5 loại thực phẩm đang âm thầm “đánh cắp” chất dinh dưỡng từ cơ thể bạn nhưng nhiều người không biết vẫn tiêu thụ hàng ngày
Đa số thực phẩm khi được tiêu thụ sẽ cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng, tuy nhiên, 5 loại thực phẩm này thì ngược lại.
Chúng ta đều biết rằng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, con người cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Mỗi loại sẽ cung cấp một hoặc một số chất dinh dưỡng nhất định, từ vitamin, các khoáng chất, nước… Ăn càng nhiều, cơ thể càng được bổ sung nhiều chất cần thiết để sử dụng vào quá trình phát triển và duy trì hoạt động bình thường của các tế bào.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thực phẩm đều như vậy, có một số loại thậm chí còn “bòn rút” chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng ta. Đặc biệt là 5 loại thực phẩm này, bạn tiêu thụ chúng càng nhiều thì cơ thể càng thiếu chất.
1. Trà mạnh: Ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt
Trong trà có chứa axit tannic, nếu bạn uống nhiều trà mạnh (đặc), axit tannic trong đó sẽ phản ứng với nguyên tố sắt trong thực phẩm tạo thành chất mới khó hòa tan và khiến cơ thể khó hấp thụ được sắt.
Do đó, khi uống trà, để giữ gìn sức khỏe, bạn nên dùng lượng vừa phải sẽ tốt hơn, không nên uống quá đặc. Ngoài ra, các nguồn cung cấp sắt tốt nhất là gan động vật, huyết vịt, huyết lợn và thịt đỏ.
2. Muối: Lấy đi canxi và phá hủy vitamin C
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu và phá hủy vitamin C trong rau củ. Vì vậy, ngoài việc nấu ăn với ít muối, bạn cũng nên ăn ít thức ăn mặn, chẳng hạn như dưa chua, các sản phẩm thịt chế biến và đồ ăn nhẹ có muối.
Video đang HOT
Chỉ nên thêm (nêm nếm) muối khi rau củ đã được chế biến xong (tắt bếp) để giúp bảo vệ vitamin C. Ngoài ra, để cơ thể có đủ canxi, bạn cần bổ sung sữa, sữa chua, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác, đậu phụ, các sản phẩm từ đậu nành khác và các loại rau lá xanh như bắp cải, cải bó xôi và cần tây.
3. Đồ ngọt: Tiêu thụ vitamin B
Bánh ngọt, đồ ăn nhẹ và đồ ngọt khác không chỉ có hàm lượng vitamin B thấp mà còn nó còn “ngốn” rất nhiều chất này trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Càng ăn nhiều thực phẩm như vậy càng dễ gây ra tình trạng thiếu vitamin B.
Vì thế, bạn nên ăn ít đồ ngọt, học cách đọc nhãn dinh dưỡng khi chọn thực phẩm chế biến, tiêu thụ ít đường trắng, đường cát, đường sucrose, fructose, glucose, dextrins, maltodextrin, siro tinh bột, siro fructose. Nếu đặc biệt thích ăn đồ ngọt, bạn nên chú ý bổ sung vitamin B và ăn các loại ngũ cốc thô, các loại hạt, gan động vật… vì chúng giàu vitamin này.
4. Rượu: Tiêu thụ vitamin B, ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D
Uống nhiều rượu bia sẽ làm tiêu hao các vitamin tan trong nước được dự trữ trong cơ thể, đặc biệt là các vitamin nhóm B. Đồng thời, uống quá nhiều sẽ làm suy giảm chức năng gan, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D, không có lợi cho quá trình hấp thụ canxi.
Do đó, bạn tốt nhất đừng nên uống rượu bia hoặc hạn chế tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Uống rượu không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho sức khỏe nhưng chỉ cần một chút cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì vậy an toàn nhất là không uống.
5. Khói thuốc: Tiêu thụ vitamin C
Các thành phần có hại như hắc ín trong khói thuốc sẽ làm cạn kiệt một lượng lớn vitamin C. Theo thống kê, hút một điếu thuốc lá làm mất đi khoảng 25mg vitamin C trong cơ thể con người, nếu hút thuốc lá thụ động thì lượng vitamin C thất thoát còn lớn hơn, thậm chí có thể lên tới 50mg.
Tốt nhất, bạn nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt, đồng thời tránh xa khói thuốc. Những người có thói quen hút thuốc nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như ớt xanh, rau bina, quả kiwi, quả chà là tươi và các loại rau quả tươi khác.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Cần chuẩn bị bữa sáng đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp 20 - 30% năng lượng cho trẻ. Chính vì vậy, việc bổ sung năng lượng, trong đó có bữa sáng để trẻ phát triển toàn diện là rất quan trọng.
Ảnh minh họa.
Ăn sáng qua loa, hậu quả lâu dài
Theo Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, hiện nhiều cha mẹ vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của bữa sáng đối với trẻ. Nhất là trong nhịp sống hối hả, tất bật, chất lượng bữa sáng cho trẻ chưa được đảm bảo. Một số cha mẹ cho trẻ nhịn ăn sáng hoặc ăn qua loa, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, có tới 1/3 số trẻ em trong độ tuổi học đường không ăn sáng hoặc ăn sáng không cân đối, không đảm bảo các giá trị dinh dưỡng cơ bản.
Hậu quả đầu tiên của việc không ăn sáng là các cháu không được cung cấp năng lượng để khởi động cho quá trình hoạt động và chuyển hóa của cơ thể. Nếu bỏ bữa sáng, trẻ dễ bị chậm tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng nên hay mắc bệnh nhiễm trùng. Bỏ bữa sáng thường xuyên còn tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Khi không ăn sáng, cơ thể có nhu cầu bù đắp lại năng lượng thiếu hụt nên các em sẽ ăn nhanh, nhiều và no vào các bữa trưa, chiều tối. Năng lượng cung cấp quá nhiều vào cuối ngày nhưng không có hoạt động thể lực để tiêu hao sẽ tích lũy dưới dạng mỡ và gây thừa cân béo phì. Các món ăn nhanh nhiều đường, chất béo thường được lựa chọn khi đói bụng càng khiến trẻ dễ tăng cân.
Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị và tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ Diệp đánh giá, ngoài việc bỏ bữa sáng thì bữa ăn sáng nghèo nàn, đơn điệu về dinh dưỡng khiến các tế bào cơ, thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, gây hạ đường huyết. Trẻ khó tập trung, uể oải, buồn ngủ, tiếp thu bài kém nên kết quả học tập không tốt. Nếu không quan tâm đúng mức tới bữa sáng của trẻ từ khi còn nhỏ, phụ huynh khó lòng giúp con phát triển toàn diện.
Nên cho con ăn sáng tại nhà
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp khuyên, nên cho con ăn sáng tại nhà cùng với gia đình, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là làm cho không khí gia đình, tình cảm gia đình tốt hơn. Đó cũng là cách xây dựng một thói quen dinh dưỡng hợp lý cho cả gia đình, đồng thời làm giàu thêm sự trưởng thành về nhận thức, cảm xúc của trẻ.
Bũa sáng yêu thương (Ảnh minh họa)
Để tổ chức bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ em tại nhà không khó. Phụ huynh có thể chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có thể chế biến nhanh như trứng, thịt, cà chua, dưa leo, cà rốt, ớt chuông, rau cải, giá....; ngũ cốc ưu tiên loại có nhiều vitamin nhóm B và chất xơ như bánh mì nguyên cám, bánh mì có bổ sung các hạt, yến mạch, mì sợi...; sữa cần bổ sung vitamin D, vi khoáng để bổ xương; chất béo chọn loại có nhiều omega 3 như cá béo, dầu nành, mè, ôliu...
Để chuẩn bị bữa nhanh chóng, cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước như: nấu sẵn nước dùng, thịt nạc bằm hoặc cá viên từ buổi tối, chỉ cần luộc chút mì sợi, bánh phở hoặc bún, thêm chút rau củ, gia vị là có bữa sáng ngon lành. Bánh mì và trứng ốp la, vài củ cà rốt, vài lát dưa chuột cùng một hộp sữa giúp đổi món cho cả nhà. Nếu chọn thực phẩm chế biến sẵn, phụ huynh nên đọc kỹ nhãn thực phẩm để xem thành phần dinh dưỡng và mức năng lượng có đủ cho con hay không...
Ăn rau hẹ có tác dụng gì và thành phần dinh dưỡng trong rau hẹ Rau hẹ là một thành phần không thể thiếu trong một số món ăn của người Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng trong rau hẹ cũng rất tốt cho sức khỏe, vậy ăn rau hẹ có tác dụng gì? Rau hẹ là một loại rau xanh có mùi thơm nhẹ giống hành tây. Họ thuộc chi Allium, cũng bao gồm tỏi, hành tây...