần chọn các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa... bởi chúng chứa nhiều omega-3 tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác, trí não của trẻ.
- Từ tháng thứ bảy trở đi, các bà mẹ mới nên cho trẻ ăn tôm.
- Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai... nên cho bé ăn khi đã một tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.
- Khi trẻ ăn dặm, nên cho trẻ ăn các món ăn từ đồng để cung cấp canxi cho trẻ.
Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, với các loại cá chứa nhiều hàm lượng thủy ngân như cá thu lớn, cá ngừ... và cá ở nơi bị ô nhiễm, cần tránh sử dụng làm thức ăn cho trẻ.
"Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải nấu chín, chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dẽ gây ngộ độc thức ăn cho bé" - Viện lưu ý.
Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?
Với hàm lượng tiêu thụ, Viện Dinh dưỡng quốc gia lưu ý, tùy vào tháng tuổi của trẻ mà các bà mẹ cho trẻ ăn các hàm lượng hải sản khác nhau:
Đơn cử như với trẻ 7-12 tháng, mỗi bữa có thể ăn 20-30 g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn một bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Lượng hải sản phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ảnh: Internet
Trẻ ở độ tuổi 1-3, lại có thể tiêu thụ 30-40 g thịt hải sản mỗi ngày, như nấu cháo, mỳ, súp, bún... Trẻ từ bốn tuổi trở lên, phụ huynh có thể chế biến hải sản từ 1-3 bữa/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa (100 g cả vỏ).
Như vậy, hải sản cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên khi ăn hải sản cũng cần cho trẻ ăn các nhóm thực phẩm khác như chất xơ từ rau, củ, quả. Viện Dinh dưỡng cũng khuyến nghị nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều và chọn thực phẩm đảm bảo để tránh gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm không mong muốn.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Hải sản sống: Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và cách ăn đảm bảo an toàn Hải sản ăn sống là món ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng. Nhưng nếu không cẩn thận, lựa chọn ăn hải sản sống có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và người thân. Rất nhiều món hải sản ăn sống được mọi người yêu thích và ưa chuộng như: sushi, sashimi,... những loại hải sản này bổ dưỡng nhưng chỉ...